Người lao động và các nghiệp đoàn

Một phần của tài liệu luận văn Chính sách mới (New deal) của Franklin D. Roosevelt (Trang 70)

Có thể nói, trong suốt lịch sử lâu dài của nước Mỹ, từ khi lập quốc đến thời kỳ Đại suy thoái, lực lượng lao động Mỹ đó cú sự biến đổi sâu sắc từ một xã hội thuần nông trở thành một quốc gia nông nghiệp hiện đại.

Giai đoạn cuối thế kỷ XIX và thế kỷ XX đã đem lại sự phát triển công nghiệp lớn lao. Nhiều người Mỹ đã rời trang trại và thị trấn nhỏ để vào làm việc trong nhà máy, nơi được tổ chức sản xuất hàng loạt và đặc trưng bởi sự phân cấp sâu sắc, dựa vào lao động có tay nghề không cao và lương thấp.

Trong môi trường như vậy, các nghiệp đoàn lao động đã từng bước phát triển sức mạnh. Cuối cùng, họ đã giành được những cải thiện quan trọng về điều kiện làm việc. Họ cũng làm thay đổi nền chính trị Mỹ; thường gắn với Đảng Dân chủ.

Không như những người công nhân lao động ở một số nước khỏc, cỏc nghiệp đoàn Mỹ tìm cách hoạt động ngay trong hệ thống doanh nghiệp tự do đang tồn tại – đây là một chiến lược làm thất vọng các nhà hoạt động theo xu hướng xã hội chủ nghĩa. Nước Mỹ không trải qua chế độ phong kiến, và chỉ có rất ít người lao động nhận thức rằng phải tham gia vào một cuộc đấu tranh giai cấp. Thay vào đó, phần lớn người lao động chỉ đơn giản nhận thức rằng họ đang đấu tranh đũi cỏc quyền bình đẳng để tiến bộ như những giai cấp khác. Một yếu tố khác làm giảm đối kháng giai cấp là việc công nhân Mỹ - ít nhất là công nhân nam da trắng - được có quyền bầu cử sớm hơn công nhân ở các nước khác.

Vào năm 1881, Samuel Gompers, một người Hà Lan nhập cư sản xuất thuốc lá, và các thợ thủ công khỏc đó tổ chức một liên đoàn của các nghiệp đoàn lao động mà năm năm sau đó trở thành Liên đoàn lao động Mỹ (Federation of Labor - AFL). Ban đầu, thành viên của nó chỉ bao gồm những

người làm công ăn lương, và họ được tổ chức theo các ngành nghề thủ công. Gompers là chủ tịch đầu tiên của tổ chức này. Ông theo đuổi một chiến lược thực tế là "yêu cầu lương cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn" - đây là những ưu tiên hàng đầu mà sau đó toàn bộ phong trào nghiệp đoàn đã lựa chọn.

Các nhà tổ chức nghiệp đoàn AFL phải đối diện với sự phản kháng cứng rắn của giới chủ. Bởi vì, giới chủ chỉ muốn bàn bạc về lương và các vấn đề khác với từng công nhân, vì thế họ thường sa thải hoặc ghi vào sổ đen (để thỏa thuận với các công ty khỏc khụng thuờ) những công nhân ủng hộ nghiệp đoàn. Đôi khi họ yêu cầu công nhân ký với họ những bản hợp đồng

"yellow – dog", trong đó cấm các công nhân không được tham gia nghiệp

đoàn.

Trong khoảng thời gian từ năm 1880 đến 1932, Chính phủ và tòa án nhìn chung đồng tình với giới chủ hoặc nhiều nhất là trung lập. Chính phủ, trên danh nghĩa giữ trật tự công cộng, thường cho quân đội liên bang đàn áp bãi công. Các cuộc bãi công có xung đột bạo lực trong suốt giai đoạn này đã làm cho nhiều người chết, khi những người do giới chủ thuê và các thành viên nghiệp đoàn xô xát với nhau.

