Chương trình cải tạo và khai thác vùng thung lũng sông Tennesse

Một phần của tài liệu luận văn Chính sách mới (New deal) của Franklin D. Roosevelt (Trang 82)

Một công trình trong thời kỳ áp dụng Chính sách mới khiến rất nhiều người phải ca ngợi thán phục đó là công trình khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, tức là chương trình khai thác sông Tennessee (TVA). Đây là công trình đặt dưới sự chỉ đạo của một Tập đoàn của Chính phủ Mỹ với trách nhiệm là cung cấp vận tải, phòng ngừa lũ lụt, điện, phân bón và phát triển kinh tế cho vùng thung lũng sông Tennesse, một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc Đại suy thoái. TVA không chỉ tạo ra nhằm

để cung cấp điện mà còn là một cơ quan phát triển cho khu vực bằng cách dựng cỏc nhà chuyên môn Liên bang để hiện đại hoá kinh tế và xã hội một cách nhanh chóng.

Đây được coi là một trong các tài sản kế thừa lâu dài và có ý nghĩa nhất của Tổng thống Roosevelt cho nước Mỹ, ban chỉ đạo dự án là Cơ quan thung lũng Tennessee. Người có công lớn đối với việc thiết kế chương trình

này chính là Thượng nghị sĩ George Norris của bang Nebrask, ông là một trong những đảng viên lâu năm của Đảng tiến bộ Theodore Roosevelt, người đề xuất lâu dài "Việc sử dụng đất vì mục đích tốt đẹp của con người". Norris đã cố gắng nhưng đều thất bại dưới hai thời Tổng thống Coolidge và Hoover trong khi triển khai kế hoạch phát triển quy mô lớn của vùng thung lũng sông Tennesse.

Trong thập niên 1920 và những năm trong thời kỳ Đại suy thoái, người Mỹ đã bắt đầu ủng hộ ý tưởng công trình hạ tầng kỹ thuật được cộng đồng làm chủ, đặc biệt là các nhà máy thủy điện. Ý tưởng các phương tiện phát điện của Nhà nướcbỏn điện cho các nhà phân phát công cộng là một khái niệm gây tranh cãi cho đến ngày nay.

Trước cuộc Đại suy thoái, 30% dân số ở khu vực Thung lũng Tennessee bị bệnh sốt rét, thu nhập hàng năm là 639 USD, một số gia đỡnh khác chỉ có 100 USD một năm. Nhiều vùng đất trở nên khô cằn và không thể trồng trọt. Những vụ mùa thất bại khiến cho thu nhập của người dân giảm sút nghiêm trọng. Nhiều người dân chuyển sang nghề gỗ, khiến 10% diện tích rừng bị thiệt hại mỗi năm.

Trước khi Roosevelt lên làm Tổng thống Mỹ, các tập đoàn lớn đã lạm dụng sức mạnh của máy móc và sự sở hữu riêng của họ để khiến cho người tiêu dùng phải trả giỏ quá đắt. Trong chiến lược của mình, Roosevelt cho rằng đõy là sự "sở hữu ích kỷ". Trên thực tế, khu vực kinh tế tư nhân những năm 20 của thế kỷ XX đã kiểm soát 94% trong lĩnh vực năng lượng, về bản

chất đó là sự không tuân theo những quy tắc trong lĩnh vực sản xuất năng lượng của quốc gia, từ đó đã dẫn đến Đạo luật về các Công ty dịch vụ công

cộng (Public Utility Holding Company Act – PUHCA) được Quốc hội thông

qua vào năm 1935. Từ đó, rất nhiều công ty tư nhân trong Thung lũng Tennessee đã được mua lại bởi Chính phủ Liên bang, mặt khác cũng phải tự giải thế bởi không thể cạnh tranh được với TVA. Tuy nhiên, ngay từ đầu, rất nhiều người theo đuổi quan điểm nền kinh tế tự do đã không tán thành TVA, bởi vì họ không tin rằng Chính phủ có thể kiểm soát được lĩnh vực điện và có thể dẫn đến sự lạm dụng.

Thung lũng Tennesse rộng khoảng 41.000 dặm vuông, thung lũng này trải rộng một vùng trải rộng dọc theo sông bắt nguồn từ Bắc Carolina và Tây Nam Virginia, chảy vào sông Ohio, một phần của Alabama, Mississippi và Kentucky. Năm 1917, tại Muscle Shoals ở bang Alabama nơi sông Tennesse đổ xuống độ sâu khoảng 137 fit trong vòng 37 dặm, Chính phủ Liên bang đó xõy một con đập và hai nhà máy dùng sức nhiệt điện để sản xuất nitrat cho mục đích quốc phòng. Chiến tranh kết thúc thì lại xuất hiện ý tưởng cho thuê hoặc bán công trình công cộng cho cá nhân nhưng không có ai muốn mua cả. Tuy nhiên, Norris vẫn khăng khăng theo kế hoạch của ông. Cuối cùng thỡ ụng đó thành công cùng với Tổng thống Roosevelt, người đã ký đạo luật thiết lập điều hành thung lũng Tennessee (Tennesse Valley Authority – TVA).

