Nông nghiệp

Một phần của tài liệu luận văn Chính sách mới (New deal) của Franklin D. Roosevelt (Trang 59)

Đối với nước Mỹ, nền nông nghiệp vào giai đoạn những năm đầu thế kỷ XX vẫn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Người nông dân Mỹ nhìn chung

khá thành công trong việc sản xuất lương thực thực phẩm. Tuy nhiên, đôi khi sự thành công của họ lại gây ra vấn đề rắc rối nhất: theo chu kỳ, lĩnh vực nông nghiệp phải chịu những đợt sản xuất thừa gây sức ép lên giá cả. Với những chu kỳ dài, Chính phủ phải giúp giải quyết ổn thoả tình trạng xấu nhất đó.

Bất chấp những thành tích chính trị không gì nổi bật lắm của cỏc nhúm nông dân cuối thế kỷ XIX, hai thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX đã trở thành thời kỳ vàng son của nền nông nghiệp Mỹ. Giá nông phẩm rất cao trong khi nhu cầu hàng hoá lại tăng và giá trị của đất đai tăng. Những tiến bộ kỹ thuật tiếp tục nâng cao năng suất. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã thành lập các trang trại thử nghiệm nhằm trưng bày các kỹ thuật mới có thể nâng cao sản lượng mùa màng. Năm 1914, Quốc hội lập ra cơ quan Dịch vụ Phát triển Nông nghiệp, cơ quan này tuyển mộ một đội ngũ cán bộ để cố vấn cho nông dân và gia đình họ mọi việc, từ phân bón cho đến các dự án sửa chữa cải tạo gia đình.

Những năm tốt đẹp đầu thế kỷ XX chấm dứt khi giá cả giảm xuống sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nông dân lại kêu gọi sự giúp đỡ của Chính phủ Liên bang. Mặc dù vậy, những lời yêu cầu của họ đã bị bỏ ngoài tai khi phần còn lại của quốc gia - đặc biệt là vùng đô thị đang tận hưởng cuộc sống thịnh vượng của những năm 20 của thế kỷ XX. Giai đoạn này, người nông dân gặp nhiều thảm hoạ hơn cả những thời kỳ khó khăn trước đây, bởi vì họ không còn tự cung, tự cấp nữa. Họ phải thanh toán bằng tiền mặt cho máy móc, hạt giống, phân bón cũng như hàng hoá tiêu dùng, trong khi thu nhập của họ tụt xuống cực kỳ thấp.

Tuy nhiên, không lâu sau cả quốc gia đã chia sẻ nỗi khó khăn của nông dân khi đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế sau sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán năm 1929. Đối với nông dân, cuộc khủng hoảng kinh tế đã trộn thêm những khó khăn nảy sinh so sản xuất thừa. Sau đó, khu vực nông nghiệp còn gặp phải những thời tiết bất lợi cho hoạt động canh tác.

Những đợt gió dai dẳng trong suốt mùa khô han kéo dài đã thổi mất đi những lớp đất mầu mỡ trên bề mặt của một vùng rộng lớn đã từng cho năng suất cao. Khái niệm "bão bụi" được đặt ra để mô tả những điều kiện xấu ấy.

Sự can thiệp của Chính phủ được mở rộng trong nền kinh tế nông nghiệp bắt đầu vào năm 1929, khi Tổng thống Hoover (1929 – 1933) thành lập Ban Nông nghiệp Liên bang. Mặc dù ban này không thể đáp ứng những thách thức gia tăng do cuộc Đại suy thoái mang lại, nhưng việc thiết lập tổ chức này thể hiện cam kết của quốc gia đầu tiên nhằm bảo đảm sự ổn định kinh tế nhiều hơn nữa cho nông dân và đặt ra tiền lệ về sự điều tiết thị trường nông sản của Chính phủ.

