1929 1931 1933 1937 1938 1940 Tổng sản phẩn quốc nộ
3.5. Cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933 và cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới 2008 – 2009: Điểm giống và khác nhau, những bài học
tài chính thế giới 2008 – 2009: Điểm giống và khác nhau, những bài học rút ra từ cuộc Đại suy thoái
Trong lĩnh vực kinh tế, sự kiện được nhắc đến nhiều nhất trong nửa cuối năm 2008 là cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính bắt đầu từ Mỹ và sau
đó lan dần ra khắp nơi trên thế giới. Cuộc khủng hoảng này đã kéo nền kinh tế toàn cầu đi xuống.
Sáu tháng đầu năm 2008, cả thế giới xôn xao trước tình trạng vật giá leo thang: từ giá năng lượng đến giá nông phẩm đều tăng với nhịp độ chóng mặt. Tính từ tháng 5 năm 2007 đến tháng 3 năm 2008 giá dầu thô tăng lên gấp ba, ngày 2 tháng 1 năm 2008 giá dầu thô lần đầu tiên vượt giá 100 USD một thùng, đến 11 tháng 7 giá dầu thô chạm mức lịch sử là 147,27 USD một thùng. Trong cùng một thời kỳ tại một số nơi lương thực thực phẩm gần như trở thành một mặt hàng xa xỉ.
Theo lời ông Alan Greenspan, cựu Chủ tịch Cục dự trừ Liên bang (FED) đõy là cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ "hàng trăm năm mới có một lần", nó đã được dự báo từ năm 2006. Tuy nhiên dự đoán cũng như phân tích của nhiều chuyên gia kinh tế đã không đủ sức thuyết phục để các cơ quan quyền lực tài chính nhất ở Mỹ và châu Âu có những biện pháp đề phòng.
Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính chính thức trở thành thảm hoạ đối với nền kinh tế thế giới cũng như đối với nước Mỹ khi ngành kinh tế thế giới liên tục nhận được những gáo nước lạnh với sự kiện các thành trì kiên cố ngay trong trung tâm tài chính Phố Wall thi nhau suy sụp: Bear Stearms, Lehman Brother, Merill Lynch hay hãng bảo hiểm AIG, Morgan Staley điờu đứng. Dư luận thực sự bất ngờ trước điều mà báo chí gọi là sự "đổ dàn" của nền tài chính Mỹ.