So sánh với cách khắc phục khủng hoảng của Hitler

Một phần của tài liệu luận văn Chính sách mới (New deal) của Franklin D. Roosevelt (Trang 113)

1929 1931 1933 1937 1938 1940 Tổng sản phẩn quốc nộ

3.4. So sánh với cách khắc phục khủng hoảng của Hitler

W. Foster, Chủ tịch Đảng Cộng sản Mỹ đã so sánh giữa Hitler và Roosevelt, đã cho rằng cả hai đều lên nắm chính quyền trong cùng một khoảng thời gian, đều đã áp dụng học thuyết của Keynes, nhưng bằng hai phương pháp khác nhau. Phát xít Hiter đã chủ trương sản xuất vũ khí, tranh giành thị trường thế giới; còn Roosevelt chưa muốn chiến tranh chia lại thị trường thế giới đã đề ra chính sách xây dựng để giải quyết vấn đề thất nghiệp, để tận dụng lao động.

Sau hiệp ước Versaitles, nước Đức bị thiệt hại nặng nề, Đức mất 26% than đá, 79% quặng sắt và 90% thương thuyền. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, nền kinh tế nước Đức đã phục hồi và vươn lên một cách mạnh mẽ. Một trong những nguyên nhân làm nên sự phát triển này đó là sự đầu tư từ bên ngoài vào. Tính đến năm 1930, số tiền vay tính theo giá trị tiền Đức là 26 tỷ mark đã đổ vào nước Đức. Chính phủ đã dùng 10% số tiền này đầu tư vào những dịch vụ quốc gia. Nhờ đó, nền công nghiệp Đức phát triển mau lẹ đến khoảng năm 1927, Đức đã đứng thứ hai thế giới chỉ sau nước Mỹ về công nghiệp cả phần trăm lẫn sản lượng. Sự thay đổi của nước Đức đã thu hoạch được nhiều kết quả và những nước tư bản khác không khỏi ngạc nhiên.

Sự phục hưng kinh tế của nước Đức trong thời kỳ 1924 đến 1929 một phần do công lao khó nhọc của người Đức, một phần khác do những khoản

tiền khổng lồ do nước ngoài cho vay, đặc biệt là nước Mỹ qua hai kế hoạch: Kế hoạch Young và kế hoạch Dawes. Nhưng vào cuối năm 1929, khủng

hoảng kinh tế xuất hiện ở nước Mỹ và nhanh chóng lan sang toàn thế giới. Ngày 24 tháng 10 năm 1929, thị trường chứng khoán tại New York bỗng nhiên mất giá và hậu quả là những tín dụng của Mỹ tại nước Đức được rút ra gần hết và đặt các xí nghiệp công nghiệp của nước Đức trong một tình trạng rất bi đỏt vì số vốn dự trữ rất ít ỏi. Rất nhiều xí nghiệp ngân hàng phải đóng cửa. Năm 1931 có đến 10.000 ngân hàng, xí nghiệp bị phá sản. Trong thời kỳ khủng hoảng, sức sản xuất công nghiệp của nước Đức gần như tụt xuống còn một nửa, sản lượng thép mất 73,1%, than đá giảm 46%, ngành chế tạo máy móc giảm 73%, công nhân thất nghiệp lên đến 7 triệu người chiếm khoảng một nửa tổng số công nhân toàn nước Đức. Sự khủng hoảng trong nông nghiệp càng nghiêm trọng hơn, giá nông sản tụt xuống nhanh chóng. Phần lớn các hộ tiểu nông bị phá sản. Sự sản xuất trong nông nghiệp tụt giảm 30%; ngành xuất khẩu cũng sụt giảm một nửa. Tình hình kinh tế - xã hội nước Đức thật bi đát. Chúng ta hãy đọc miêu tả về tình hình nước Đức thời kỳ khủng hoảng sau đõy: "Nạn lạm phát tiền tệ đến mức khủng khiếp. Một trái trứng gà trị giá 800 triệu đồng mark, một chai bia giá 1.500 triệu đồng. Nếu so với giá trị đồng mark trước hồi chiến tranh rồi tính thành USD thì một con tem gửi thư giá 110 triệu USD. Tài sản của người dân qua một đêm là phá nghiệp. Từng phút vật giá leo thang. Con gà hay con thỏ hoặc miếng thịt theo giờ sau khác nhau cả mấy chục triệu. Vào những ngày trả lương, vợ công nhân phải đi theo chồng vác bao tải để nhét tiền. Khi chồng lĩnh lương ra, cả hai chạy mau đến tiệm thực phẩm mua đồ như ăn cướp, nếu để chậm tiền mất giá trị có thể đến một phần ba. Thợ thuyền, công chức còn lĩnh lương hai tuần một lần, sau đòi trước lĩnh ngày một, rồi sau ngày hai lần… trên toàn quốc có chừng 172 loại tiền khác nhau. Giáo sư bỏ dạy học đi lái xe lấy tiền ngay tại chỗ. Luật sư làm bồi phòng hoặc đi gọi gái cho