Số lượng thành viên của AFL có khoảng năm triệu người khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tuy nhiên, những năm 1920 là những năm ít hiệu quả với các nhà tổ chức nghiệp đoàn. Đây là thời kỳ phát đạt, nhiều việc làm và lương tăng lên. Người lao động cảm thấy an toàn dù không có nghiệp đoàn và thường dễ chấp nhận các yêu sách của giới chủ về việc các chính sách nhân sự rộng rãi là một sự thay thế tốt cho chủ nghĩa nghiệp đoàn. Song công nhân trong các ngành công nghiệp như ngành luyện thộp, ụtụ, cao su và dệt may lại nhận được ít lợi ích hơn so với những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Điều kiện làm việc trong nhiều ngành công nghiệp đã được cải thiện. Một vài công ty vào những năm 1920 đã bắt đầu thiết lập chủ nghĩa tư bản phúc lợi bằng cách trả lương hưu cho lao động, chia lợi nhuận, quyền chọn mua cổ phiếu công ty và các chương trình chăm sóc sức khỏe nhằm có được sự gắn bó trung thành từ phía người lao động. Tuy nhiên, tại thời điểm này, môi trường làm việc của công nhân vẫn khắc nghiệt và mang tính chuyên chế.

Những năm 20 của thế kỷ XX đã chứng kiến việc giới chủ trong ngành công nghiệp tăng cường gấp đôi mọi nỗ lực của mình nhằm ngăn ngừa sự phát triển của các tổ chức công đoàn, vốn đã từng giành được một số thành công trong Chiến tranh thế giới thứ nhất dưới sự lãnh đạo của Liên đoàn Lao động Mỹ (AFL). Hành động của giới chủ thể hiện dưới nhiều hình

thức, trong đó có việc sử dụng gián điệp và sử dụng những kẻ phá hoại bãi công có vũ trang và bằng cách sa thải những người bị nghi ngờ ủng hộ các tổ chức công đoàn. Các công đoàn độc lập thường bị buộc tội là Cộng sản. Đồng thời, nhiều công ty đã thành lập các tổ chức công đoàn riêng cho công nhân của mình và gọi đó là các công đoàn công ty.

Cuộc Đại suy thoái nổ ra đã dẫn tới nạn thất nghiệp trên diện rộng. Cho tới năm 1933, đó cú hơn 12 triệu người Mỹ mất việc làm. Ví dụ như trong ngành công nghiệp ụtụ, lực lượng lao động bị cắt giảm một nửa trong khoảng thời gian từ năm 1929 đến năm 1933. Đồng thời, tiền lương bị cắt giảm tới hai phần ba.

Tuy nhiên, việc bầu Franklin Roosevelt làm Tổng thống đã làm thay đổi tình trạng đáng buồn của người lao động trong các ngành công nghiệp Mỹ. Bằng chứng đầu tiên cho thấy Roosevelt quan tâm tới điều kiện sống và lao động của tầng lớp công nhân là việc chỉ định Frances Perkins - người tiên phong ủng hộ phúc lợi xã hội - làm Bộ trưởng Lao động (Perkins cũng là người phụ nữ đầu tiên giữ cương vị Bộ trưởng trong Nội các). Sau đó, Quốc hội đã thông qua Đạo luật Tái thiết Công nghiệp Quốc gia nhằm tăng tiền lương, giảm giờ làm và chấm dứt mọi hình thức lao động trẻ em. Quan trọng hơn cả là đạo luật này đã công nhận quyền được tổ chức và thỏa thuận tập thể thông qua các đại diện do người lao động lựa chọn. Năm 1935, Quốc hội thông qua Đạo luật quan hệ lao động quốc gia (còn gọi là Đạo luật

Wagner), cho công nhân quyền gia nhập nghiệp đoàn và thương lượng tập

thể thông qua đại diện nghiệp đoàn. Đạo luật này đã lập ra Ủy ban quan hệ

lao động quốc gia (NLRB)

John L.Lewis, thủ lĩnh khéo léo và có tài hùng biện một cách phi thường của Liên minh Công nhân ngành Mỏ (UMW) là người hiểu rõ hơn bất kỳ thủ lĩnh lao động nào khác về những điều mà Chính sách mới đã đem lại cho tầng lớp công nhân. Dựa vào sự ủng hộ của Roosevelt, Lewis đã thực

hiện một chiến dịch phát triển công đoàn và khiến số thành viên của UMW tăng từ 150.000 người lên tới 500.000 người trong vòng một năm.

