Cuộc khủng hoảng năm

Một phần của tài liệu luận văn Chính sách mới (New deal) của Franklin D. Roosevelt (Trang 89)

Sau một thời kỳ tiêu điều, đến khoảng từ năm 1933 đến năm 1936, nhìn chung nền kinh tế Mỹ đã được phục hồi. Đến năm 1936, nền kinh tế đã đạt mức sản xuất của năm 1928. Dư luận nói chung tin tưởng vào chính sách của Roosevelt. Trong cuối thời kỳ khủng hoảng kinh tế trầm trọng, để hoà hoãn giai cấp, giai cấp tư bản lũng đoạn Mỹ đã tán thành những chính sách của Roosevelt.

Nhưng khi nền kinh tế đã có những dấu hiệu phục hồi thì giai cấp tư bản lũng đoạn lại bị phõn hoỏ. Một bộ phận của giai cấp này vẫn tiếp tục tin tưởng Roosevelt, ủng hộ Chính sách mới. Một bộ phận khác lại quay sang chống lại Chính sách mới, phản đối việc Nhà nướccan thiệp vào nền kinh tế và muốn quay lại chính sách tự do kinh doanh trước đõy.

Tháng 11 năm 1936, đã diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống mới. Roosevelt lại ra ứng cử nhưng không hoàn toàn có sự đồng tình như năm 1932, mà có sự đấu tranh gay gắt về vấn đề ủng hộ hay không ủng hộ Chính sách mới của Roosevelt, trong giai cấp tư sản cũng như trong giai cấp công

nhân. Kết quả, Roosevelt vẫn thắng lợi mạnh mẽ, đã được 28 triệu phiếu trong tổng số 46 triệu phiếu. Roosevelt tiếp tục lên cầm quyền, nguyên nhân căn bản là do công nhân và nhân dân lao động tiếp tục ủng hộ Roosevelt.

Tuy nhiên, một cuộc khủng hoảng kinh tế mới lại tiếp tục nổ ra vào khoảng 6 tháng cuối năm 1937. Bảng so sánh sau đõy đã chỉ rõ quá trình đó:

Sản lượng công nghiệp tính theo % so với năm 1929 (1929 = 100) Năm Sản lượng 1932 54 1933 64 1934 66 1935 76 1936 88 1937 91 1938 72

(Nguồn: Tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản)

Khác với cuộc khủng hoảng năm 1929 là cuộc khủng hoảng nổ ra sau một thời kỳ hưng thịnh, cuộc khủng hoảng năm 1937 nổ ra sau một thời kỳ tiêu điều và có một số hiện tượng của thời kỳ phục hồi chứ không trải qua thời kỳ hưng thịnh. Ngay trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng mới trong công nghiệp Mỹ, nước tư bản lớn nhất, thì sản xuất ở đấy cũng chưa đạt được mức năm 1929.

Cuộc khủng hoảng năm 1937 phát triển theo một nhịp độ nhanh hơn năm 1929, trong năm đầu tiên của cuộc khủng hoảng năm 1929, sản lượng

công nghiệp của Mỹ giảm 19,3%. Trái lại, trong năm đầu tiên của cuộc khủng hoảng lần này, sản lượng công nghiệp của Mỹ sụt 21,9%.

Để đối phó với cuộc khủng hoảng này, Chính phủ Roosevelt đã thực hiện dự toán thâm hụt, mở rộng chi tiêu công cộng, đã thu được hiệu quả tương đối rõ ràng, dù nền kinh tế chưa hoàn toàn được khôi phục, nhưng tổng giá trị sản xuất vẫn vượt năm 1937. Tờ New York Time từng phát bài bình luận nói: "Ông ta có thể như vậy là bởi vì trong tim óc người Mỹ, dường như Roosevelt dường như có bản lĩnh gọi gió gào mưa, lúc đó bất kể Tổng thống muốn làm gì, toàn quốc đều vui lòng nghe lệnh, thậm chí cầu mà không được. Tổng thống Roosevelt đã phát biểu hết bài diễn văn dũng cảm này đến bài khác, và đã thu hết thành tựu to lớn này đến thành tựu to lớn khác, và điều đó làm cho ông được hàng ngàn hàng vạn người Mỹ ca ngợi, đồng thanh gọi ông là vĩ nhân trời ban". (5,437)

Chính sách mới hình như đã không thành công trong công cuộc đưa đất nước tới một tình trạng thịnh vượng lâu dài, dù Chính phủ đã chi tiêu những số tiền rất lớn. Tuy vậy, Chính sách mới vẫn được đa số dân chúng tán thành. Trong hoàn cảnh chính trị của giai đoạn tiền Chiến tranh thế giới thứ hai, người ta không biết chương trình chi tiêu thật nhiều của Chính sách mới có thể giải quyết được tình trạng trì trệ kinh tế hay không thì cuộc Chiến tranh thế giới nổ ra đã hướng người ta đến những mối quan tâm lớn hơn của toàn nhân loại.

Một phần của tài liệu luận văn Chính sách mới (New deal) của Franklin D. Roosevelt (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w