khách kiếm cơm. Ngoài phố, hàng đoàn người quần áo tả tơi nét mặt phờ phạc, cầm tấm biển đề: "Bánh ăn cho kẻ đúi! Hãy mở cửa lò sưởi cho chúng tôi rét cóng". (16,70 - 71)

Cuộc khủng hoảng cũng làm chao đảo chế độ chính trị ở nước Đức, khiến Chính phủ bị thay đổi liên tiếp. Từ năm 1928 đến năm 1933, nước Đức đã lần lượt thay đổi bốn Chính phủ, nhưng không có Chính phủ nào khắc phục được những khó khăn tài chính và những mâu thuẫn trong xã hội.

Một phóng viên của nước Pháp Paul Ferdonnet, đã miêu tả tình hình nước Pháp trong cuộc khủng hoảng như sau: "Berlin tráng lệ với những đại lộ huy hoàng, với những công viên đầy hoa rực rỡ cảm tưởng Đức giàu có lắm, hùng cường lắm. Khí trời, ánh sáng, tiếng cười đùa rộn rã hoà hợp đã tăng vẻ đẹp cho Berlin.

Thế nhưng, đằng sau những lớp vỏ huy hoàng, rực rỡ đó là một thế giới khác đen tối và bần cùng. Hành khất chật đường phố ngõ hẹp, kêu than nằm bờ bụi. Ở thế giới này, sinh hoạt chính trị thật sôi động…mỏy phóng thanh la hét. Trẻ con chơi đựa bên cống rãnh bùn nhơ hôi thối, thợ thuyền thất nghiệp hàng đàn, cứ một trăm người lại có 40 người mang bệnh lao, đã từ lâu họ chỉ có ăn một bữa một ngày. Thang gác ọp ẹp, cửa sổ mối mọt ăn ruỗng, gian buồng chừng có 10 thước vuông mà bẩy tám người ở, chuột bọ chạy tứ tung.

Đàn ông lang thang kiếm việc làm, đàn bà hy vọng đời sống đỡ khổ, toàn thể dân Berlin cũng như toàn dân Đức bị cùm kẹp bởi dây xích nặng nề của các vấn đề xã hội, nước Đức chìm ngập trong thảm kịch". (16,345)

Trong điều kiện cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng nhưng Chính phủ cầm quyền lại không có những chính sách và chủ trương đúng đắn, đã tạo điều kiện cho đảng phát xít do Hitler đứng đầu lên cầm quyền. Những tư tưởng cốt yếu của Hitler được trình bày trong cuốn sách "Cuộc tranh đấu

hành động của Đảng Quốc xã. Về tư tưởng cơ bản thì rất rõ, thể hiện ở những điểm:

Thứ nhất, cổ xuý thuyết "không gian sinh tồn", "nước Đức bị nhục,

cần phải tìm một không gian rộng rãi hơn dưới ánh sáng mặt trời". Để giành lấy không gian sinh tồn trước tiên phải tính sổ với kẻ thù truyền kiếp là nước Pháp, rồi sau đó mới quay sang phương Đông để tấn công, xoá bỏ nước Nga trên bản đồ châu Âu.