Một nội dung quan trọng khác trong Chính sách mới là việc điều chỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp. Xuất phát từ hoàn cảnh, mùa xuân năm 1933, khu vực kinh tế nông nghiệp đang trong tình trạng suy sụp. Có nhiều người nói nông nghiệp là lĩnh vực bị thiệt hại nghiêm trọng nhất. Điều cần làm là phải tăng giá nông sản, giảm bớt sản xuất ngũ cốc, bông và thuốc lá để tránh sản xuất thừa, cho nông dân vay tín dụng dễ dàng, tài trợ cho nông trại nhỏ. Điều đó khiến những người khởi xướng Chính sách mới có cơ sở để thử nghiệm niềm tin của họ rằng việc điều tiết nhiều hơn sẽ giải quyết.

Nhờ những đạo luật về nông nghiệp, tình hình trên thị trường nông nghiệp đã được cải thiện đáng kể. Tháng 6 năm 1933, Quốc hội thông qua Luật điều chỉnh nông nghiệp (AAA – Agricultural Adjusment Act). Bản luật này chủ yếu là áp dụng hai biện pháp:

Thứ nhất: Giảm canh, thu hẹp diện tích canh tác hiện hữu, lấy việc

khống chế sản phẩm dư thừa để tăng thu nhập cho nông dân, đồng thời cũng tăng thuế gia công cho các xí nghiệp gia công nông sản như xưởng bột mì, xưởng dệt, xưởng giết mổ gia sỳc… để lấy số tiền này bù đắp cho sự tổn thất kinh tế do giảm canh cho nông dân. Phụ cấp cho những nông dân nào chịu

giảm bớt diện tích độc canh làm cho đất bạc màu thay vào đó là những loại cây trồng khác có thể bảo vệ độ màu mỡ của đất.

Thứ hai: Là bình giá, nâng tỷ giá giữa các mặt hàng nông nghiệp và

các mặt hàng phi nông nghiệp lên mức trung bình của những năm 1909 – 1914. Đây là cái người ta gọi là sự "ngang giá" (parity). Chính phủ bù lỗ để duy trì giá cả các sản phẩm nông nghiệp, giúp cho nông dân tăng thu nhập.

Tuy nhiên, cho đến khi điều luật này chính thức trở thành luật, thì vụ gieo trồng đã diễn ra rồi, và AAA buộc phải trả cho nông dân một khoản trợ cấp để họ phá bỏ các mảnh đất đã được gieo trồng. Việc cắt giảm sản lượng và trợ cấp nông nghiệp thông qua Công ty Tín dụng Nông sản - là công ty thu mua nông sản để cất trữ, khiến cho sản lượng nông sản trên thị trường giảm xuống và giá nông sản tăng lên. Một số đạo luật quan trọng được thông qua trong giai đoạn này:

Ví dụ: Ngày 21 – 4 – 1934, Quốc hội thông qua Đạo luật kiểm soát cotton (The cotton control Act – Bankhead Act); nó kêu gọi sự kiểm soát bắt buộc trên cây trồng cotton, với khoản thuế cho những khối lượng vượt quá chỉ định cho các bang, các tỉnh, cho các nông dân trồng cotton khác nhau.

Ngày 9 – 5 – 1934, Quốc hội thông qua Đạo luật Jones – Costigan, cho phép kiểm soát cả đường mía và đường củ cải sản xuất ở Mỹ.

Tháng 6 năm 1934, Quốc hội thông qua Đạo luật Farm Mortgage

Fore – Closurre cho người nông dân được vay một số tiền để họ có thể khôi

phục lại tài sản mà họ sở hữu lúc trước khi bị siết nợ.

Cuối tháng 6 năm 1934, Quốc hội thông qua Đạo luật The Taylor

Grazing bác bỏ sự sở hữu vùng đất nuôi gia súc khoảng 8.000.000 acres và

khoảng 142.000.000 acres sẽ được nằm ngoài mục đích này. Quốc hội thông qua Đạo luật The Tobacco Control cung cấp hạn ngạch bắt buộc trên cây thuốc lá với một khoản thuế đỏnh trờn cỏc sản phẩm vượt mức…

Tới năm 1933, mục tiêu 10 triệu accrơ (40.000 km2 đất) trồng bụng đó bị phá huỷ, nhiều loại cây trồng đã bị thối rữa, 6 triệu con lợn đã bị giết...

