Hoàn cảnh ra đời Học thuyết kinh tế của Keynes

Một phần của tài liệu luận văn Chính sách mới (New deal) của Franklin D. Roosevelt (Trang 39)

Học thuyết Keynes ra đời vào những năm 1936 và phát triển mạnh vào những năm 40 – 50 của thế kỷ XX. Nó đó thu hút được sự chú ý của các nhà kinh tế học tư sản và những người cầm quyền trong các nước tư bản chủ nghĩa. Lý thuyết Keynes ra đời đã có tác dụng lịch sử nhất định đối với nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa, nó giỳp nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa thoát khỏi khủng hoảng và trở lại trạng thái cân bằng.

Học thuyết kinh tế của Keynes được ra đời dựa trên hai điều kiện và hoàn cảnh cụ thể vào đầu thế kỷ XX như sau:

Thứ nhất, vào đầu thế kỷ XX, do sự phát triển của lực lượng sản xuất

mang tính xã hội hoá ngày càng cao, đã làm xuất hiện chủ nghĩa tư bản độc quyền, và các tổ chức độc quyền lũng đoạn nền kinh tế đã trở thành phổ biến trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự đối lập trong hoạt động kinh tế giữa độc quyền và tự do, điều này gây cản trở đối với nền kinh tế. Đòi hỏi phải có sự tăng cường quản lý của Nhà nướcđể điều hành vĩ mô nền kinh tế. Cũng trong bối cảnh chung đó của thế giới, các nước xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu kinh tế nhất định nhờ thực hiện kế hoạch hoá nền kinh tế.

Thứ hai, sự kiện kinh tế gây chấn động đến thế giới tư bản chủ nghĩa,

đó là cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933, gây hậu quả nghiêm trọng đến nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, việc các Nhà nướctư bản tiếp tục thả nổi nền kinh tế với cơ chế tự điều hành theo lý thuyết của các trường phái "Cổ điển" và "Cổ điển mới" với lý thuyết "bàn tay vô hình" và "Cân bằng tổng quát" coi đó là sự đảm bảo tăng trưởng kinh tế tư bản chủ nghĩa đã hoàn toàn bị sụp đổ. Khủng hoảng đã làm cho mâu thuẫn của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trở nên gay gắt, chủ nghĩa tư bản đứng trước nguy cơ sụp đổ. Vì thế, đã đặt ra yêu cầu đó là phải có một lý thuyết mới về kinh tế nhằm khắc phục khủng hoảng và đưa chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa tiếp tục phát triển.

Dựa trên nhưng điều kiện hoàn cảnh trên, học thuyết kinh tế của Keynes đã ra đời.

Keynes đã có rất nhiều cống hiến cho khoa học kinh tế, sự nổi tiếng của ông gắn liền với sự ra đời tác phẩm "Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi

suất và tiền tệ" (The General Theory of Employment, Interest, and Money)

xuất bản năm 1936. Tác phẩm này thường được xem là cuốn sách gối đầu giường của các nhà kinh tế học ở Anh và được cho là đã đặt nền móng cho môn kinh tế học vĩ mô hiện đại.

Ngay từ lần xuất bản thứ nhất vào tháng 2 năm 1936, tác phẩm đó gõy tiếng vang mạnh mẽ bởi sự mới mẻ trong tư tưởng kinh tế cũng như bởi sự quan tâm tới tính khả thi của các chính sách kinh tế và sự can thiệp vào tổng cầu. Người ta hay gọi đây là "Cuộc cách mạng của Keynes". Những tư tưởng nêu ra trong tác phẩm này trở thành hòn đá tảng trong kinh tế học Keynes. Nó phê phán kinh tế học cổ điển và tân cổ điển. Nó đưa ra các lý luận quan trọng về hàm tiêu dùng, về nguyên lý số nhân, về hiệu suất biên của vốn và về sự ưa thích tính thanh khoản.

Một phần của tài liệu luận văn Chính sách mới (New deal) của Franklin D. Roosevelt (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w