Thứ hai, tuyên truyền thuyết chủng tộc ưu việt. Theo Hitler dân tộc

Đức là dân tộc cao đẳng trờn trái đất, được Chúa ưu ái. Dân tộc Đức phải thống trị cả thế giới, đối với những dân tộc khác, nhất là dân tộc Do Thái cần phải thống trị một cách tàn nhẫn, phải chà đạp lên tất cả các dân tộc "hạ đẳng".

Thứ ba, đề xuất nguyên tắc lãnh tụ, cho rằng chế độ quốc gia tốt nhất

là một chính quyền độc tài. Người nguyên thủ phải chịu trách nhiệm đối với tất cả và mọi người phải phục tùng quyền lực tuyệt đối của nguyên thủ.

Thứ tư, cổ xuý cho việc dùng vũ lực để thoát khỏi sự ràng buộc của

hoà ước Versailles, "hiện nay không thể kháng nghị với các cường quốc, mà phải dựa vào một thành kiến khổng lồ để cho những vùng đất bị giày xéo trở về vòng tay của đế quốc Đức". Mục tiêu là dùng vũ lực để cướp đoạt, không chỉ cướp đoạt những vùng đất bị mất trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, mà Hitler còn cho rằng "nước Đức mới cần phải tiến lên theo con đường của kỵ sĩ đoàn Deutscher, dùng thanh gươm của người Đức để giành lấy ruộng cày cho người Đức, để giành lấy bữa ăn hàng ngày cho dân tộc". (82)

Chính cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 đã tạo cơ hội cho Hitler thực hiện được những ý đồ của mình. Cuộc khủng hoảng đã đầy các tầng lớp trong xã hội Đức xuống vực sâu của đau khổ, hệ thống hoà ước Versailles đã áp bức nước Đức, làm cho người dân Đức tích tụ một thứ tình cảm phục thù dân tộc rõ rệt, đến khi cuộc khủng hoảng bùng nổ thì thứ tình cảm đó tất

nhiên bị đẩy vào hướng cực đoan, tâm trạng đó rất dễ bị những chủ trương cực đoan và những phần tử cực đoan lợi dụng. Ngoài ra, nền tảng của chính thể dân chủ ở Đức rất bạc nhược, một nền dân chủ yếu ớt, trước sự tác động của những khó khăn không có khả năng co dãn phù hợp với tình hình biến đổi, nền dân chủ đó ngay từ khi ra đời đã bị hai phái tả lẫn phái hữu công kích. Trong khi đó, con đường quá độ lên xã hội tư bản kiểu Phổ đã giỳp cỏc thế lực quý tộc địa chủ bảo thủ bảo lưu được lực lượng. Giai cấp tư sản Đức thì trưởng thành chậm chạp. Trong xã hội không có một lực lượng trung kiên làm nòng cốt, không có một chính đảng ổn định. Vì thế, khi cuộc khủng hoảng ập tới thì những mối mâu thuẫn trong xã hội càng trở nên gay gắt và bắt đầu xung đột khiến toà cao ốc nước cộng hoà thiếu nền móng vững chắc chắn đã chao đảo sụp đổ. Chính những điều kiện như trên đã đưa đến sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít cùng với vai trò của Hitler.

