1929 1931 1933 1937 1938 1940 Tổng sản phẩn quốc nộ
3.5.4. Những bài học rút ra từ cuộc Đại suy thoá
Mặc dù, tính chất cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới hiện nay là hoàn toàn khác so với cuộc Đại suy thoái, nhưng có thể học hỏi từ những bài học thất bại, những "nước bài xuất sắc" đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử năm 1929 – 1933.
Một là, Chính phủ phải hành động nhanh và quyết đoán: Bill Waiser,
một giáo sư lịch sử trường Đại học ở Canada cho biết: "Trong những năm 30 của thế kỷ XX, Chính phủ ngại can thiệp vào nền kinh tế và cho rằng đó chỉ là một sự điều chỉnh tạm thời của nó". Ở nước Mỹ, đã có sự thiếu khẩn cấp như vậy, Tổng thống Hoover đã bị vướng vào giữa một bên là những người muốn hành động và một bên là những người giữ chặt quan điểm bảo thủ truyền thống rằng Chính phủ phải luôn cân bằng ngân sách (hoặc ít nhất là cố gắng) để nền kinh tế tự tìm đường đi cho chính nó. Và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chỉ ngồi nhìn mà thôi. Do giảm phát mạnh, lãi suất danh nghĩa giảm – giá cả giảm 24% từ năm 1929 đến 1933. Trong khi đú thì lãi suất thực quá cao, FED không gần như mua hết các loại chứng khoán để cung cấp tiền mặt cho ngân hàng. Chính lãi suất không còn đứng vững , nên trong năm 1931 nền kinh tế đã rơi vào suy thoái nặng nề.
Hai là, không biến hoá thâm hụt ngân sách: theo Keynes trong cuốn "Lý thuyết chung về Việc làm, Lãi suất và Tiền", ông đã lập luận vè sự can
thiệp của Chính phủ nhằm thúc đầy đầu tư và tạo công ăn việc làm, từ đó học thuyết Keynes ra đời.
Ông Hoover cũng không thể đảo ngược tình thế khi ngân sách đã được cân bằng. Điều đáng nói là chính quyền của ông đã thực hiện thặng dư trong năm tài khoá 1930, thâm hụt một lượng nhỏ trong năm 1931 và tăng thuế năm 1932. Ngay cả Tổng thống Roosevelt cũng không hẳn là một người chi tiêu hào phóng. Robert McElvan, tác giả cuốn sách "Đại suy thoái: nước Mỹ
1929 – 1941", đã chia sẻ: "Không giống ông Hoover, Roosevelt không hoàn
toàn "hoà hợp" với ngân quỹ công bằng". Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Roosevelt không bao giờ cho phép thâm hụt ngân sách ở mức lớn hơn 5 tỷ USD. Vấn đề đáng lo ở đõy là nước Mỹ đã "tham gia" vào cuộc suy thoái lần này trong tình trạng tài khoá nghèo nàn, không giống những năm 30 của thế kỷ XX. Nợ công đã tăng từ 5,7 nghìn tỷ USD lên đến 10,2 nghìn tỷ USD trong thời gian Tổng thống George W. Bush lên nắm quyền.
Ba là, các kế hoạch cứu trợ chỉ là bước đầu: mặc dù ủng hộ chủ nghĩa
bảo thủ tài khoá, nhưng Tổng thống Hoover đã cố gắng mọi cách để phục hồi tốc độ tăng trưởng. Một uỷ ban nông dân Liên bang (được thành lập trước cuộc khủng hoảng) đã mua lại những sản phẩm dư thừa từ nông dân, với hy vọng bình ổn giá cả. Tuy nhiên, việc làm này lại không mang lại hiệu quả. Hãng National Credit Corp đã cố gắng mua lại những ngân hàng lớn để cho vay các ngân hàng khác, tuy nhiên dự án này không có kết quả. Công ty Phục hưng Tài chính do Hoover thành lập vào năm 1932 và được mở rộng và phát triển bởi Roosevelt, được thành lập để cho các ngân hàng, các doanh nghiệp đường sắt và các doanh nghiệp khác vay tiền trực tiếp từ Chính phủ, và kết thúc là một nhà tài chính thực hiện các dự án thành công. Nó đã ngăn cản được sự bi đát của năm 1933, năm tồi tệ nhất của cuộc Đại suy thoái.
