Phân tích cấu trúc tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại thị trường miền Trung của chi nhánh miền trung công ty TNHH TM dược phẩm Đông Á (Trang 63)

55

Bảng 2.4 Cấu trúc tài chính từ năm 2010 - 2012

(Đvt: đồng)

CHỈ TIÊU

Năm Chênh lệch (2010/2011) Chênh lệch (2011/2012) 2010 2011 2012 +/- (đồng) % +/- (đồng) % Tài sản ngắn hạn 9.364.170.727 10.922.580.505 14.116.647.457 1.558.409.778 16,64 3.194.066.952 29,24 Tài sản dài hạn 501.858.569 440.577.186 540.305.692 (61.281.383) (12,21) 99.728.506 22,63 TỔNG TÀI SẢN 9.866.029.296 11.363.157.691 14.656.953.149 1.497.128.395 15,17 3.293.795.458 28,98 Nợ ngắn hạn 6.132.588.349 7.355.878.132 10.487.659.135 1.223.289.783 19,95 3.131.781.003 42,57 Nợ dài hạn 1.644.531.854 1.773.701.437 1.889.605.147 129.169.583 7,85 115.903.710 6,53 Vốn chủ sở hữu 2.088.909.093 2.233.578.122 2.279.688.867 144.669.029 6,925 46.110.745 2,06 TỔNG NGUỒN VỐN 9.866.029.296 11.363.157.691 14.656.953.149 1.497.128.395 15,17 3.293.795.458 28,98 (Nguồn: phòng kế toán)

56

Nhận xét:

Qua bảng phân tích số liệu trên ta thấy tổng tài sản (tổng nguồn vốn) của Chi nhánh biến đổi cụ thể qua các năm như sau: năm 2010 tổng tài sản là 9.866.029.296

(đồng), sang năm 2011 con số này là 11.363.157.691 (đồng) tăng lên 1.497.128.395

(đồng) so với năm 2010 (tỷ lệ tăng 15,17%). Bước sang năm 2012 tổng tài sản (tổng nguồn vốn của Chi nhánh là 14.656.953.149 (đồng) tăng lên 3.293.795.458 (đồng) so với năm 2011 (tỷ lệ tăng 28,98%). Như vậy ta thấy tổng tài sản (tổng nguồn vốn) đều tăng qua các năm, đặc biệt năm 2012 tăng đến 28,98% so với năm 2011

Phân tích cụ thể diễn biến tài sản:

a. Tài sản ngắn hạn:

Dựa vào bảng trên ta thấy tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng tài sản của Chi nhánh. Năm 2010 tài sản ngắn hạn chiếm 94,9% trong tổng tài sản, năm 2011 là 96% và năm 2012 là 96,31%. Sự chênh lệch này là hoàn toàn hợp lý vì đây là Chi nhánh của Công ty làm nhiệm vụ phân phối hàng hóa và là Công ty kinh doanh nên không đầu tư nhiều cho tài sản dài hạn.

Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của Chi nhánh trong năm 2010 là97.740.821 (đồng) đến năm 2011 con số này là 584.512.588 (đồng) tăng lên 507.510.060 (đồng) sự tăng vọt bất ngờ này có thể được lý giải như sau: đầu năm 2010 có một kho hàng bị cháy, tài sản bị hư hại nhiều nên phải tu sửa chính vì vậy làm cho khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền năm 2010 sụt giảm nhiều, đến năm 2011 con số này lại tăng lên cho thấy Chi nhánh đang hoạt động tốt tuy nhiên với xu hướng tăng lên của khoản mục này cũng có hạn chế bởi vì giữ quá nhiều tiền mặt đồng nghĩa với việc lãng phí nguồn lực, nếu để đồng tiền nhàn rỗi nhiều sẽ gây nên sự mât giá của đồng tiền. Đến năm 2012 con số này là 592.136.079 (đồng) tuy tỷ lệ tăng không đáng kể so với sự chênh lệch giữa năm 2010 và 2011 nhưng cũng báo động lượng tiền nhàn rỗi của Chi nhánh khá nhiều.

b. Tài sản dài hạn:

So với tài sản ngắn hạn thì tài sản dài hạn chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ từ 4% đến

57

Tài sản cố định năm 2010 là 146.430.277 (đồng) năm 2011 cũng là

146.430.277 (đồng) cho thấy năm 2011 Chi nhánh không đầu tư vào khoản mục này. Đến năm 2012 con số này là 255.146.085 (đồng) tăng lên 108.715.808 (đồng) so với năm 2011 cho thấy trong năm 2012 Chi nhánh cũng đã có đầu từ vào khoản mục tài sản cố định nhưng không đáng kể.

