Trong suốt quá trình cầm quyền của mình, qua gần 4 nhiệm kỳ Tổng thống từ năm 1933 đến năm 1945 là quá trình thực hiện những nội dung trong chương trình New deal.
Tuy nhiên, về cơ bản Chính sách mới được tập trung thể hiện trong hai giai đoạn: Chính sách mới lần thứ nhất 1933 – 1934, Chính sách mới lần thứ hai 1935 – 1936. Cũng có một số tài liệu lại phân chia: Chính sách mới lần một thực hiện trong vòng 100 ngày của năm 1933, Chính sách mới lần hai thực hiện từ năm 1934 – 1938. Việc phân chia hai giai đoạn chỉ mang tính chất tương đối. Cũng có thể coi Chính sách mới là một chương trình tổng thể thông suốt, khó có thể phân chia giai đoạn, chúng ta chỉ tập trung vào những nội dung trong những lĩnh vực cụ thể của Chính sách mới (New deal).
Rất nhiều chương trình của Chính sách mới được thực hiện từ lúc Roosevelt lên làm Tổng thống và được kết thúc trong Chiến tranh thế giới II bởi những mối quan tâm mới của Chính phủ về quân sự và cuộc Chiến tranh thế giới. Tuy nhiên, rất nhiều nội dung của Chính sách mới được duy trì cho đến thập niên 70, 80 của thế kỷ XX. Ví dụ như Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC), Tập đoàn bảo hiểm nông sản Liên bang (FCIC), Cơ quan nhà ở Liên bang (FHA), Cơ quan thung lũng Tennessee. Rất nhiều chương trình rộng khắp thực sự vẫn còn giá trị cho đến ngày hôm nay đó là Hệ thống những chương trình an ninh xã hội, An ninh và trao đổi liên lạc (SEC)…
Trong những phương pháp của ông, Chính sách mới là một chương trình tiến bộ thể theo những ý niệm và những kế hoạch đã có từ lâu năm ở Mỹ. Chính sách bảo vệ của Chính sách mới đã được Theodore Roosevelt khởi đầu; chương trình kiểm soát các Trust đã có từ cuối thế kỷ trước; những
công việc cải cách ngân hàng và tiền tệ đã được tán dương và được Tổng thống Wilson thực hiện một phần; chương trình viện trợ nông dân đã xuất nhiều vốn cho nông dân; pháp chế lao động đã căn cứ trên những phương pháp được thi hành trong nhiều nơi, như vùng Wisconsin và Oregon. Trên lĩnh vực đối ngoại, Chính sách mới vẫn tiếp tục một cách rõ rệt chính sách cổ truyền của Mỹ theo chủ trương tăng cường an ninh quốc gia, duy trì tự do trên mặt biển, trật tự, hoà bỡnh cựng bảo vệ nền dân chủ.
Có nhiều người cho rằng Chính sách mới của Roosevelt mang màu sắc thực dụng chủ nghĩa. Ngay từ khi bước chân vào Nhà Trắng, trong tâm khảm của Roosevelt chưa có một khái niệm hoàn chỉnh về Chính sách mới. Nhiều Chính sách mới được ban hành là do ụng đó dựa vào tình huống cụ thể để ứng biến một cách khẩn cấp. Nhưng, Roosevelt đã biết tập hợp được những người cố vấn xung quanh mình, gọi là nhóm "Tỳi khôn" (Brain Trust), những giải pháp của họ đưa ra nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng rộng lớn và bao quát hơn những giải pháp của Chính phủ đối với nền kinh tế. Họ là những chuyên gia đầy trí tuệ, đã chỉ đạo tư tưởng một cách sáng suốt và chính xác trong mọi Chính sách mới, tức tình hình phát triển kinh tế, sự thay đổi kết cấu về sản xuất và thị trường, đã làm cho chủ nghĩa tự do cổ điển trở nên lỗi thời. Lối ra của sự quản lý hiện đại cần phải do Chính phủ tiến hành một cách quy hoạch có tổ chức. Vì vậy, cần phải từ bỏ chính sách thị trường tự điều tiết nền kinh tế của Hoover, tăng cường sự can dự của Chính phủ vào mọi hoạt động kinh tế. Còn đối với việc can dự như thế nào, can dự đến mức độ nào và can dự trong phạm vi nào, thì cần phải chờ khi thực thi Chính sách mới dần dần mò mẫm.