Ngày 18 tháng 5 năm 1933, Roosevelt ký đạo luật TVA. Từ đó, TVA được coi là một cơ quan độc lập của Nhà nước, được hoạt động dưới sự chỉ đạo của một ban chỉ đạo gồm có ba người. Đó là một cơ quan phát điện, cơ quan này được phép ký hợp đồng dài hạn (20 năm) để chỉ đạo việc bán điện cho các cơ quan Chính phủ và tư nhân. Theo những quyết định của đạo luật TVA, tất cả tài sản của Chính phủ tại Muscle Shoals đều được chuyển giao cho ban điều hành thung lũng quản lý. Ban này chịu trách nhiệm trước Tổng thống và Quốc hội về việc xây dựng và đưa con đập vào hoạt động, sản xuất điện, sản xuất phõn bún,…

Ban điều hành tiếp tục xây dựng các con đập, con đập Norris hoàn thành vào năm 1936 và 5 con đập nữa được hoàn thành trước khi Chiến tranh thế giới II bùng nổ. Sau cuộc chiến, việc xây dựng còn tiến triển hơn nữa tại Tennessee và các chi nhánh của nó. Các cửa cống được xây dựng để cho tàu thuyền lớn hơn chuyên chở hàng hoỏ. Cỏc loại phân bón được sản xuất tại đõy để bán cho nông dân tại thung lũng được nâng cấp nhờ tái sinh từ rừng và các dự án giữ đất do Ban điều hành thung lũng Tennessee hỗ trợ (TVA). Mục tiêu chính là cung cấp điện với giá rẻ tới những nơi xa xôi của khu vực này, điều này đã vượt xa kế hoạch ban đầu. Nguồn điện của TVA cuối cùng được truyền tải tới cả một vùng rộng lớn gấp hai lần thung lũng và được sử dụng không chỉ nhằm hỗ trợ cho nông nghiệp và gia đình mà còn có tác dụng phát triển các mỏ, nhà máy và xí nghiệp khác nữa. Sự thay đổi ấn tượng nhất đối với cuộc sống ở Thung lũng đó là việc dùng điện. Ánh sáng của đốn điện và những thiết bị hiện đại đã làm cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn và người nông dân có thể sản xuất được nhiều hơn. Điện cũng làm công nghiệp vùng này phát triển và tạo thêm nhiều việc làm cho người dõn vựng này. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, khu vực Thung lũng Tennessee sử dụng trên 100 tỷ KW/h điện hàng năm bằng khoảng 65 lần lượng điện khi TVA bắt đầu hoạt động. Bên cạnh các thành tựu chớnh cũn có rất nhiều thành tựu khác, trong đó bao gồm các hồ chứa để cung cấp nước cho cả các hoạt động thể thao và giải trí.

Chính tại một cơ sở cung cấp năng lượng của TVA tại Oak Ridge, Tennessee, Chính phủ đã cho xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển bom nguyên tử nhằm "hỗ trợ chấm dứt" Chiến tranh thế giới II.

Có thể nói tất cả những công trình được xây dựng ở đõy đã trở thành một đúng góp vĩ đại của Roosevelt trong việc thi hành Chính sách mới. Sau khi công trình bắt đầu được sử dụng, tại khu vực thung lũng Tennessee số hộ dùng điện từ 10% đã tăng lên 90%. Một cuộc sống hoàn toàn mới mẻ và hiện

đại đã phát triển tại khu vực mà kinh tế trước đõy kinh tế rất lạc hậu. Kinh tế tại khu vực này đã dần phát triển với mức độ rất nhanh.

Chắc chắn là TVA đã gây rất nhiều tranh cãi ngay từ đầu. Đối với một số người Mỹ tiêu biểu như Dean Russell thì dự án kiểu này có vẻ hơi giống với kế hoạch của phe cộng sản hoặc xã hội chủ nghĩa, cho rằng TVA là sự che đậy của một kế hoạch thất bại, Dean cho rằng "những nhà máy và những công việc có thể dẫn đến tình trạng đi xuống nếu Chính phủ cho phép những người đóng thuế trả những khoản tiền như họ mong ước". Toà án Tối cao Liên bang đã phản đối TVA bằng đạo luật Ashwander, tức là Đạo luật số

297 U.S. 288 (năm 1936). Với lý do phải cân nhắc giữa sản xuất và kiểm

soát lũ lụt. Tuy nhiên, những vấn đề quan tâm của một cuộc chiến tranh đang đến gần đã đặt cơ sở cho những chương trình này. Mặt khác, việc xây dựng rất nhiều con đập đã buộc phải di chuyển 15.000 hộ dân, đó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự chống lại dự án TVA. Nhiều chủ đất đã nghi ngờ về dự án của Chính phủ. Tuy nhiên, trên thực tế TVA đã thành công trong việc đưa người nông dân đến với một nền nông nghiệp mới.

Ngày nay, TVA là công ty điện công cộng lớn nhất Hoa Kỳ, phát điện đến 8,5 triệu thuê bao trong Thung lũng Tennessee. Nó bán lẻ điện cho 158 nhà phân phát và bán thẳng đến 61 khách hàng công nghiệp và Chính phủ. Điện lực của TVA đến từ các đập thủy lực, nhà máy điện bằng xăng dầu, nhà máy điện hạt nhân, động cơ tuốc bin khí, và tuốc bin gió. Cho đến ngay nay, hệ thống điện lưới quốc gia vẫn do Chính phủ Liên bang quản lý. Với rất nhiều cố gắng để tạo ra một cơ quan TVA ở cỏc vựng khác đều thất bại, ví dụ như Cơ quan Thung lũng Columbia ở vựng sông Columbia.

Một phần của tài liệu luận văn Chính sách mới (New deal) của Franklin D. Roosevelt (Trang 82)