Quá trình làm Tổng thống

Một phần của tài liệu luận văn Chính sách mới (New deal) của Franklin D. Roosevelt (Trang 31)

Năm 1929, Roosevelt đắc cử thống đốc bang New York, nhậm chức với hình ảnh một đảng viên Dân chủ có lập trường cải cách. Ở cương vị thống đốc, ông tiến hành các chương trình xã hội mới, khởi sự quy tụ một nhóm cố vấn với những tên tuổi như Frances Perkins và Harry Hopkins, những người này đó giỳp ụng rất nhiều trong công cuộc đưa ông vào Nhà Trắng bốn năm sau đó.

Roosevelt đã dùng hành động thực tế để chứng minh với nhân dân, cho dù ông là con người tàn tật nhưng có đầy đủ năng lực để quản lý bang

này. Mặc dù, cũng như rất nhiều người khác, ụng đó thiếu sự dự kiến đúng đắn về những hậu quả của cuộc Đại suy thoái. Tuy nhiên, vào năm 1930, một lần nữa ông lại được bầu vào cương vị Thống đốc bang New York. ễng đã triệu tập hội nghị đặc biệt của Quốc hội Bang, thông qua dự luật cấp 20 triệu USD cứu tế cho công nhân thất nghiệp. Với cách làm đem số tiền cứu tế trực tiếp đến tận tay người công nhân thất nghiệp, đây là cách làm chưa từng có ở các bang khác của Mỹ, Roosevelt đã trở thành ứng viên sáng giá để được đề cử Tổng thống khoá tới.

Nhờ sự hậu thuẫn của tiểu bang đông dân nhất mà Roosevelt trở thành ứng viên sáng giá của Đảng Dân chủ trong cuộc tranh cử vào Nhà Trắng, cuộc chạy đua càng quyết liệt khi có những dấu hiệu cho thấy Tổng thống đương nhiệm, Herbert Hoover sẽ thất bại trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 1932. Tháng 6 năm 1932, khi Đảng Dân chủ họp hội nghị ở Chicago để đề cử ứng viên Tổng thống, Roosevelt trong vòng bỏ phiếu đầu tiên được 666 và ẳ phiếu. Trong vòng bỏ phiếu thứ hai, số phiếu của ông được tăng thêm 16 phiếu, nhưng vẫn còn thiếu 87 phiếu. Để phá vỡ cục diện bế tắc, Ganrner (Viện trưởng Hạ viện) rút khỏi cuộc cạnh tranh, chuyển sang ủng hộ Roosevelt, sau này ông trở thành Phó Tổng thống đầu tiên của Roosevelt. Vòng bỏ phiếu kế tiếp, Roosevelt được 945 phiếu và được đề cử làm ứng cử viên Tổng thống.

Chiến dịch tranh cử diễn ra dưới bóng đen của cuộc Đại suy thoái. Roosevelt đã chọn biện pháp tranh cử lữ hành lưu động kiểu cũ, hầu như đi đến từng bang nước Mỹ, ông biểu thị rõ ràng đối với nhiều vấn đề quan trọng và trỏnh khụng bàn những vấn đề khác. Suốt chiến dịch Roosevelt thường phát biểu: "Các công dân trên khắp đất nước, là những người bị các nhà hoạch định chính sách trong Chính phủ bỏ quên, đang hướng về chúng ta, chờ đợi được dẫn dắt đến các cơ hội bình đẳng hơn, hầu cho họ có thể được chia phần trong tiến trình phân phối tài sản quốc gia… Tôi cam kết một

quyết sách mới (New deal) cho người dân Mỹ. Đây không chỉ đơn thuần là một cuộc vận động chính trị, nhưng là lời hiệu triệu cho một cuộc đấu tranh".

(83)

Câu nói nổi tiếng "Tôi cam kết một quyết sách mới (New deal) cho người dân Mỹ" không những đã trở thành câu khẩu hiệu cho cuộc vận động tranh cử của ông mà còn dành cho các chương trình lập pháp và liên minh chính trị mới sau khi ông trở thành Tổng thống. Có một số đại biểu cho rằng, danh từ "Chính sách mới" (New deal) là sự kết hợp khéo léo hai khẩu hiệu

"Cầm quyền công bằng" (Square deal) của Theodore Roosevelt và "Tự do mới" (New freedoms) của Woodrow Wilson trước đây.