Bốn là, khụng tỏn dương chủ nghĩa bảo hộ: Theo Josept Martin, thuộc
khoa Lịch sử Kinh doanh tại trường Đại học Canada, sai lầm lớn nhất của các nhà hoạch định chính sách thời kỳ Đại suy thoái không phải là những gì họ làm với nền kinh tế của mình, mà cách họ đã cố gắng "đóng cửa" đối với các quốc gia khác. Về vấn đề này, các chính trị gia đã hành động hơi vội vàng và không khôn ngoan. Tại Mỹ, Đạo luật thuế Smoot - Hawley đã tăng thuế nhập khẩu lên mức cao lịch sử. Tuy nhiên, với sự phản đối của hơn 1000 nhà kinh tế học kêu gọi ông Hoover phủ quyết bộ luật này, nó vẫn được thông qua vào mùa hè năm 1930.
Sự ngớ ngẩn của hành động này cho đến nay đã được cả thế giới thừa nhận: giao dịch thương mại thế giới giảm 2/3 trong khoảng 1929 – 1934, và các rào cản thương mại đã gây nên điều tệ hại đó.
Năm là, bảo vệ những ngân hàng lớn nhất: Vài chế định chủ chốt
đóng tại New York đã đứng trên bờ vực thẳm. Các nhà cầm quyền lúng túng tìm một ngân hàng "khoẻ mạnh" – thậm chí là một nhóm ngân hàng để giải cứu hệ thống tài chính thông qua sáp nhập hoặc mua lại. Vào phút cuối, phương án tiềm năng đã vỡ tan, các chế định đang gặp khó khăn bị sụp đổ, và tạo nên phản ứng đổ vỡ dây chuyền lên hệ thống ngân hàng.
Trường hợp của Bank of United States vào tháng 12 năm 1930, đã đi vào lịch sử nước Mỹ với tư cách là ngân hàng thương mại lớn nhất sụp đổ. Cứu sống ngân hàng này có lẽ là không làm dừng lại làn sóng thất bại của các ngân hàng khác - thảm hoạ đã xảy ra với hệ thống tài chính Mỹ trong vài năm tiếp theo sau đó. Tuy nhiên do quy mô lớn của ngân hàng này, nhiều sử gia đã cho rằng điều đó đã thúc đẩy sự "bốc hơi" niềm tin. Hai nghìn ngân hàng Mỹ đã phá sản năm 1931.
Trường hợp của Lehman đánh dấu một bước ngoặt tương tự. Chúng ta có thể thấy sự tương quan giữa sự kiện Lehman với cú sốc xảy ra sau đó. Thua lỗ nợ của Lehman đã dẫn đến một trong những quỹ đầu tư thị trường
vốn ngắn hạn lớn nhất và lâu đời nhất đạt "kỷ lục"; giá trị của quỹ giảm xuống dưới 1 USD/cổ phiếu. Kỷ lục đáng buồn này lần luợt nó lại dẫn đến việc các nhà đầu tư trên các quỹ đầu tư thị trường vốn ngắn hạn rút tiền về, làm cho các ngân hàng, Công ty General Electric và các doanh nghiệp khác gặp rắc rối trong việc dựa vào nợ ngắn hạn để huy động vốn. Kết quả: sự xáo trộn sâu sắc trong các thị trường tín dụng, các ngân hàng đầu tư như Morgan Stanley thực sự phải chống chọi với một cuộc đấu tranh sinh tồn.
Sáu là, cẩn thận với viễn cảnh màu hồng: trước khi mãn nhiệm vào
năm 1929, Tổng thống Mỹ Calvin Coolidge đã nói rằng mọi thứ "hoàn toàn khỏe mạnh" và chứng khoán "ở mức hiện tại là rẻ". Đầu năm 1930, Tổng thống Hoover nói: "Chúng ta đã không vượt qua điều tồi tệ nhất và tôi tin tưởng rằng những nỗ lực tiếp theo sẽ nhanh chóng có tác dụng". "Điều tồi tệ nhất" đó đã kéo dài trong ba năm.
