Trong những năm đầu tiên thực thi Chính sách mới, mặc dù Roosevelt và chính quyền của ông đã thực hiện hàng loạt các biện pháp nhằm khắc phục khủng hoảng và chấn hưng nền kinh tế. Trên thực tế, nó đã có rất nhiều
tác dụng. Tuy nhiên, khi những lo sợ về cuộc khủng hoảng đã dịu bớt, thì lại xuất hiện những nhu cầu mới. Hầu hết các doanh nghiệp đều bất bình trước chính sách không can thiệp không tồn tại nữa. Những cuộc tranh cãi cũng xuất hiện từ nhiều phe phái chính trị đối lập, đã kéo theo sự chú ý của đông đảo dân chúng. Tiến sỹ Francis E. Townsend đề xuất các khoản lương hậu hĩnh cho người già. Cha Coughlin, một vị linh mục kêu gọi các chính sách chống lạm phát. Ấn tượng nhất là Huey P. Long, Thượng nghị sỹ bang Lousiana, một diễn giả nổi tiếng với tài hùng biện và luôn thẳng thắn ủng hộ cho những người bị thiệt thòi yếu thế, đã vận động cho chính sách tái phân phối thu nhập, nếu không bị ám sát thì chắc chắn đõy sẽ là một đối thủ của Roosevelt trong cuộc bầu cử Tổng thống khoá tiếp theo.
Trước những áp lực này, Tổng thống Roosevelt đã đưa ra nhiều biện pháp mới về kinh tế xã hội. Nổi bật nhất đó là chính sách đấu tranh chống đúi nghèo và mang lại việc làm cho những người thất nghiệp và tiếp tục xây dựng một mạng lưới an sinh xã hội.
Chính phủ thành lập Cơ quan xúc tiến việc làm (Works Progress
Administration - WPA) thành lập năm 1935 , là một trong những cơ quan hỗ
trợ chính yếu cho Chính sách mới giai đoạn từ sau năm 1935, tổ chức cung cấp việc làm lớn nhất trong thời gian đó. Cơ quan này đã triển khai những dự án quy mô nhỏ trên khắp đất nước, xây dựng nhà cửa, đường sá, sân bay và trường học. Các diễn viên, hoạ sỹ, nhạc sỹ và nhà văn được làm việc cho các Dự án Nhà hát Liên bang, Dự án Nghệ thuật Liên bang và Dự án Nhà văn Liên bang… Ngoài ra, Cơ quan Thanh niên Quốc gia cũng đã cung cấp việc làm bán thời gian cho sinh viên, thiết kế các chương trình đào tạo và trợ cấp cho những thanh niên chưa có việc làm. WPA tính toán được khoảng ba triệu người thất nghiệp trong thời điểm đó và cho đến khi bị bãi bỏ vào năm 1943 thì cơ quan này đã giúp đỡ được tổng cộng 9 triệu người.
Đõy là chương trình đã tác động đến hầu hết các khu vực của Mỹ, đặc biệt là vùng nông thôn và khu vực dân số miền núi phía Tây. Được thành lập dựa theo Đạo luật cứu trợ khẩn cấp (Emergency Relief Appropriation Act) được Quốc hội thông qua ngày 8 tháng 4 năm 1935.
Đó là sự tiếp tục và mở rộng những chương trình cứu trợ đơn giản dưới thời Tổng thống Hoover và được Quốc hội thông qua năm 1932. Người đứng đầu cơ quan WPA chính là Harry Hopkins. Trong thời gian từ năm 1935 đến năm 1938, WPA đã cung cấp hơn 8 triệu công việc cho người thất nghiệp. Chương trình này cũng phân phối lại lương thực, quần áo và nhà ở, chăm sóc trẻ em. Từ năm 1936 đến năm 1939 đã tiêu tốn gần 7 tỷ USD từ ngân sách.
Cho đến khi nó bị đóng của bởi Quốc hội và do chiến tranh vào năm 1943, những chương trình đa dạng của WPA đã tạo được rất nhiều việc làm cho mọi người trong khắp đất nước. Tất cả mọi người ai có nhu cầu về việc làm đều có thể nhận được công việc và họ được trả lương theo giờ. Theo quy định của luật pháp thì những người làm trong WPA không được làm quá 30 giờ một tuần, nhưng lại có rất nhiều chương trình bao gồm rất nhiều thỏng trờn cỏc cánh đồng, những người công nhân này được ăn và ngủ ngay tại nơi làm việc. Trước năm 1940, có rất nhiều lớp đào tạo những kỹ năng cho người lao động trong thời gian họ làm việc cho WPA.
Đối với người da đen, rất nhiều nội dung trong FERA và WPA cũng có đề cập đến quyền lợi của họ. Theo điều tra của FERA đã cho thấy vào năm 1933 có khoảng 2 triệu người da đen cần được cứu trợ khẩn cấp. Thì đến năm 1935, có khoảng 3,5 triệu người da đen trong chương trình cứu trợ, trong đó 250.000 người người da đen trưởng thành và làm việc trong các chương trình của WPA. Đến năm 1938, có khoảng 45% số gia đình da đen được cứu trợ hoặc làm việc trong các chương trình của WPA.
Tính đến tháng 5 năm 1941, Nhà nướcđã chi tổng số là 11,4 tỷ USD cho các chương trình của WPA, trong đó hơn 4 tỷ USD là phục vụ cho công cuộc xây dựng hệ thống đường sắt, các con đường,… hơn 1 tỷ cho việc xây dựng các toà nhà công cộng như Nhà hát Dock Street, Bệnh viện Brightman,...
Cũng như chương trình Tập đoàn Bảo tồn Dân sự CCC, WPA cũng nhận được rất nhiều lời chỉ trích, một trong những lời chỉ trích mạnh mẽ nhất đó là chương trình này tiêu tốn rất nhiều ngân sách của Liên bang và có vẻ giống với các chương trình của phe xã hội chủ nghĩa. Một trong những lời chỉ trích nặng nề nhất dành cho chương trình này là qua WPA, Roosevelt đang xây dựng khắp cả nước một nền chính trị máy móc với hàng triệu người công nhân