Cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933, mở đầu bằng sự suy thoái trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nhưng sau đó đã lan rộng ra tất cả các lĩnh vực khác trong xã hội. Năm 1933, khi Roosevelt lên nhậm chức Tổng thống, cũng là lúc cuộc suy thoái đang ở đáy cùng của nó. Việc đầu tiên mà Roosevelt quan tâm đó là bình ổn về tài chính ngân hàng, sau đó là công nghiệp - một lĩnh vực cũng chịu sự suy thoái nghiêm trọng không kém. Sự viện trợ được thông qua các cơ quan Tài chính - một cơ quan được thành lập dưới thời Tổng thống Hoover, nhưng đã được tăng số vốn lên gấp bội, mục đích nhằm hỗ trợ và cho các công ty tư nhân vay tiền, nhưng đạo luật có vai trò quan trọng đối với công nghiệp chính là Đạo luật Phục hưng Công nghiệp Quốc gia (NIRA).
Công nghiệp Mỹ đang ở trong tình trạng khủng hoảng sâu sắc cũng phải cần thiết phải có sự chỉnh đốn và điều chỉnh. Tháng 6 năm 1936, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Phục hưng Công nghiệp Quốc gia (NIRA –
National Industrial Recovery Act) và thành lập Cơ quan Phục hồi Quốc gia (NRA – National Recovery Administration). Roosevelt gọi bản luật này đó là
"Bản luật quan trọng nhất, có ý nghĩa sâu xa do Quốc hội Mỹ soạn thảo ra"
(82). Tôn chỉ của bản luật đó là, thông qua những quy định của pháp luật đã
được soạn thảo ra quy định về cạnh tranh công bằng, điều hoà hoạt động của các xí nghiệp trong các ngành xúc tiến việc tổ chức công nghiệp, giữa các tập đoàn mậu dịch đều tiến hành cạnh tranh công bằng, điều hoà sự hoạt động của các xí nghiệp trong các ngành xúc tiến việc tổ chức công nghiệp, giữa các tập đoàn xí nghiệp đều tiến hành cạnh tranh hợp pháp.
Để đạt được những mục đích như trên, Cơ quan Phục hồi Quốc gia được thành lập. Cơ quan này sẽ điều hoà mối quan hệ giữa quốc gia, các chủ xí nghiệp và toàn thể công nhân, soạn thảo các pháp quy về cạnh tranh công bằng, định ra quy mô sản xuất, giá cả, phạm vi tiêu thụ của các xí nghiệp, từ đó tạo thêm nhiều việc làm hơn và do đó có thể làm tăng sức mua. Nếu xí nghiệp nào tiếp nhận các quy định đó đều được cấp cho một phù hiệu có hình con "Đại bàng xanh" (Blue Eagle) và có một dòng chữ "Chúng ta cố làm tròn
nhiệm vụ của chúng ta". Người đầu tiên đưa ra biểu tượng này chính là Hugh
Samuel Johnson - người đứng đầu đầu tiên của NRA. Có khoảng 2.000.000 nhà máy xí nghiệp đã tiếp nhận pháp quy công bằng. Tuy lúc đầu, NRA rất được hoan nghênh trong hầu hết cỏc nhúm công nghiệp Liên bang, nhưng nó đó bị sớm phàn nàn vỡ đó điều tiết quá mức và khiến cho việc phục hồi công nghiệp không được hoàn thành. Trên thực tế, 6 tháng sau khi NRA có hiệu lực, sản xuất công nghiệp giảm 25%. Theo một số chuyên gia về kinh tế, NRA đã làm tăng thêm giá cả trong kinh doanh là 40%.
Đến cuối tháng 5 năm 1935, sản xuất công nghiệp tăng 22% so với tháng 5 năm 1933.
Cũng theo Đạo luật Phục hưng Công nghiệp này, các xí nghiệp cùng sản xuất một mặt hàng thoả thuận với nhau để thành lập những quy tắc chung cho lĩnh vực sản xuất của mình, định giá một loạt các mặt hàng thống nhất, hoạt động theo đường lối công bằng cho mọi người, chỉ định tiền lương và số giờ làm việc (Tiền lương tối thiểu là 20 đến 45 cents cho một giờ, giờ làm việc tối đa là từ 35 đến 40 tiếng 1 tuần) trong các nhà máy xí nghiệp trong cùng một ngành và nghiêm cấm lao động trẻ em. Quy tắc chung cho mỗi ngành công nghiệp dự thảo ra sẽ được các chuyên gia do Tổng thống đề cử khảo sát, và nếu các chuyên gia đó nhận thấy quy tắc hợp lý và công bằng thì sẽ được Chính phủ chấp nhận và ra lệnh áp dụng cho toàn bộ ngành công
nghiệp. Cơ quan Phục hưng Quốc gia của Chính phủ đã theo dõi sự thực hiện những quy tắc trong mỗi ngành công nghiệp .
Căn cứ và những quy định của Đạo luật Phục hưng Công nghiệp Quốc gia, Chính phủ tạm thời phá bỏ luật chống Tờrớt (Trust), hạn chế lũng đoạn. Ngoài ra, căn cứ Luật Phục hưng Công nghiệp, Chính phủ còn cho thành lập Cơ quan phụ trách về các công trình công cộng để tiến hành xây dựng các hạng mục công nghiệp để giảm thiểu đạo quân thất nghiệp.
