Đặc điếm tâni lí lứa tuổi sinhviên.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nữ giảng viên uy tín đến sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên (Trang 38 - 41)

IV. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ LỨA TUổI SINHVIÊN VÀ NHÂN CÁCH

1.Đặc điếm tâni lí lứa tuổi sinhviên.

Sinh viên là một nhóm xã hội đang chuẩn bị cho hoat động sản xuất vật clìất hay tinh thần của xã hội. Mục đính hoạt động của nhóm xã hội này đư ợc tổ chứ c th eo m ộ t ch ư ơ n g trình n h ất định đ ể ch u ẩn bị thực hiện vai trò xa hội và nghề nghiệp cao. Đây là một lực lượng khoa học bổ xung cho đội ngũ trí thức được đào tạo cho lao động trí óc và tham gia tích cực vào hoạt động đa d ạ n g có ích cho xã hội.

Theo qui định của trường đại học thì lứa tuổi sinh viên hiện đại từ 17 đôn 23 tuổi, nghĩa là nó trùng hợp với giai đoạn thứ hai của tuổi thanh niên (từ 18 đến 25 tuổi), giai đoạn thứ nhất của tuổi thanh niên được tính từ 15 đến 17, 18 tuổi.

Một trong những đặc điểm quan trọng nhất ở tuổi thanh niên - sinh viên là sự phát triển ý thức - đó là tự quan sát, phân tích, đánh giá, kiểm tra....toàn diện về chính bản thân mình. Tự ý thức có chức năng tự điều chỉnh nhận thức, thái độ đôí với bản thân mình. Tự ý thức giúp cho sinh viên có những hiểu biết và thái độ đối với mình để chủ động hướng nhân cách theo các yêu cầu của xà hội. Iự ý thức củâ sinh viên được hình thành trong quá trình xã hội hoá và liên quan chặt chẽ với tính tích cực nhận thức của sinh viên.

Trong khi học đại học việc xây dựng con đường sống tương lai của sinh viên có ảnh hưởng đến tự ý thức của họ, trước hết là ảnh hưởng đến tính cách bên trong và năng lực tự đánh giá ở sinh viên. Quá trình này mỗi sinh viên điều chỉnh hành vi của mình để hoàn thiện nhân cách.

Theo nghiên cứu của B. G. Ananhev thì lứa tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực về tình cảm, thẩm mỹ, ổn định về tính cách. Nhân cách sinh viên là nhân cách con người trẻ, đang được chuẩn bị để thực hiện chức năng người chuyên gia có trình độ nghiệp vụ, độc lập trong suy nghĩ và hành động, tích cực nắm vững nghề nghiệp và từng bước thể hiện mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống bằng những đợt thực tập ngoại khoá. Thế giới nội tâm của sinh viên rất phức tạp, là một chuỗi những mâu thuẫn giữa giấc mơ hoài bão với khả Iiăng thực hiện, giữa mong muốn nắm bắt cả thông tin với quĩ thời gian hạn chế để hiểu được nó. Có thể nhận thấy sự phát triển nhân cách sinh viên là m ộ t quá trình b iện chứ ng giữa sự nảy sinh và giải q u y ế t các m âu

thuẫn, chuyển lừ yêu eđu bên ngoài thành yêu cầu của bản thân và hoạt động lích cực của chính sinh viên.

Nhân cách con người được hình thành trong suốt cuộc đời nhưng thời kỳ sinh viên nhân cách được hình thành và phát triển mạnh mẽ nhất. Sự phát ti lên nhân cách sinh viên diễn ra theo các hướng cơ bản sau:

- Niềm tin, xu hướng nghề nghiệp và năng lực cần thiết được củng cố và phát triển.

- Các quá trình tâm lí, đặc biệt là quá trình nhận thức được "nghể nghiệp hoá".

Tình cảm, trách nhiệm, nghĩa vụ, tính độc lập được nâng cao, quan điểm sống được bộc lộ rõ.

- Kỳ vọng vổ nghề nghiệp lương lai, tính độc lập về mặt xã hội được phát triển.

- Khả năng lự giáo dục cao, lính sẵn sàng và độc lập đối với hoạt động nghề nghiệp tương lai được củng cố.

Sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên theo từng quá trình học tập. Những năm đầu ở trường đại học là thời điểm quan trọng nhất trong quá trình xã hội hoá nhân cách của sinh viên. Sinh viên bắt đầu cuộc sống lao động trí tuệ căng thẳng, nhận được sự thoả mãn cơ bản của con người là nhận thức về thế giới xung quanh. Sinh viên tham gia vào nhiều mối quan hệ xã hội và giả quyết các vấn đề có quan hệ với những người khác. Học tập và g iao ticp là hai loại hoạt đ ộ n g tích cực biểu hiện tro ng n h â n cá c h c ủ a sinh viên. Vào những năm cuối của thời gian học đại học, năng lực tự đánh giá của sinh viên phát triển mạnh. Sinh viên có sự tự đánh giá về các giá trị liên

quan đến nghề nghiệp của mình, về kiến thức, kỹ năng, khả năng của bản thân có liên quan đến cuộc sống, nơi công tác và gia đình. Toàn bộ nhân cách của sinh viên phát triển theo mục tiêu của đào tạo, gần vơi mẫu người lý tưởng mà sinh viên học tập, noi gương theo họ.

Tóm lại, nhân cách của sinh viên là nhân cách của nhà chuyên gia tương lai, ià kêt quả của quá trình tác động, ảnh hưởng tích cực từ phía người giáo viên đến sinh viên theo đúng mục đính, kế hoạch đã đặt ra và là kết quả của quá trình rèn luyện, học tập tích cực của sinh viên.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nữ giảng viên uy tín đến sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên (Trang 38 - 41)