Tuy nhiên, trong những việc nói chung, họ có thể vận dụng những tri thức chuyên môn của họ. Những học giả tự nhận mình là phái cải cách tin tưởng sâu sắc dựa trên những kế hoạch, những ứng dụng các tri thức khoa học xã hội, có thể tạo thành một "xã hội tốt đẹp". Vì vậy, bọn họ đã mang lại
những kinh nghiệm khác nhau, như kinh nghiệm kế hoạch Nhà nướctrong thời gian Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tư tưởng cải cách đô thị thời kỳ đầu thế kỷ XX, cũng như chủ trương cải cách nông nghiệp và tài chính của Đảng Bình dân hồi cuối thế kỷ XIX… Ngoài ra, các thành viên nội các của Roosevelt còn có những quan điểm khác nhau, điều này làm cho ông có thể nghe các kiến nghị khác nhau để lựa chọn, nhưng một mình ông nắm trong tay quyền quyết đoán. Donald Richberg, người đứng đầu thứ hai của cơ quan Phục hồi công nghiệp (NRA) đã nói: "Một kế hoạch kinh tế của quốc gia chỉ là sự bảo vệ của Tổng thống của chúng ta trong tình huống và chỉ hy vọng cho tương lai". (82)
Xét từ nội dung chủ yếu của Chính sách mới được thực hành về sau cho thấy có thể dùng "3R" để khái quát, tức "Cứu tế" (Relief), "phục hồi" (Recover) và cải cách (Reform)… Cứu tế là hết sức cần thiết cho hàng triệu người thất nghiệp. Phục hồi nghĩa là đem nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường. Cải tổ là kế hoạch dài hạn nhằm chỉnh sửa những điều bất cập, nhất là trong hệ thống ngân hàng. Một loạt các buổi nói chuyện trên sóng phát thanh, được biết đến với cái tên "Nói chuyện bên Lò sưởi", được Tổng thống sử dụng rất hiệu quả nhằm trình bày những đề án của ông với người dân Mỹ.
Trong "100 ngày đầu tiên" của Roosevelt tập trung vào phần đầu của chiến lược: cứu trợ khẩn cấp. Từ ngày 9 tháng 3 đến 16 tháng 6 năm 1933, ông đệ trình lên Quốc hội con số kỷ lục các dự luật, và tất cả đều được thông qua. Tổng thống phải dựa vào những Thượng nghị sĩ như George Norris, Robert F. Wagner và Hugo Black cũng như nhóm cố vấn chuyên môn để thiết kế các chương trình hành động.
"Đú chính là vì sự ngoan cố và bất tài của những kẻ nắm giữ trọng trách trong lĩnh vực thương mại và tài chính, dù nay họ đã thừa nhận sai lầm và đã ra đi. Cung cách làm ăn vô lương tâm của những kẻ đồi bạc đang bị cáo buộc trước toà án công luận, bị phỉ nhổ bởi những con người của lương
tri và trí tuệ. Những kẻ đồi bạc này đã cố gắng sửa đổi, nhưng những nỗ lực của họ được thực thi bằng những phương phương cách đã lỗi thời. Vì không thể chối cãi trước thất bại căy đắng, họ đưa ra những giải pháp chỉ để làm cho tình hình tồi tệ hơn. Khi bị tước bỏ khỏi miếng mồi danh lợi, vỡ chỳng mà họ đã lôi kéo dân tộc này đi theo sự dẫn dắt dai lạc của họ, họ tìm cách che đậy sự thật để hô hào và cố chắp vá một niềm tin đã đổ vỡ. Trong đầu họ chẳng có gì khác hơn là những lề thói của một thế hệ chỉ biết mưu cầu tư lợi cho bản thân. Họ không hề có tầm nhìn, mà khi lãnh đạo không có tầm nhìn thì đất nước suy vi. Những kẻ đồi bạc đã rời bỏ chỗ ngồi trang trọng trong ngôi đền văn minh của dân tộc chúng ta. Bây giờ chúng ta có thể cùng nhau đem đền thờ thiêng liêng này trở về với chân lý bất di bất dịch của dân tộc. Biện pháp thích đáng cho chúng ta là cùng nhau thực thi các giá trị cao đẹp của tính công bằng xã hội thay vì mù quáng chạy theo đồng tiền". (83)