Cơn suy thoái kinh tế thế giới vào cuối năm 1929 đã tạo cho Hitler một cơ hội, ông đã biết khai thác nó tận lực. Bằng nhiều thủ đoạn, Hitler dần gây dựng được lực và lên nắm chính quyền. Ngày 30 tháng 1 năm 1933 Hitler được đề cử giữ chức Thủ tướng. Từ đõy, Hitler bắt đầu thực hiện những mưu đồ chính trị, kinh tế, quân sự của mình. Ngày 1 tháng 8 năm 1934, Hitler thao túng Quốc hội thông qua "Luật nguyên thủ", luật này trên nguyên tắc đã hợp nhất Tổng thống và thủ tướng lại làm một, xác lập nguyên tắc quyền lực nhất thể hoá, tức là chỉ có một nguyên thủ. Từ đó Hitler là người thể hiện ý chí quốc gia và quốc dân.

Có thể nói, sự hồi phục kinh tế của nước Đức trong giai đoạn Hitler lên cầm quyền là một thành tựu đáng ngạc nhiên. Tuy Hitler không giỏi về kinh tế, nhưng ông đã quy tụ được những chuyên gia kinh tế giỏi, đặc biệt là Tiến sỹ Hjalmar Schacht, được coi là "phù thuỷ kinh tế".

Việc quản lý nền kinh tế được trao cho Schacht. Dưới sự quản lý của ông, một chính sách kinh tế mới nhằm nâng cao vị thế của quốc gia được

vạch ra, hạn chế nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng và nhằm vào xuất khẩu. Nhưng cơ bản đúng nghĩa cho sự phục hồi kinh tế nước Đức là do tái vũ trang, theo chế độ Quốc xã dồn mọi nỗ lực, khởi đầu vào năm 1934. Cả nền kinh tế Đức được nói đến trong ngôn ngữ Quốc xã là "kinh tế chiến tranh" và được thiết kế để vận hành không những trong thời gian chiến tranh mà cả trong thời bình dẫn đến chiến tranh.

Trong chương trình kinh tế của mình, Hitler có đưa ra chương trình đại quy mô đó là xây dựng hệ thống đường cao tốc, bắc cầu mới, xây dựng sân bay và trại lính, cải tạo đất đai, khai khẩn đất hoang,… trước hết đã có tác dụng thu hút nhân công giải quyết nạn thất nghiệp sau đó lại có thể dùng làm các trục giao thông rất thuận tiện cho chiến lược, xúc tiến việc xây dựng cơ bản cho quốc gia, để chuẩn bị cho chiến tranh sau này.

Đảng Quốc xã tiến hành cải cách, phát triển mạnh chủ nghĩa tư bản lũng đoạn theo kiểu phát xít. Đó là một hình thức hoàn toàn khác với Mỹ, vỡ nó là một chủ nghĩa tư bản lũng đoạn quốc gia dị dạng. Tháng 7 năm 1933, Hitler cho thành lập cơ quan tối cao khống chế kinh tế toàn quốc – "Tổng hội kinh tế Đức". Tổ chức này do những tay lũng đoạn đầu xỏ và những người cầm đầu Đảng Quốc xã thao túng. Tháng 11 năm 1934, tổ chức này công bố "Điều lệ kiến thiết hữu cơ kinh tế Đức". Theo bản điều lệ này, quốc gia sẽ thông qua hai con đường là ngành kinh tế và hệ thống khu vực để khống chế thật chặt các xí nghiệp tư nhân. Sự phân phối nguyên liệu và sự đặt hàng của các xí nghiệp đều bị sự khống chế nghiêm khắc của quốc gia. Như vậy, chính quyền quốc gia và tư bản lũng đoạn đã kết hợp một cách hữu cơ để xúc tiến nền kinh tế quốc dân chuyển sang quỹ đạo nền kinh tế quân sự.

Để tăng cường sự quản chế đối với công nhân các xí nghiệp, Chính phủ Quốc xã còn ban bố "Luật trật tự lao động quốc dân", quy định chủ xí nghiệp là lãnh tụ có toàn quyền trong các xí nghiệp, còn công nhân chỉ là thuộc hạ của họ, công nhân không được tự ý bỏ việc. Ngoài ra, nước Đức

còn thành lập "Tổng hội quản lý thực phẩm Đức", người nông dân cần phải tiến hành sản xuất theo sự quy định của quốc gia. Một phần lớn sản phẩm nông nghiệp phải bán lại cho quốc gia với giá thấp. Quốc xã thông qua các biện pháp này khống chế sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp một cách chặt chẽ. Kinh tế nông nghiệp cũng được đưa vào quỹ đạo khống chế quốc gia.