Phân tích cụ thể diễn biến nguồn vốn:

a. Nợ phải trả:

Nợ phải trả năm 2010 là 7.777.120.203 (đồng) chiếm 78,82% trong tổng nguồn vốn của năm 2010. Đến năm 2011 là 9.129.579.569 (đồng) chiếm 80,34% trong tổng nguồn vốn năm 2011 và đến năm 2012 con số này là

12.377.264.282 (đồng) chiếm 84,44% trong tổng nguồn vốn năm 2012. Qua đó ta thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn và tỷ lệ đó lại tăng dần qua các năm, trong đó:

- Nợ phải trả ngắn hạn năm 2010 là 6.132.588.349 (đồng) chiếm 78,85% trong tổng nợ phải trả năm 2010, năm 2011 là 7.355.878.132 (đồng) chiếm 80,57% trong tổng nợ phải trả năm 2011 và đến năm 2012 con số này là 10.487.659.135 (đồng) chiếm 84,73% trong tổng nợ phải trả năm 2012. Qua đó ta thấy nợ phải trả ngắn hạn tăng qua các năm và tỷ lệ của nợ phải trả ngắn hạn trong tổng nợ phải trả cũng tăng qua các năm. Điều này cho thấy Chi nhánh đã đến hạn trả nợ và đây là dấu hiệu tốt vì Chi nhánh đã tăng khả năng chiếm dụng vốn của nhà sản xuất và của khách hàng. - Nợ phải trả dài hạn cũng tăng nhưng không đáng kể năm 2011 nợ phải trả dài hạn tăng lên 129.169.583 (đồng) so với năm 2010 với tỷ lệ 7,85%. Năm 2012 con số này tăng lên 115.903.710 (đồng) so với năm 2011 với tỷ lệ 6,53%. Nợ phải trả dài hạn chiếm tỷ trọng không cao cho thấy Chi nhánh đã kiểm soát tốt các khoản nợ của mình trong những năm qua.

b. Vốn chủ sở hữu:

Nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua các năm: năm 2010 vốn chủ sở hữu là 2.088.909.093 (đồng), năm 2011 là 2.233.578.122 (đồng) tăng lên 144.669.029 (đồng) tỷ lệ tăng 6,925% so với năm 2010. Đến năm 2012 con số này là

58

2.279.688.867 (đồng) tăng lên 46.110.745 (đồng) tỷ lệ tăng 2,06% so với năm 2011. Mặc dù những con số này còn rất nhỏ nhưng cũng cho thấy Chi nhánh đã có chú trọng đến việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu để giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay.

Phân tích các tỷ suất:

Bảng 2.5: Các tỷ suất đầu tư, tỷ suất nợ và tỷ suất tài trợ.

ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nợ phải trả Đồng 7.777.120.203 9.129.579.569 12.377.264.282

Vốn chủ sở hữu Đồng 2.088.909.093 2.233.578.122 2.279.688.867

Tổng tài sản Đồng 9.866.029.296 11.363.157.691 14.656.953.149

Tỷ suất đầu tư % 1,48 1,29 1,74

Tỷ suất nợ % 78,83 80,34 84,45

Tỷ suất tài trợ % 21,17 19,66 15,55

a. Tỷ suất đầu tư:

Tỷ suất đầu tư = Tài sản cố định

Tổng tài sản * 100

Tỷ suất này cho biết bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là tài sản cố định. Qua đây có thể thấy được mức độ đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp như thế nào.

Tỷ suất đầu tư của Chi nhánh giảm từ 1,48% năm 2010 xuống còn 1,29% năm 2011. Điều này chứng tỏ trong năm 2011 việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sụt giảm hơn năm 2010 nguyên nhân có thể do đầu năm 2010 có một kho hàng bị cháy nên trong năm đó phải đầu tư tu bổ khiến chỉ số này cao hơn (cao hơn cả năm 2009 trước đó là 1,08%). Đến năm 2012 tỷ suất này lại tăng trở lại đến 1,74% cho thấy trong năm 2012 Chi nhánh đã chú trọng vào đầu tư cơ sở hạ tầng để tăng quy mô hơn những năm trước. Tỷ suất này tăng lên là một trong những dấu hiệu kinh doanh khả quan đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.

59

b. Tỷ suất nợ:

ỷ ố ợ = ợ ả ả

ổ à ả ∗

Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp.