Thế nhưng, theo nhiều nhà nghiên cứu về tiểu sử Roosevelt, dự ụng cú sử dụng lập trường như thế nào cũng không đáng chú ý bằng dáng điệu của ông: "Dáng vẻ đường hoàng đầu ngẩng hiên ngang như sư tử, hai mắt sáng ngời, chiếc tẩu thuốc như có cánh bay lên trời, chiếc áo choàng lớn Hải quân khoỏc trờn đụi vai rộng trông mới phóng khoáng thoải mái làm sao. Ông cực kỳ nhiệt tình đối với mọi người, thân mật mà lại không mất vẻ tôn nghiêm, lúc nào ông cũng mỉm cười mở miệng là: "các bạn của tôi". Bài nói của ông mặc dù không nói rõ chính sách của Đảng Dân chủ, nhưng rất làm cảm động lòng người. Ông nói: "Ở nước ta, cái duy nhất thực sự đáng coi trọng và yêu mến là tài nguyên thiên nhiên và đại chúng nhân dân".(5,428)

Roosevelt đã từng nói trước đài phát thanh với dân chúng: "Không nhất thiết các bạn đều đồng ý chủ trương của tôi, nhưng các bạn đều rất tốt với tụi… bởi vì mọi người đều đoàn kết nhất trí, nên chúng ta có thể kết thành một chiếc thừng để trèo ra khỏi vũng bùn đại tiêu điều" (5,429). Kết quả cuộc tranh cử Tổng thống, với 22,80 triệu phiếu so với 15,75 triệu phiếu. Roosevelt đã thắng lợi. Ông đã giành thắng lợi ở 42 trong tổng số 48 bang, được 472 phiếu đại cử tri, Hoover chỉ giành thắng lợi ở 6 bang với 59 phiếu đại cử tri. Kể từ khi Lincoln với 212 phiếu trên 21 phiếu đánh bại Mc.Lellan

đến nay, trong lịch sử tranh cử của hai đảng không có ai giành thắng lợi với đa số áp đảo như vậy. Roosevelt trở thành Tổng thống thứ 32 của Mỹ. Các sử gia, nhà chính trị học tin rằng cuộc bầu cử này đã kiến tạo một liên minh đa số mới trong lòng Đảng Dân chủ, thay đổi chính trường Hoa Kỳ, và là khởi nguồn của hiện tượng mà họ gọi là "hệ thống Chính đảng New deal", hoặc "Hệ thống Đảng thứ năm".

Tháng 3 năm 1933, Roosevelt nhậm chức Tổng thống Mỹ trong thời điểm nước Mỹ đang ở thời điểm tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử. Vào ngày Roosevelt tuyên thệ nhậm chức, Nesen Millor, phóng viên báo chí Mỹ đã miêu tả tình hình Thủ đô và cả nước như sau:

"Thời tiết u uất như tâm tình nhân dân cả nước.

Buổi bình minh ngày 4 tháng 3 năm 1933, khi Tổng thống nhậm chức rất u ám, bầu trời Washington xám sịt, giống như những bức tường đá Đại lý các ngôi nhà ở hai bên mặt chính đường phố Pennsylvania. Mưa lúc ngừng, cành cây bám đầy tuyết. Gió lạnh làm lay động các ngọn cờ và biểu ngữ treo trờn cỏc ngôi nhà và đèn đường. Những người xem tụ tập từ sáng sớm tại đây để xem nghi lễ nhậm chức Tổng thống thứ 32 của Franklin Delano Roosevelt đang run rẩy trong gió lạnh.

Hơn 15 triệu người Mỹ chiếm hơn ẳ đội đại quân lao động cả nước, đi đi lại lại một cách tuyệt vọng từ cửa nhà máy này đến cửa lớn một nhà máy khác để kiếm việc làm đã không còn nữa. Số liệu thống kê khụng thiờng nữa, số người thất nghiệp có thể đã cao tới 17 triệu.

Những người gửi tiền hoảng hốt bao vây ngân hàng, định tốn công một cách vô ích nhằm rút số tiền tiết kiệm cả đời người trước khi ngân hàng đóng cửa hoặc phá sản.

Trên những cao nguyên xa xôi, những đoàn người sắc mặt lo lắng, ngậm miệng không nói, cầm súng bảo vệ nông trang, vườn trại của mình, để tránh bị người thế chấp tịch thu hoặc trưởng ban tư pháp bán mất.