Để làm dịu bớt sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa chủ và thợ, Luật Phục hưng công nghiệp Quốc gia ở chi tiết trong điều bảy có quy định rõ ràng quyền lợi của người lao động: "Người công nhân được quyền tổ chức đoàn thể, được quyền phái đại biểu tiếp xúc với chủ để tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng tập thể, giới chủ không được lấy việc buộc công nhân phải tham gia một tổ chức nào đó để làm điều kiện thuê mướn; giới chủ phải tuân thủ về quy định giờ làm việc tối đa và lương tối thiểu, không được thuê mướn công nhân trẻ con". (6,624).Quy định này đã thúc đẩy các tổ chức công đoàn phát triển và làm cho nhiều chủ xí nghiệp bất bình.
Quy chế cạnh tranh tự do đã bảo vệ các nhà máy xí nghiệp tránh được nỗi khổ của sự cạnh tranh. Họ có thể chấm dứt việc hạ giá bán hàng hoá cũng như hạ thấp tiền lương; quy định này còn bảo vệ cho một số xí nghiệp đang sản xuất một cách gượng gạo, nhưng nó không có lợi đối với những xí nghiệp có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm còn rẻ hơn giá thị trường mà vẫn có lãi. Trong giai đoạn khó khăn nhất của cuộc khủng hoảng, những quy định của Đạo luật Phục hưng Công nghiệp Quốc gia không phải là không có tác dụng, nhưng đến khi tình hình kinh tế bắt đầu có sự khởi sắc, các chủ xưởng tập hợp lại công kích nó. Đến năm 1935, ngoài hội đồng nghiệp và các tổ chức công đoàn, phần lớn những người khác đều chống lại nó. Ngày 27 tháng 5 năm 1935, những người đứng đầu Toà án Tối cao Liên bang đã cho rằng NRA không hợp hiến. Vài ngày sau đó, Toà ỏn đó ra đạo luật
"Frazier – Lemke"(Đạo luật 295. US.495) tuyên bố NRA chấm dứt thi hành.
Phản ứng lại phán quyết này, Roosevelt nói: "Mục tiêu và nguyên lý của căn bản của NIRA là đúng đắn. Huỷ bỏ đạo luật là điều không thể tưởng tượng được. Nó có nghĩa là quay trở lại tình trạng hỗn loạn trong công nghiệp và lao động". (83)
Sau khi Cơ quan phục hồi Quốc gia (NRA) bị giải thể năm 1935, Quốc hội đã thông qua Luật Quan hệ Lao động Quốc gia (NLRB – National Labor
Relations Act). Luật này đã khẳng định sự bảo đảm đó và cấm giới chủ lao
động can thiệp vào hoạt động của Công đoàn. Quốc hội cũng lập ra Ban Quan hệ Lao động quốc gia hay còn gọi là Đạo luật Wagner được thông qua ngày 27 tháng 6 năm 1935 để giám sát các cuộc thương lượng tập thể, điều hành các cuộc bầu cử và đảm bảo cho công nhân có quyền lựa chọn tổ chức đại diện cho họ trong thương lượng với giới chủ. Bản luật này cũng quy định bất cứ sự đối xử bất công nào với người lao động đều là hành động phi pháp; hành động đó bao gồm sa thải công nhân do người công nhân đó đã tham gia vào hoạt động công đoàn; đưa họ vào danh sách đen… Uỷ ban Quan hệ Lao động xử lý những đơn khiếu nại giữa người lao động và chủ xí nghiệp.
Sự tiến bộ lớn lao đạt được trong tổ chức lao động đã mang lại cho người lao động ý thức ngày càng tăng về những quyền lợi chung, và sức mạnh của các tầng lớp lao động đã tăng lên không chỉ trong công nghiệp mà cả về mặt chính trị. Đảng Dân chủ của Roosevelt đã được lợi rất nhiều từ những tiến bộ này.
Mặt khác, nhờ sự giám sát chặt chẽ của Chính phủ, gần như mỗi sản phẩm bỏn trờn thị trường Mỹ đều phải chịu tác động bởi một vài điều tiết, quy định của Chính phủ: các nhà sản xuất thực phẩm phải ghi rõ chính xác cái gì đựng trong can, trong bình hoặc trong hộp; không một loại dược phẩm nào có thể được bán cho đến khi được kiểm tra kỹ lưỡng; ô tô phải được thiết kế theo các tiêu chuẩn an toàn và phải đáp ứng các tiêu chuẩn ô nhiễm; giá cả hàng hoá phải dán công khai; các nhà quảng cáo không được lừa dối người tiêu dùng. Rõ ràng đây là một tiến bộ trong việc quan tâm đến chất lượng sản phẩm và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Cho đến đầu thập kỷ 1990, Quốc hội đã thiết lập hơn 100 cơ quan điều tiết liên bang trong các lĩnh vực từ thương mại đến thông tin, từ năng lượng nguyên tử đến an toàn thực phẩm, và từ dược phẩm đến cơ hội việc làm. Rất nhiều cơ quan điều tiết được cơ cấu tổ chức sao cho biệt lập với Tổng thống. Chúng được điều hành bởi các thành viên do Tổng thống chỉ định và phải được Thượng viện phê chuẩn.