Lewis cũng liên kết với Liên đoàn Lao động Mỹ (AFL), trong đó, ông là thành viên của Ban Chấp hành, để khởi xướng một cuộc vận động tương tự trong các ngành công nghiệp sản xuất hàng loạt. Nhưng tổ chức AFL, với trọng tâm truyền thống là phục vụ quyền lợi của những công nhân tay nghề cao trong ngành thương mại lại không muốn làm như vậy. Sau một cuộc tranh cãi nội bộ gay gắt, Lewis và 7 nhà lãnh đạo công đoàn khỏc đó cắt đứt quan hệ với AFL và thành lập Ủy ban Tổ chức Công nghiệp (Committee for

Industrial Organization - CIO) vào năm 1935, sau này đổi tên thành Đại hội

các Tổ chức Công nghiệp. Với Lewis trên cương vị chủ tịch, CIO ngay lập tức đông hơn ALF.

Việc thông qua Đạo luật Quan hệ Lao động Quốc gia (NLRA) năm 1935 để trừng phạt các hoạt động thuê lao động bất công và tổ chức bầu cử khi người lao động muốn thành lập nghiệp đoàn. NLRB có quyền cưỡng chế giới chủ phải hoàn trả thanh toán nếu họ sa thải công nhân một cách bất công do tham gia các hoạt động nghiệp đoàn. Và mối thiện cảm của Ủy ban Quan hệ Lao động Quốc gia đã trao cho CIO sức mạnh và quyền tự quyết bên cạnh Chính quyền Liên bang. Cuộc vận động mạnh mẽ của CIO đã thành công trong việc tổ chức nghiệp đoàn ở nhiều nhà máy. Năm 1938, AFL khai trừ các nghiệp đoàn đã tạo ra CIO. CIO lập tức thành lập liên đoàn riêng của mình, sử dụng tên mới là Đại hội các Tổ chức Công nghiệp và trở thành một đối thủ thực thụ của AFL.

Những mục tiêu đầu tiên của CIO là các ngành công nghiệp ụtụ và thép vốn nổi tiếng vì thái độ bài xích các tổ chức công đoàn. Vào cuối năm 1936, một loạt các cuộc bãi công do Liên đoàn Công nhân ễtụ dưới thời Walter Reuther lãnh đạo đã bùng nổ ở các nhà máy của công ty General Motors ở Cleveland, Ohio và ở Flint, bang Michigan. Chẳng bao lâu sau,

135.000 công nhân đã tham gia bãi công và hoạt động sản xuất của GM đã bị đình đốn.

Cùng với sự ủng hộ của thống đốc bang Michigan, việc giải quyết các yêu cầu trong cuộc biểu tình đã được tiến hành vào năm 1937. Cho tới tháng 9 năm đó, Liên đoàn Công nhân ụtụ đó cú thỏa thuận với 400 công ty trong ngành công nghiệp ụtụ, nhằm đảm bảo cho người lao động có mức tiền lương tối thiểu là 75 xu cho một giờ lao động và mỗi tuần họ chỉ phải làm việc 40 giờ.