Công nhân gang thép Pittsburg thất nghiệp, sai con mình đến quỏn bỏn bánh mì ăn xin bánh mì cũ, trong những nhà máy lao động nặng nhọc ở thành phố New York, để kiếm được mỗi ngày 20 xu Mỹ các bé gái phải làm việc rất vất vả. "Tìm được một việc làm, bất cứ việc gì, dường như đã là một thành công lớn nhất", một thanh niên ở miền Trung Tây tên là Ronaldo Reagan sau này nhớ lại.

Các chủ nông trang ở Iowa đã vứt hết những con bò sữa không bán được của mỡnh trờn đường công lộ, dựng ngụ và lúa mạch làm nguyên liệu đun; còn ở Chicago, đàn người đói khát tìm bới thức ăn ở đống rác. Một bà quả phụ khi nhặt được miếng thịt thiu đã cố tình không đeo kính lão để khỏi nhìn thấy ròi bọ…

Kể từ năm 1861, khi Abraham Lincoln xuất hiện ở bờ bên kia sông Potomac không yên tĩnh với một đội quân phản loạn rồi làm lãnh tụ quốc gia đến nay, chưa hề có một Tổng thống mới nhậm chức nào phải đối mặt với cuộc khủng hoảng như vậy…" (5,423)

Trong diễn văn nhậm chức ngày 4 tháng 3 năm 1933, Roosevelt đã nói câu nói nổi tiếng: "Đây là lúc phải nói lên sự thật, toàn bộ sự thật, cách dạn dĩ và trung thực… Quốc gia vĩ đại này sẽ có thể chịu đựng những khó khăn như nó đó từng chịu đựng, nhưng rồi nó sẽ phục sinh và trở nên cường thịnh. Do đó, trước tiên chúng ta cần khẳng quyết rằng điều duy nhất chúng ta phải sợ chính là nỗi sợ hãi của chớnh mỡnh… một tâm lý hoảng sợ vô danh, đánh mất lý trí, không có đạo lý. Nó có thể làm cho chúng ta tê liệt, không làm nổi việc gì, khiến chúng ta không thể lùi bước chuyển sang tấn công"(82). Vị

Tổng thống mới đã đưa ra đảm bảo về việc thực hiện sự lãnh đạo mạnh dạn, quyết tâm của ông, thái độ lạc quan thoải mái nhẹ nhõm của ụng đó được người nghe hưởng ứng nhiệt liệt nhất, có tới 450.000 người viết thư chúc mừng ông.

Ngay sau lễ nhậm chức, ụng đỏ bắt tay thực hiện những chính sách của mình, phần đầu tiên của chiến lược đó là cứu trợ khẩn cấp. Rất nhiều nhà nhà kinh tế, nhà khoa học đã được tập hợp trong một nhóm cố vấn cao cấp giúp Roosevelt có thể đưa ra những chính sách phù hợp. Giống như Hoover, ông xem cuộc Đại suy thoái một phần do khủng hoảng niềm tin, người dân thấy e ngại khi quyết định chi tiêu hoặc đầu tư. Vì vậy ông bắt tay thực hiện công cuộc phục hồi niềm tin của nhân dân.

Phương pháp của ông, như ông đã nói, là "một thử nghiệm táo bạo, bền bỉ… Hãy chọn một phương pháp và thử nó. Nếu nó thất bại, hãy thẳng thắn chấp nhận và thử lần nữa. Nhưng trên hết, là hãy cố gắng làm một cái gì đó" (10,81) Trong suốt 3 nhiệm kỳ làm Tổng thống của ông, theo nhiều nhà nghiên cứu Chính sách mới đã được thực hiện theo hai đợt, lần 1 (1933 – 1934), lần 2 (1935 – 1939).

Từ năm 1936 – 1939, Roosevelt tái đắc cử Tổng thống Mỹ và tiếp tục thực hiện chương trình Chính sách mới.

Từ năm 1940 – 1944, đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ ba, nước Mỹ bước vào cuộc Thế chiến II. Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1940, Roosevelt thắng tại 38 trong số 48 tiểu bang và giành được 55% số phiếu phổ thông, đây là một việc chưa từng có trong lịch sử, kể từ năm 1796 khi George Washington từ chối tranh cử nhiệm kỳ thứ ba, hiện hữu một quy luật bất thành văn Tổng thống chỉ nên tại chức hai nhiệm kỳ. Nhiệm kỳ thứ ba của ông được bao phủ bởi bóng đen của cuộc Chiến tranh thế giới II.