Từ năm 1932 đến năm 1935, thu nhập của nông dân tăng 50% nhưng chỉ phần nào là nhờ vào các chương trình của Liên bang mà thôi, việc nông dân thế chấp tài sản để vay tiền đã giảm hẳn. Trong những năm đó, khi chủ đất được khuyến khích không dùng đất vào trồng trọt, thải hồi những người làm thuê và những người lính canh, thì một trận hạn hán khắc nghiệt đã ập xuống các bang vùng Plains. Gió mạnh và những cơn bão cát đó tỏn phỏ khắp vùng này khiến miền này nổi danh là xứ bụi trong suốt những năm 30 của thế kỷ XX.

Cho đến năm 1940, khoảng 2,5 triệu người đã dời các bang vùng Plains, tạo thành dòng người di cư lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Trong số đó, khoảng 200.000 người đã đến California. Những người di cư không chỉ gồm có nông dân mà còn bao gồm cả lao động chuyên môn, người bán lẻ và nhiều lớp người khác mà sinh kế của họ gắn với sự thăng trầm của các cộng đồng nông nghiệp. Nhiều người trong số họ cuối cùng đã phải tranh nhau tìm kiếm những công việc mang tính thời vụ như hái nông sản với đồng lương rất rẻ mạt.

Chính phủ đã ra tay cứu trợ bằng cách thành lập Cơ quan Bảo tồn Đất

đai năm 1935. Những tập quán canh tác làm tàn phá đất đai đã làm cho ảnh

hưởng của hạn hán càng trầm trọng thêm. Cơ quan này đã hướng dẫn nông dân các biện pháp làm hạn chế xói mòn. Ngoài ra, gần 30.000 km cây trồng lờn đó làm giảm sức mạnh của gió.

Khuyết điểm lớn nhất của những đạo luật về nông nghiệp này là chỉ có lợi cho những trang trại lớn và những người tương đối phát đạt. Những người kinh doanh nhỏ (Share Cropper) ở các bang miền Nam, những người công nhân nông nghiệp, người da đen và người Mexico không được lợi lộc gì. Nhiều người thậm chí còn khó khăn hơn, đặc biệt là những người da đen ở miền Nam

Carolina, Alabama và Mississippi, do giảm bớt việc trồng trọt một số nông sản hàng hoá. Bởi vì, trong quá trình giảm canh, nhiều nông dân canh tác ăn chia sản phẩm buộc phải rời bỏ ruộng đất. Khi hàng trăm triệu người không đủ no thì một số lượng lớn sản phẩm nông nghiệp lại bị đem đi phá huỷ. Ngay đến người xuống lệnh làm việc đó là Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ là Henrri Wallace cũng phải nói: "Huỷ hoại những hoa màu đương tương đối tốt là việc làm hoàn toàn trái ngược với bản tính lành mạnh của nhân loại". (6,632)

Đối với một bộ phận khác trong dân cư – đó là người da đỏ, có khoảng 300.000 người – tình hình lại không được như vậy. Quy chế của họ đã được định đoạt từ năm 1887 cho phép Tổng thống được phép lấy bớt đất của họ. Mỗi người chủ bộ lạc da đỏ được khoảng 70 hộcta, số còn lại phải bán đi. Năm 1924, tất cả những người da đỏ đã trở thành công dân Mỹ. Nhưng cố gắng đã đưa họ tới chỗ chia sẻ lối sống của toàn thể dân cư trong nước không đem lại kết quả. Một số lớn chủ bộ lạc đó bỏn đất của họ - nhất là khi biết dưới lòng đất có dầu lửa. Phần lớn, nhất là ở Arizona và New Mexico người da đỏ không chịu rời bỏ cuộc sống bộ lạc truyền thống và tổ chức cộng đồng của mình. Dần dần chính quyền mới hiểu ra rằng không có gì tốt đẹp cho người da đỏ nếu tìm cách cho họ chấp nhận "Lối sống Mỹ". Tới năm 1934, đạo luật về tổ chức lại đời sống người da đỏ (Indian Reorganization Act) đã khôn ngoan trả họ về với đời sống bộ lạc, cho phép họ giữ hệ thống văn hoá và phương pháp canh tác chăn thả cộng đồng của họ.

