Tập đoàn bảo tồn dân sự (The Civilian Conservation Corps)

Một phần của tài liệu luận văn Chính sách mới (New deal) của Franklin D. Roosevelt (Trang 77)

Cũng theo khuôn khổ của Luật cứu trợ khẩn cấp Liên bang, Roosevelt cho thành lập Sở cứu trợ khẩn cấp Liên bang do Harry Lloyd Hopkins, là một trong những cố vấn quan trọng của Tổng thống chủ trì mọi công tác tại

Sở cứu tế. Với tài năng tổ chức tuyệt vời của mỡnh, ụng đó phân phối số tiền cứu trợ một cách hợp lý về các bang. Năm 1934, Hopkins đã đổi từ việc cứu trợ đơn thuần trở thành "lấy việc làm thay thế cho cứu trợ", từ đó mang đến công ăn việc làm cho người thất nghiệp thông qua việc tham gia vào việc xây dựng những công trình công cộng, bảo vệ môi trường,… vừa giúp cho người thất nghiệp bảo vệ được tinh thần tự lực cánh sinh và lòng tự trọng, được đông đảo người lao động hoan nghênh. Một trong các tổ chức có uy tín trong phong trào này đó là Tập đoàn Bảo tồn Dân sự (The Civilian Conservation

Corps - CCC).

Tháng 3 năm 1933, cơ quan này đã tiến hành thành lập ngay những đội bảo vệ thiên nhiên trong nhân dân, tổ chức những thanh niên từ 18 đến 25 tuổi đi trồng cây, xây đập nước, dập tắt những đám cháy rừng ở những khu rừng phòng hộ. Mỗi khu rừng gồm có 250.000 người, mỗi thời kỳ làm việc là nửa năm. Đến tháng 8 năm 1933, có khoảng 300.000 thanh niên sống trong các trang trại này. Tại 1500 khu lao động phân bố trên toàn quốc, đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, có khoảng 2.000.000 thanh niên tham gia vào hoạt động này. Năm 1935, Quốc hội đã chi 4,5 tỷ USD để tăng cường các công trình công cộng.

Mức lương trả cho những người hoạt động trong các chương trình của CCC rất thấp, khoảng 30 USD một tháng, trong đó 25 USD được gửi về nhà; "trợ lý lãnh đạo" được nhận 36 USD, "các nhà lãnh đạo" thì nhận được 45 USD. Nhưng thêm vào đó, họ đều được cấp lương thực, quần áo, chỗ ở, phương tiện đi lại, y tế, thậm chí là cả giáo dục và đào tạo; quan niệm ít được công khai hoá của CCC là việc đào tạo việc làm cho các học sinh chậm tiến trong giáo dục cơ sở và phổ thông. Tất cả những người tham gia đều là tự nguyện, nhưng thời hạn tham gia tối thiểu là 6 tháng và tối đa là 2 năm. Hàng ngàn người Mỹ da đỏ và cư dân sống tại các lãnh thổ của Mỹ cũng tham gia. Trại điển hình có khoảng 200 đến 500 nghìn người được nhận vào

làm ở thời điểm của những năm cao điểm. Trong vòng 8 năm, CCC đã trồng thêm được 6.900.000 hộcta rừng, trừ được nạn cháy rừng, phòng chống được các bệnh dịch của động và thực vật, dự trữ thêm một ngàn triệu cá trong các ao hồ, xây dựng trên 6 triệu bức tường để chắn đất, xõy trờn 1.000 cầu cống, đặt hàng ngàn cây số dây điện thoại và đưa ra nhiều kế hoạch vĩ đại chống nạn sâu bọ.

CCC chia thành giai đoạn 1941 – 1942, khi những thanh niên lao vào cuộc chiến tranh, trên 2.500.000 người đã trải qua 1.500 trại. Họ đã trồng thêm khoảng 200.000 cây nhằm tái sinh rừng với diện tích khoảng 17 triệu ha; họ tiếp tục làm việc trong các dự án nhằm hỗ trợ việc kiểm tra xói mòn đất và kiểm soát lũ lụt, họ xây dựng nhiều dặm đường, tuyến xe lửa và các lều trại tại cỏc vựng xa. Cỏc vựng dựng lều trại này vẫn còn diễn ra 50 năm sau đó.

Họ cũng phải đấu tranh chống lại các đợt cháy rừng và những đợt thiên tai khác. Một trong các kết quả gián tiếp của CCC là nhằm đưa vào nhận thức của hàng triệu người Mỹ những khái niệm về công viên và rừng, vì họ là những người tiếp tục đánh giá và sử dụng chúng trong những thập kỷ sau đó . Có thể nói đây là chương trình kế tục những tư tưởng tiến bộ từ thời Tổng thống Theodore Roosevelt về vấn đề nhận thức về môi trường và việc bảo vệ môi trường.

Rất giống với các chương trình cải cách khác của Chính sách mới, CCC cũng phải nhận lấy một phần chỉ trích. Mặc dù quân đội Mỹ bị buộc tội hình thành nờn cỏc trại và giám sát người làm, các quan điểm trung lập rộng rãi đảm bảo chắc chắn rằng những người tự nguyện không hề được dạy, tập luyện hay cầm vũ khí. Và nó cũng không tránh khỏi những nhận xét từ phớa cỏc nhà chỉ trích rằng quan niệm cơ bản của CCC dường như hơi giống với phát xít mới ở nước Đức. Nhưng các kiểu trại và hạng người tham gia là hoàn toàn khác nhau, tối thiểu là về cách hào phóng với bên ngoài, lòng yêu

nước và chiến dịch truyền thông. Sau cùng, hầu như mọi người đều cảm nhận được điều mà giới trẻ của CCC đã cải thiện và tăng cường các nguồn tự nhiên trong nước và bản thân họ.

Một phần của tài liệu luận văn Chính sách mới (New deal) của Franklin D. Roosevelt (Trang 77)