Ngày 7 tháng 12 năm 1941, Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu cảng, huỷ diệt phần lớn hạm đội Hoa Kỳ đúng trỳ trong cảng, giết chết hơn 2.400 binh sĩ và nhân viên quân sự Mỹ. Chỉ qua một đêm, tinh thần chống chiến tranh bùng nổ trên khắp đất Mỹ và khiến người dân đoàn kết đứng đằng sau Roosevelt. Ngày 11 tháng 12 năm 1941, Đức và Ý tuyên chiến với Hoa Kỳ.

Ngay sau đó Mỹ, Anh, Liờn Xụ, đó lãnh đạo khối Đồng minh trong cuộc chiến tranh với chủ nghĩa phát xít.

Ngày 6 tháng 6 năm 1944 (D – day) Dwight D. Eisenhower đã lãnh đạo cuộc đổ bộ của quân Đồng minh qua eo biển Manche, chiến dịch Overlord, tiến đánh Berlin. Để bàn về kết việc hậu chiến, năm 1943 hội nghị Tehran gồm có Roosevelt, Churchill và Stalin, thảo luận về việc kết thúc chiến tranh và việc thành lập Liên Hiệp Quốc. Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới sắp kết thúc, quân Đồng minh tiến vào Đức và Liờn Xụ đó kiểm soát Ba Lan. Trong tháng 1, mặc dù sức khoẻ đang suy sụp, Roosevelt đến Yalta, Liên Xô, để gặp Stalin và Churchill để bàn về việc nhanh chóng kết thúc chiến tranh và thiết lập một trật tự mới sau chiến tranh.

Ngày 30 tháng 3 năm 1945, Roosevelt đến Warm Springs để nghỉ ngơi trước khi đến tham dự hội nghị sáng lập Liên Hiệp Quốc theo dự định. Tuy nhiên, ngày 12 tháng 4 năm 1945, sau một cơn đau thần kinh, Roosevelt đã qua đời, hai tháng sau khi tham dự Hội nghị Yalta. Tin Roosevelt qua đời gây chấn động và đau buồn cho nước Mỹ và cũng như trên thế giới. Roosevelt tại chức hơn 12 năm, lâu hơn bất cứ Tổng thống nào khỏc, ụng lãnh đạo đất nước vượt qua cơn khủng hoảng tồi tệ nhất, đánh bại Đức Quốc xã và sắp sửa buộc Nhật Bản phải đầu hàng. Roosevelt luôn được nhìn nhận là một trong các vị Tổng thống vĩ đại nhất của Hoa Kỳ, năm 2007, Jean Edward Smith, người viết tiểu sử Roosevelt đã nhận xét: "Đã dẫn dắt nước Mỹ qua cuộc Đại suy thoái và Đệ Nhị thế chiến để tiến tới tương lai phú cường. Ông đã tự vực mình khỏi chiếc xe lăn để có thể vực đất nước khỏi vị trí thấp hèn". (83)

Arthur Schlesinger Jr trong cuốn "Những nhân vật xuất chúng thế kỷ XX" đã viết: " Hóy nhỡn thế giới hiện tại của chúng ta. Nó hiển nhiên không phải là thế giới của Hitler. Đế chế Đức một ngàn năm của ông ta hoá ra chỉ là chặng đường 12 năm ngắn ngủi và đẫm máu. Thế giới khủng khiếp

đó tự huỷ hoại mình trước mắt chúng ta. Đây cũng không phải là thế giới của Winston Churchill. Đế quốc và sự huy hoàng của nó đã biến mất trong lịch sử. Thế giới chúng ta sống ngày nay là thế giới của Franklin Roosevelt. Trong số những nhân vật chi phối thế giới trong 60 năm qua, vì động cơ tốt đẹp hay tồi tệ, ông sẽ gây ngạc nhiên nhất bởi khuôn mẫu của mọi thứ ở thế kỷ XX. Và khi ông tự tin vào sức mạnh và sinh lực của một nền dân chủ, ông sẽ đón nhận những thách thức mà thế kỷ XXI đặt ra". (4,81)

Một phần của tài liệu luận văn Chính sách mới (New deal) của Franklin D. Roosevelt (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w