Bên cạnh đú, cú những sáng kiến nữa của Chính sách mới để hỗ trợ nông dân. Quốc hội thành lập Ban Quản lý Điện khớ hoỏ Nông thôn nhằm mở rộng các tuyền truyền tải điện đến cỏc vựng nông thôn. Chính phủ giúp đỡ xây dựng và duy tu hệ thống các đường giao thông từ trang trại đến thị trường để người nông dân cũng như hàng hoá của họ có thể tới được các thành phố và đô thị thuận lợi hơn. Những chương trình bảo toàn đất đai nhấn mạnh đến sự cần thiết phải quản lý hiệu quả đất canh tác.

Tuy AAA phần nhiều là thành công, nhưng nó vẫn bị bãi bỏ vào năm 1936, khi các khoản thuế đánh vào các công ty chế biến thực phẩm bị Toà án Tối cao cho là không hợp hiến. Quốc hội đã nhanh chóng thông qua một điều luật hỗ trợ nông dân, cho phép Chính phủ trợ cấp cho những nông dân chấp nhận bỏ ruộng đất không gieo trồng nhằm mục đích bảo toàn đất đai. Năm 1938, với đa số thành viên ủng hộ Chính sách mới tại Toà án Tối cao, Quốc hội đã phục hồi điều luật AAA.

Mặc dù Chính sách về nông nghiệp bị rất nhiều người chỉ trích với lý do trong khi hàng triệu người tại Mỹ và trên thế giới vẫn thiếu thực phẩm và không có đủ tiền để mua thực phẩm, thế mà Chính phủ Hoa Kỳ lại trả tiền cho nông dân để họ không sản xuất, để họ huỷ hoại những thực phẩm có thừa. Nhưng đứng trong phạm vi chính trị, người ta vẫn chưa tìm thấy một giải pháp nào để có thể phân phát được thực phẩm có thừa kia cho những người thiếu thực phẩm được.

Cho tới năm 1940, gần hai triệu nông dân đã nhận được trợ cấp Liên bang. Các chương trình Chính sách mới đã cung cấp cho các khoản vay cho những vụ gieo trồng tăng thêm, cung cấp bảo hiểm lúa mì và hệ thống cất trữ theo kế hoạch, nhằm đảm bảo nguồn cung cấp lương thực ổn định. Cuối cùng, chính sách ổn định kinh tế cho nông dân cũng được hoàn tất, giá nông sản đã được tăng lên, đã đạt được những kết quả căn bản trong vấn đề định giá cả nông sản và giữ thế quân bình kinh tế cho nhà nông. Mặc dù Chính phủ đã phải giám sát vô cùng chặt chẽ và bỏ ra những khoản chi phí khổng lồ.

Chính sách nông nghiệp thiết lập một vai trò quan trọng và lâu dài của chính quyền Liên bang trên lĩnh vực nông nghiệp đối với toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, nguồn gốc của AAA không phải xuất phát từ việc giải quyết những nhu cầu cho những người nông dân đi thuê đất, những người lao động trong các trang trại đó là những người luụn cú nguy cơ bị thất nghiệp, vì thế không có chính sách nào đặc biệt dành cho họ. Bởi vì rất nhiều hạn chế của

AAA như vậy, nên năm 1936, AAA đã bị bãi bỏ, sau đó lại phục hồi, nhưng một số nội dung của AAA đã được thay đổi, chương trình nông nghiệp của Chính phủ trợ cấp cho nông dân thuê đất trồng những loại cây nhằm cải tạo những vùng đất cằn cỗi bằng một số loại cây thực vật mà có thể bán được trên thị trường. Sự điều chỉnh của Liên bang với những chương trình rộng khắp thực sự vẫn còn ý nghĩa cho đến ngày hôm nay.

Một phần của tài liệu luận văn Chính sách mới (New deal) của Franklin D. Roosevelt (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w