1929 1931 1933 1937 1938 1940 Tổng sản phẩn quốc nộ
3.5.1. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính
Bắt nguồn từ những sự kiện năm 2001, là năm mà kinh tế nước Mỹ bị suy thoái sau khi bị "vỡ bong bóng tin học", thêm vào đó là vụ khủng bố 11 tháng 9. Nước Mỹ sau đó lao vào cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan và nhất là ráo riết chuẩn bị tấn công Irak. Khi đó Ngân hàng Trung ương đã hạ lãi suất để kích cầu.
Chính quyền đã khuyến khích nhân dân tiêu thụ để tránh rơi vào suy thoái. Từ năm 2003 đến 2005, Ngân hàng Trung ương Mỹ đã giảm lãi suất từ 6% xuống còn 1%. Kết quả là với lãi suất quá thấp, đầu tư và tiêu thụ trở nên dễ dàng. Thị trường tài chính Mỹ tăng nhanh trở lại và tạo nên "quả bóng địa ốc".
Trong suốt 7 năm qua, thị trường tài chính Hoa Kỳ vẫn được coi là nơi kiếm tiền an toàn nhất. Cho nên tất cả các nước có tài sản đều mua trái phiếu của Mỹ. Trong số này có cả các nước Đông Nam Á vừa thoát khỏi khủng hoảng tài chính năm 1997. Trung Quốc cũng bỏ thêm 400 tỷ USD vào vốn Fanny Mae.
Khi mà thấy "tiền rẻ" ngoại tệ ở các nơi khác tiếp tục đổ về, các tổ hợp đầu tư tài chính của Mỹ phát huy nhiều sáng kiến: thứ nhất họ mang vốn ra đầu tư, thay vì làm nghiệp vụ trung gian; thứ hai, là đi vay thêm ở bên ngoài để đầu tư thêm với tỷ số nợ gấp mấy chục lần vốn có thực trong tay; thứ ba là chia các khoản nợ nói trên thành từng gói. Những sản phẩm này được gọi là biến phiếu hay derivatie.
Cũng các công ty này dùng những gói nợ để coi đấy là tài sản để có thể vay thêm. Tiến trình nói trên được gọi là chứng phiếu hoá hay là
titritisation. Tiến trình ấy, tự nó không sai nhưng do tiền rẻ cho nên các công
ty mua lại những gói nợ đã thẩm định sai mức độ rủi ro.
Khi nào mà tình hình tốt đẹp, giá cổ phiếu cứ tăng lờn thỡ cỏc nhân viên môi giới lại còn được tiền thưởng. Tình trạng này kéo dài từ 2002 đến 2006. Khi tiền rẻ, tức lãi suất rất thấp, dân chúng được khuyến khích thiêu thụ, họ dễ được cấp tín dụng. Mọi người đã phấn khởi vay tiền để mua nhà. Hiện tượng này dẫn đến khủng hoảng tín dụng địa ốc Subprime. Một số ngân hàng bỏn cụng trong ngành địa ốc mạnh dạn cho vay kiếm lời, như là trường hợp của hai ngân hàng bỏn cụng Fanny Mae, Fraddie Mac.
Vì thế có thể nói nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và đất đai tại Mỹ. Bong bóng bất
động sản càng lúc càng phình to đã đặt thị trường nhà đất và tiếp đó là tín dụng tại Mỹ cũng như nhiều nước châu Âu vào thế nguy hiểm. Cho vay dưới chuẩn tăng mạnh là khởi điểm cho quả bong bóng tại thị trường nhà đất. Các ngân hàng cho vay cầm cố bất động sản mà không quan tâm tới khả năng chi trả của khách. Dư nợ trong mảng này nhảy từ 160 tỷ USD của năm 2001 lên 540 tỷ USD vào năm 2004 và bùng nổ thành 1.300 tỷ vào năm 2007. Theo ước tính vào cuối quý III năm 2008, hơn một nửa giá trị thị trường nhà đất Mỹ là tiền đi vay với một phần ba các khoản này là nợ khó đòi. Trước đó, để đối phó với lạm phát, FED đã liên tiếp tăng lãi suất từ 1% vào giữa năm 2004 lên 5,25% vào giữa năm 2006 khiến lãi vay phải trả trở thành áp lực quá lớn với người mua nhà. Thị trường bất động sản thời điểm này bắt đầu có dấu hiệu đóng băng và sụt giảm.
Trước tình hình trờn, cỏc ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức tài chính... đã mua lại các hợp đồng thế chấp và biến chúng thành tài sản đảm bảo để phát hành trái phiếu ra thị trường. Loại sản phẩm phái sinh này được đánh giá cao bởi các tổ chức định giá tín dụng, nên thanh khoản tốt. Không chỉ dừng lại ở đó, nhiều công ty bảo hiểm, trong đó có AIG, còn sẵn sàng bảo lãnh cho những hợp đồng hoán đổi này.
Chiến lược trên được đưa ra với mục đích giảm rủi ro cho những khoản vay bất động sản. Tuy nhiên, trái lại nó tạo ra hiệu ứng sụp đổ dây chuyền và khiến rủi ro bị đẩy lên cao hơn. Những bất ổn từ hoạt động cho vay dưới chuẩn khiến giá nhà sụt giảm mạnh, thị trường nhà đất đóng băng. Cuộc khủng hoảng từ đó lan từ thị trường bất động sản sang thị trường tín dụng và cuối cùng dẫn đến khủng hoảng tài chính tại Mỹ và tràn sang nhiều nước châu Âu, khiến nhiều công ty lớn phá sản.