Về tài chính dưới sự chỉ đạo của Schacht, in thêm tiền là một trong

những thủ đoạn của Schacht. Ông thao túng đồng tiền một cách khéo léo đến nỗi các nhà kinh tế nước ngoài cú lúc ước lượng đồng mark có đến 237 giá trị khác nhau. Ông đã đàm phán được nhiều cuộc trao đổi hiện vật với hàng chục quốc gia có lợi cho Đức một cách đáng kinh ngạc, và chứng tỏ với các nhà kinh tế chính thống là càng mang nợ một quốc gia thì càng dễ làm ăn với quốc gia ấy. Việc ông tạo tín dụng cho một quốc gia thiếu vốn luân chuyển và hầu như không có dự trữ tài chính là do - theo như một vài người nói – là mánh lới bậc thầy. Ví dụ cụ thể là việc Ngân hàng Nhà nướcphỏt hành tín phiếu "Mefo" được Nhà nướcbảo lãnh và được dùng để chi trả cho các nhà sản xuất vũ khí. Vì tín phiếu này không xuất hiện trên báo cáo tài chính của Ngân hàng Quốc gia lẫn ngân sách Nhà nước, chương trỡnh tỏi vũ trang vẫn được giữ bí mật. Trong giai đoạn 1935 đến 1938, tín phiếu này được sử dụng riêng cho việc tái vũ trang và lên đến số tiền là 12 tỷ mark.

Schacht đã cống hiến năng lực và tài năng vào việc chi trả cho chương trỡnh tỏi vũ trang nhanh chóng của Hitler. Ông đã nhào nặn ra nhiều mỏnh khoé để huy động tiền bạc cho Lục quân, Hải quân và Không quân và chi trả cho cỏc hoá đơn sản xuất vũ khí. Ông nói với Hitler: "Vì thế, việc tái vũ trang của chúng ta được chi trả một phần với tín dụng của kẻ thù chính trị chúng ta". (82)

Tháng 9 năm 1936, Đức bắt đầu Kế hoạch bốn năm và chuyển qua nền kinh tế toàn diện cho chiến tranh. Lúc này Hermann Goring thay thế Schacht

để nắm quyền độc tài về kinh tế, phụ trách "Văn phòng kế hoạch bốn năm" kiểm soát toàn bộ nền kinh tế Đức. Mục đích của kế hoạch này là làm cho Đức tự túc trong vòng 4 năm, để không phải khốn đốn vì phong toả. Nhập khẩu được giảm tới mức tối thiểu, vật giá tiền lương được kiểm soát nghiêm ngặt, cổ tức được giới hạn, những nhà máy lớn được giao nhiệm vụ sản xuất cao su nhân tạo, hàng dệt may, nhiên liệu và các vật phẩm khác từ nguyên vật liệu sẵn có trong nước, và các nhà máy thép khổng lồ được Hermann Goring cho sản xuất thép từ quặng sắt cấp thấp. Nói tóm lại, toàn bộ nền kinh tế Đức được huy động cho chiến tranh.

Người làm doanh nghiệp nhỏ chẳng bao lâu bị huỷ diệt hoặc hạ xuống làm giai cấp làm công ăn lương. Các đạo luật ban hành tháng 10 năm 1937 giải tán mọi doanh nghiệp có số vốn dưới 40.000 USD và cấm mở doanh nghiệp có số vốn dưới 2 triệu USD.Việc này đã làm biến mất 1/5 số doanh

Một phần của tài liệu luận văn Chính sách mới (New deal) của Franklin D. Roosevelt (Trang 113)