Tỷ số này mà quá nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp vay ít, điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn. Khi dùng tỷ số này để đánh giá cần so sánh tỷ số của một doanh nghiệp cá biệt nào đó với tỷ số bình quân của toàn ngành. Tỷ suất này khá cao và tăng qua các năm, cụ thể: năm 2010 là 78,82%, năm 2011 là 80,34% và đến năm 2012 lên đến 84,45%. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn nên đây có thể là đòn bẩy kinh doanh tốt cho Chi nhánh. Mặc khác cho thấy nguồn vốn kinh doanh của Chi nhánh chủ yếu từ đi vay cũng đồng nghĩa với việc độ rủi ro cao.

c. Tỷ suất tài trợ:

ỷ ố ự à ợ = ồ ố ủ ở ữ

ổ à ả ∗

Tỷ số này cho biết trong Tổng tài sản thì có bao nhiêu phần trăm nguồn vốn

chủ sở hữu. Qua đây cho biết khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp

Tỷ suất tài trợ của Chi nhánh giảm dần qua 3 năm cụ thể năm 2010 là 21,17%, năm 2011 là 19,66% và đến năm 2012 chỉ còn lại 15,55%. Con số này còn thấp và giảm dần nguyên nhân do tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn, cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu trong kinh doanh của Chi nhánh còn thấp nhưng điều này cũng không ảnh hưởng xấu đến hoạt động của Chi nhánh nói riêng và của Công ty nói chung.

60

Bảng 2.6: Các tỷ số khả năng thanh toán

Đvt Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 TỔNG TÀI SẢN Đồng 9.866.029.296 11.363.157.691 14.656.953.149

Nợ phải trả Đồng 7.777.120.203 9.129.579.569 12.377.264.282

Tài sản ngắn hạn Đồng 9.364.170.727 10.922.580.505 14.116.647.457

Nợ ngắn hạn Đồng 6.132.588.349 7.355.878.132 10.487.659.135

Tiền và các khoản tương đương tiền Đồng 97.740.821 584.512.588 592.136.079

Khả năng thanh toán hiện hành % 1,27 1,25 1,18 Hệ số thanh toán nhanh % 0,9 0,84 0,93 Hệ số thanh toán bằng tiền % 0,02 0,08 0,06

a. Khả năng thanh toán hiện hành:

ă á ệ à = ổ à

ổ ợ

Tỷ số này dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ của doanh nghiệp bằng tài sản của mình.

Qua bảng trên ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của năm 2010 là 1,27 nghĩa là một đồng nợ phải phải trả được đảm bảo bằng 1,27 đồng tài sản. Năm 2011 là 1,25 và đến năm 2012 là 1,18. Tỷ số này trong 3 năm qua đều có giá trị lớn hơn 1 chứng tỏ Chi nhánh có thể trang trải tất cả các khoản nợ của mình khi sử dụng toàn bộ tài sản hiện có. Tuy các tỷ số đều lớn hơn 1 nhưng điều đáng chú ý là các tỷ số đều giảm qua các năm và điều cần thiết phải làm lúc này là cố gắng duy trì và nâng cao không để sụt giảm nữa để khẳng định khả năng trả nợ của Chi nhánh.

b. Hệ số thanh toán nhanh:

ệ ố á = à ả ạ − à ồ

ợ ắ ạ

Hệ số này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tài sản còn lại của doanh nghiệp.

Thông qua bảng trên ta thấy hệ số thanh toán nhanh của năm 2010 là 0,9 nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,9 đồng tài sản còn lại nhưng đến

61

năm 2011 hệ số này giảm xuống còn 0,84 và đến năm 2012 đã tăng lên đến 0,93. Hệ số này qua 3 năm đều có giá trị nhỏ hơn 1 nhưng những con số này có thể được xem là ở mức an toàn.

c. Hệ số thanh toán bằng tiền:

ệ ố á ằ ề = ề à ươ đươ

ợ ắ ạ

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán tức thời khi cần thiết của doanh nghiệp đối với các khoản nợ ngắn hạn phải trả.

Hệ số thanh toán bằng tiền năm 2010 là 0,02 nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,02 đồng tiền và tương đương tiền hiện có của Chi nhánh. Năm 2011 hệ số này là 0,08 và năm 2012 là 0,06. Những con số này còn rất thấp cho thấy khả năng thanh toán nợ tức thời của Chi nhánh còn rất thấp, nguyên nhân có thể do Chi nhánh không muốn để đồng tiền nhàn rỗi nhiều.

62

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại thị trường miền Trung của chi nhánh miền trung công ty TNHH TM dược phẩm Đông Á (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)