Tháng Tám năm 2007, vào thời điểm bắt đầu cuộc khủng hoảng tín dụng, Tổng thống Mỹ Bush tuyên bố: "Nền tảng cơ bản của nền kinh tế Mỹ rất mạnh mẽ".
J.K. Galbraith, nhà kinh tế Mỹ gốc Canada, trong cuốn sách The
Great Crash, ông viết: "Thường khi các thị trường gặp rắc rối, câu nói phổ
biến là "Tình hình kinh tế cơ bản là tốt", "Tất cả những ai nghe được những từ ấy đều phải biết rằng có điều gì đó không ổn".
Bảy là, khắc phục kinh tế phải đi cùng ổn định xã hội và chính trị:
cuộc suy thoái năm 1929 đã làm xáo trộn hoàn toàn đời sống của người dân Mỹ, vì thế cùng với việc thực hiện những biện pháp kinh tế phải đi cùng với việc ổn định xã hội, tạo thờm công ăn việc làm, có như vậy những kết quả đạt được mới có cơ sở vững chãi, nhưng tất cả những việc đó chỉ có thể thực hiện được trong một môi trường chính trị ổn định không có nhiều xáo trộn đặc biệt.
Như vậy mặc dù còn rất nhiều ý kiến không thể tránh khỏi về sự phê phán đối với đường lối Chính sách mới của Roosevelt, nhưng cách làm của ông đối với cuộc khủng hoảng đã được thừa nhận là cách giải quyết hợp lý đối với bài toán suy thoái. Cũng có nhiều người cho rằng ông đã đặt đất nước trên con đường đi đến chủ nghĩa cộng sản. Nhưng Roosevelt hiểu rằng An sinh Xã hội, sự bồi thường thất nghiệp, công việc công cộng, điều luật an ninh, điện khớ hoỏ nông thôn, trợ giá nông sản, những hợp đồng đụi bờn cựng có lợi , lương cao và giờ làm việc giảm, và tất cả những cái còn lại đã cứu chủ nghĩa tư bản khỏi tuột dốc. Ông nói trong diễn văn nhậm chức nhiệm kỳ hai: "Trắc nghiệm sự tiến bộ của chúng ta không phải là chúng ta có tiếp thêm vào sự dư dật của người giàu có hay không, mà là chúng ta có chu cấp đủ cho những người thiếu thốn hay không". (4,82). Chính sách mới của Roosevelt có nhiều điểm được kế thừa chính sách của Hoover nhưng nó đã thay quan điểm nền kinh tế tự do bằng sự tăng cường quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế. Mặt khác, cũng vào thời điểm tương tự Roosevelt lên làm Tổng thống, thì bên kia đại dương, Hitler cũng chính thức xác định được địa vị thống trị của mình đối với nước Đức, so với Chính sách mới Hitler có điểm tương đồng là sự can thiệp của Nhà nướcvới nền kinh tế đang suy thoái, nhưng nó lại hướng tới một cuộc chiến tranh. Mặt khác, trong bối cảnh quốc tế hiện nay đang chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính, người ta lại nhắc nhiều đến cuộc Đại suy thoái năm 1930, người ta cũng so sánh Obama - Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ với Roosevelt xem ụng cú làm được điều mà Roosevelt trước đõy đã từng làm cho nước Mỹ.
KẾT LUẬN
Cuộc Đại suy thoái 1929 - 1930 được coi là một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại, bởi vì nó là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) cuộc chiến tranh tàn khốc nhất của lịch sử nhân loại.
Cuộc Đại suy thoái cũng làm thay đổi rất nhiều diện mạo của chủ nghĩa tư bản, nó đó chứng minh chủ nghĩa tư bản không phải là mẫu hình lý tưởng của nhân loại, nó cũng chấm dứt những ảo tưởng của chủ nghĩa tư bản về sự phồn vinh vĩnh hằng của tư bản. Nó đó làm nên một bức tranh tương phản của nhân loại, đó là màu đỏ của sự vững chắc phồn vinh của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết và màu xám của sự hoảng loạn, suy thoái của nước chủ nghĩa tư bản.
