So sánh cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính hiện nay và cuộc Đại suy thoái

Một phần của tài liệu luận văn Chính sách mới (New deal) của Franklin D. Roosevelt (Trang 131)

1929 1931 1933 1937 1938 1940 Tổng sản phẩn quốc nộ

3.5.3. So sánh cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính hiện nay và cuộc Đại suy thoái

Đại suy thoái 1929

Mặc dù cuộc khủng hoảng hiện nay mang tính chất là cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính còn cuộc khủng hoảng năm 1929 lại mang tính chất là một cuộc khủng hoảng thừa nhưng giữa hai cuộc khủng hoảng lại có một số điểm tương đồng.

Thứ nhất, bong bóng tài sản là điềm báo rắc rối: cuộc Đại suy thoái

chỉ bắt đầu vào quý 4 năm 1929, khi hoảng loạn bắt đầu xảy ra ở thị trường tài chính. Nhưng lúc đó, giống như bây giờ, bắt đầu trước cuộc đụng độ của thị trường là việc đổ xô đầu cơ trong lĩnh vực bất động sản.

Thứ hai, nợ vượt quá khả năng chi trả: các nhà môi giới cuối những

năm 20 của thế kỷ XX đã hành xử như những người cho vay thế chấp nhà đối với đối tượng có thu nhập thấp ở Mỹ thời gian qua: cho vay hầu hết tất cả mọi người. Nhưng việc mua chứng khoán bằng tiền đi vay chỉ là một phần nhỏ của cuộc bùng nổ tín dụng lớn hơn nhiều. Từ năm 1925 đến năm1929, nợ trả góp đã tăng gấp đôi.

Thứ ba, Phố Wall "đã quá khôn ngoan": ở những thời điểm tốt đẹp và

thuận lợi, các ngân hàng đầu tư được khen ngợi về cái được là "cải tiến tài chính". Chỉ khi những sản phẩm "hấp dẫn" như vậy sụp đổ thì người ta mới coi đó là sai lầm. Cuối thập niên 20 của thế kỷ XX, người ta đã phải chứng kiến bùng nổ về số lượng các quỹ tín thác đầu tư (investment trust) - tạo nên sự lạm dụng đũn bẩy và được chứng minh rằng gần như vô ích sau cuộc khủng hoảng. Hai sự kiện này khá giống nhau về vấn đề có quá nhiều công cụ tài chính dựa trên vốn vay.

Thứ tư, một Tổng thống sắp mãn nhiệm: theo Robert McElvan, một sử

gia nghiên cứu về Đại suy thoái ở nước Mỹ, trong tình hình kinh tế hỗn loạn những năm 1929 – 1930, cuộc khủng hoảng ngân hàng không thật sự đến đỉnh điểm cho tới năm 1933. Tổng thống Hoover lúc đó là một người theo

Đảng Cộng hoà sắp mãn nhiệm, thiếu sức mạnh chính trị và không thể kiềm chế niềm tin tụt dốc đối với ngân hàng.

Tuy nhiên, về cơ bản, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính hiện nay là hoàn toàn khác so với cuộc suy thoái năm 1929 - 1933. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ lĩnh vực tài chính ngân hàng, mặt khác do ngày nay mối quan hệ quốc tế được mở rộng hơn rất nhiều, do đó không thể dễ dàng khắc phục được nếu chỉ đơn thuần áp dụng ở một quốc gia. Vì thế, so với đại khủng hoảng thập niên 30 của thế kỷ XX, các đối sách của Mỹ hiện nay không đơn độc mà có sự hợp tác của những nền kinh tế lớn vì sự tùy thuộc vào nhau, nhất là thị trường tài chính đã lên cao độ, Mỹ sụp đổ sẽ kéo theo sự bất ổn ở các nền kinh tế khác. Hiện nay việc hợp tác đã bắt đầu trong chính sách lãi suất.

Ngày 9 tháng 10 năm 2008, cùng với Mỹ, ngân hàng trung ương của các nước lớn giảm lãi suất ngắn hạn hàng loạt (Mỹ còn 1,5%, khối Euro 3,75%...). Riêng Nhật lãi suất đã ở mức quá thấp (0,5%) nên kỳ này không thay đổi. Nỗ lực này có mục đích giảm phí tổn điều động vốn của ngân hàng, giảm phí tổn vay vốn của doanh nghiệp và người tiêu thụ nhằm kích thích sản xuất và chi tiêu. Trong những ngày tới, nếu cần, các nước sẽ can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối để tránh sự biến động đột ngột trong tỷ giá các đồng tiền chính.

Thêm vào đó, khác với thập niên 30 của thế kỷ XX, hồi đó Mỹ và nhiều nước khác đều gặp khó khăn ở mức độ gần như nhau, hiện nay kinh tế thế giới ngoài Mỹ phát triển khá mạnh. Năm 2007, tăng trưởng ở Mỹ chỉ có 2% trong khi thế giới là 5%. Theo dự báo của IMF, năm 2008 Mỹ tăng trưởng 1,6% trong khi thế giới 3,9%.

Cùng với cơ chế hợp tác đã có của các nước lớn, sự năng động của kinh tế thế giới là điều kiện về thị trường giúp kinh tế Mỹ mau hồi phục. Đầu năm 2008 tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ khoảng 6%, có thể sẽ tăng lên trong năm

2009 nhưng, với các lý do vừa nói, không thể có chuyện tăng lên tới mức 25% của thập niên 30 của thế kỷ XX.

Một điểm nữa là Chính phủ ngày nay đóng vai trò quan trọng hơn và hiệu quả hơn vỡ cú cỏc cơ chế làm dịu tác động của khủng hoảng so với thập niên 30 của thế kỷ XX. Thời xưa chưa có Cục Dự trữ Liên bang và cơ quan lo về chế độ bảo hiểm tiền gửi tiết kiệm (FDIC). Để giảm sự lo âu cho những người gửi tiết kiệm ở ngân hàng với số tiền lớn, Chính phủ đã nâng mức bảo hiểm số tiền gửi từ 100.000 USD lên 250.000 USD trong đầu tháng 10 năm 2008.

Một phần của tài liệu luận văn Chính sách mới (New deal) của Franklin D. Roosevelt (Trang 131)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w