Trong sáu tháng đầu tiên sau khi được thành lập, Ủy ban Tổ chức Công nhân ngành Thép (SWOC) do người trợ lý của Lewis là Philip Marrey lãnh đạo đã thu hút được 125.000 thành viên. Công ty thép lớn nhất của Mỹ, U.S. Steel, nhận thức được rằng thời thế đã thay đổi, và cũng đã thỏa hiệp với SWOC vào năm 1937. Cùng năm đó, Tòa án Tối cao đã duy trì tính chất hợp hiến của NLRA. Hệ quả là các công ty nhỏ hơn vốn có truyền thống chống đối các tổ chức công đoàn, thậm chí còn bài xích mạnh hơn cả các công ty lớn, cuối cùng cũng đã phải nhượng bộ. Dần dần, các ngành công nghiệp khác như cao su, dầu mỏ, điện tử và dệt may, cũng tuần tự thỏa hiệp với các tổ chức công đoàn. Sự lớn mạnh của lực lượng lao động đã gây ra hai ảnh hưởng lớn có tính dài hạn. Nó trở thành nội dung quan trọng trong tổ chức của Đảng Dân chủ Quốc gia và đã mang lại nhiều lợi ích vật chất cho các thành viên; đồng thời, xóa mờ khoảng cách kinh tế giữa tầng lớp công nhân lao động và tầng lớp trung lưu ở nước Mỹ.

Khi chiến tranh kết thúc năm 1945, lời hứa không tiến hành đình công cũng chấm dứt, và yêu cầu tăng lương bị dồn nén bấy lâu lại bùng lên. Các cuộc đình công nổ ra ở nhiều ngành công nghiệp, số lượng các cuộc đình công đạt tới đỉnh cao vào năm 1946. Công chúng phản ứng mạnh mẽ đối với tình trạng chia rẽ này và đối với những gì mà nhiều người cho là quyền lực quá mức của nghiệp đoàn được Đạo luật Wagner cho phép. Năm 1947, Quốc

hội thông qua Đạo luật về các quan hệ quản lý lao động, hay còn gọi là Đạo luật Taft-Hartley, bất chấp việc phủ quyết của Tổng thống Harry Truman.

Luật này đưa ra các tiêu chuẩn về việc điều hành của nghiệp đoàn cũng như người thuê lao động. Nó cấm nguyên tắc “xớ nghiệp đúng”, một yêu cầu buộc công nhân phải tham gia nghiệp đoàn khi bắt đầu đi làm; nó cho phép người thuê lao động kiện các nghiệp đoàn về những thiệt hại do đình công gây ra; nó yêu cầu các nghiệp đoàn phải kéo dài giai đoạn “hũa dịu” 60 ngày trước khi đình công; và nó cũng đưa ra các quy định đặc biệt khác để xử lý những cuộc đình công gây nguy hiểm đến sự an toàn và lành mạnh quốc gia. Đạo luật Taft-Hartley cũng yêu cầu các nghiệp đoàn phải công khai hóa cỏc hoạt động tài chính của mình. Dưới khuynh hướng chống lại người lao động này, AFL và CIO đã xóa bỏ mâu thuẫn và cuối cùng hợp nhất vào năm 1955, hình thành tổ chức AFL - CIO. George Meany, chủ tịch của AFL, trở thành chủ tịch của tổ chức mới.

Ngày nay lực lượng lao động tham gia các nghiệp đoàn ngày càng suy giảm. Trong khi giai đoạn Chính sách mới, số công nhân tham gia các nghiệp đoàn chiếm tỷ lệ hơn một phần ba, đến năm 1998, chỉ còn 13,9%. Nguyên nhân là do Phí nghiệp đoàn tăng lên, những đóng góp tiếp tục của nghiệp đoàn cho các cuộc vận động chính trị, và những nỗ lực tham gia bầu cử siêng năng của các thành viên nghiệp đoàn giữ cho sức mạnh chính trị của nghiệp đoàn khỏi giảm xuống như số thành viên của họ. Hơn nữa ngày nay, giới chủ cảm thấy sức nóng của cuộc cạnh tranh trong và ngoài nước nên không sẵn lòng tán thành các yêu cầu của nghiệp đoàn về tăng lương và phúc lợi như trong các thập kỷ trước. Họ cũng đấu tranh mãnh liệt hơn chống lại những cố gắng tổ chức người lao động của nghiệp đoàn.

Một phần của tài liệu luận văn Chính sách mới (New deal) của Franklin D. Roosevelt (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w