Từ cuộc Đại suy thoái đã làm chủ nghĩa tư bản thay đổi và thích nghi để tồn tại và phát triển của nó. Điển hình cho sự thay đổi này đó là nước Mỹ, cường quốc tư bản đứng đầu thế giới và là nước châm ngòi và chịu hậu quả nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng trong thế giới tư bản. Và sự thay đổi “quỏi đản” của nước Đức cho ra đời chủ nghĩa phát xít với âm mưu củng cố kinh tế, tiến hành chiến tranh thế giới phân chia lại thế giới và thị trường.
Cũng từ cuộc Đại suy thoái mà đã xuất hiện một hình tượng một vị Tổng thống Mỹ được quần chúng nhân dân Mỹ mến mộ, một trong ba vị Tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ cùng với Geoger Washington và Abraham Lincoln, đó là Tổng thống Roosevelt, một trong những người có công làm thay đổi lịch sử hiện đại của nước Mỹ. Giống như một sử gia đã nhận xột: “ễng đó tự mình vượt ra khỏi chiếc xe lăn đưa nước Mỹ đến phú cường”. Ông đã tạo ra một mẫu hình về một Nhà nướcphỳc lợi xã hội hiện đại, một trong những người đã đặt vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và bảo vệ môi trường thông qua chương trình Thung lũng
Tennessee, xây dựng những công trình công cộng và giải quyết vấn đề thất nghiệp, được thể hiện qua cơ quan WPA, CCC.
“ễng là một vị Tổng thống đặc biệt nhất trong lịch sử của đất nước Hoa Kỳ, một trường hợp ngoại lệ đã trúng cử tới 4 nhiệm kỳ Tổng thống. Thời gian ông đương nhiệm cũng là thời kỳ nước Mỹ có nhiều biến động bão táp và đứng trước nhiều thử thách gay go của lịch sử”. (1814, Almanach
những nền văn minh thế giới)
Mặc dù không thể tránh khỏi những chỉ trích từ phe đối lập, những chỉ trích về việc áp đặt chủ nghĩa cá nhân hay nhiều người nghi ngờ ông đang muốn xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa trờn chớnh nước Mỹ. Nhưng bỏ qua những lời chỉ trích, Roosevelt vẫn luôn được coi là một vị Tổng thống của quần chúng nhân dân. Một người đã vượt qua tiền lệ của nước Mỹ đó là Tổng thống chỉ nên tại chức hai nhiệm kỳ, nhưng ụng đó ở trên cương vị Tổng thống bốn nhiệm kỳ, phần lớn thắng lợi của ông là do sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, người ta đã đặt ra câu hỏi, nếu ụng khụng qua đời đột ngột năm 1945 thì liệu ông có thể làm Tổng thống đến nhiệm kỳ tiếp theo? liệu có hai quả bom nguyên tử thả xuống Nhật Bản? liệu có xảy ra Chiến tranh lạnh bởi vì cá nhân Roosevelt rất có thiện cảm đối với Stalin?
Rất nhiều những chính sách của Roosevelt đến nay vẫn còn giá trị như Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FERA), Cơ quan Xúc tiến Việc làm (WPA),…
Sự thay đổi quan trọng nhất mà Roosevelt đã tạo ra đối với sự quản lý của chính quyền đối với đất nước đó là sự tăng cường quản lý của Nhà nướcđối với các vấn đề đất nước đặc biệt là vấn đề kinh tế. Thay thế chủ nghĩa tự do kinh tế của nước Mỹ với phương châm “hóy để mặc nú” nhờ đó mà nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng. Tuy nhiên, phương châm Nhà nướccan thiệp vào nền kinh tế đến khoảng những năm 60 – 70 lại dần bị thay thế, bằng sự kết hợp hài hoà giữa sự can thiệp và chủ nghĩa tự do. Vậy có thể
nói, lịch sử nước Mỹ trong thế kỷ XX đã chứng kiến sự dao động giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa can thiệp.
Roosevelt nói năm 1941: “Chỳng ta mong chờ một thế giới được thành lập dựa trên bốn điều tự do chủ yếu của con người… tự do phát biểu bộc lộ…, tự do của mỗi người được tôn thờ Chúa theo cách riêng của mỡnh…, tự do khỏi cảnh túng thiếu…, tự do khỏi nỗi sợ” (82).