Học thuyết kinh tế của Keynes có hai đặc điểm chủ yếu đó là: phủ nhận lý thuyết thị trường tự điều tiết nền kinh tế và đề cao vai trò Nhà nướcđiều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Keynes đã nêu lên một số quan điểm cơ bản của mình, từ đó bác bỏ quan điểm của học thuyết "Cổ điển" và học thuyết "Cổ điển mới" về quan điểm thị trường tự điều tiết nền kinh tế. Theo ông, tình trạng khủng hoảng, thất nghiệp, suy thoái nền kinh tế là do chính sách về kinh tế đã trở nên lỗi thời và lạc hậu, thiếu sự quản lý và điểu chỉnh của Nhà nước, do đó muốn khắc phục được cuộc khủng hoảng đòi hỏi phải có sự can thiệp đúng đắn của Nhà nước. Nếu sử dụng các chính sách kinh tế thích hợp, thì sẽ giữ được nền kinh tế được cân bằng.
Những nội dung cơ bản của học thuyết kinh tế Keynes gồm có lý thuyết việc làm và vai trò của Nhà nướcđối với nền kinh tế.
* Lý thuyết chung về việc làm
Lý thuyết "việc làm" là lý thuyết trung tâm trong học thuyết kinh tế của Keynes. Phân tích vấn đề việc làm không thể tách rời các phạm trù kinh tế cơ bản của nó như: tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư,…
Tiêu dùng và tiết kiệm là khuynh hướng tâm lý của nền kinh tế. Chi tiêu cho tiêu dùng là một bộ phận rút ra từ thu nhập. Mức chi tiêu cho tiêu dùng thay đổi khi thu nhập thay đổi. Tuy nhiên sự thay đổi của tiêu dùng không chỉ chịu ảnh hưởng của những nhân tố chủ quan mà còn chịu ảnh hưởng của những nhân tố khách quan. Đó là người tiêu dùng lo ngại trước những bất ngờ của cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, tai nạn, tuổi già, tương lai con chỏu,… sự thận trọng, nhìn xa, niềm kiêu hãnh và tính hà tiện ảnh hưởng không nhỏ đến xu hướng tiêu dùng.
Dựa vào những phân tích như trên Keynes kết luận rằng cùng với sự tăng lên của việc làm thì thu nhập sẽ tăng thêm, tiêu dùng cũng tăng. Nhưng do quy luật tâm lý cơ bản nên khuynh hướng tiêu dùng tăng thêm chậm hơn so với sự tăng thêm của thu nhập, còn tiết kiệm sẽ có khuynh hướng tăng nhanh hơn. Khuynh hướng tiết kiệm tăng nhanh hơn so với tăng tiêu dùng, đó là nguyên nhân gây ra tình trạng trì trệ và thất nghiệp, quy mô sản xuất bị thu hẹp. Để thoát khỏi tình trạng trên, Nhà nướcphải đưa ra những giải pháp cụ thể, hữu hiệu nhằm nhanh chóng biến tiết kiệm thành đầu tư.
Cũng theo Keynes, lãi suất không phải số tiền trả công cho việc tiết kiệm hay nhịn tiêu dùng. Lãi suất là số tiền trả công cho việc không sử dụng tiền mặt trong một khoảng thời gian nào đó. Lãi suất chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Thứ nhất, đó là khối lượng tiền tệ. Khối lượng tiền tệ càng tăng thì lãi suất càng giảm. Khối lượng tiền tệ trong lưu thông ảnh hưởng đến lãi suất, nếu lãi suất giảm sẽ có lợi cho các nhà đầu tư, kích thích đầu tư,
tăng việc làm, nên muốn giảm lãi suất Keynes đề nghị các Nhà nướcphải chủ động điều tiết tiền tệ, cụ thể là in thêm tiền đưa vào lưu thông.
Đầu tư giữ vai trò quyết định để tạo ra việc làm, tăng thêm thu nhập, giữa đầu tư và thu nhập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quan hệ về một tỷ lệ nhất định giữa tăng thu nhập và gia tăng đầu tư, nó xác định sự tăng đầu tư sẽ làm cho thu nhập tăng thêm bao nhiêu. Theo Keynes, mỗi sự gia tăng của nhu cầu đầu tư sẽ kéo theo sự gia tăng của nhu cầu bổ sung về lao động, về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Sự gia tăng nhu cầu bổ sung các yếu tố đó sẽ làm cho giá cả hàng hoá tăng lên, thu nhập cũng tăng và tạo nên sự gia tăng nhu cầu đầu tư mới – đú chớnh là quá trình số nhân đầu tư. Quá trình số nhân đầu tư diễn ra trong quan hệ có tính dây chuyền, cụ thể là: khi xuất hiện sự gia tăng đầu tư, sẽ làm thu nhập tăng, tăng thu nhập mới lại làm tăng đầu tư mới, tăng đầu tư mới lại tăng thu nhập mới… đó là quá trình khuếch đại thu nhập.
Như vậy, vai trò đầu tư của Nhà nướclà rất quan trọng, khi Nhà nướctham gia đầu tư thì nền kinh tế sẽ được khởi động và tạo ra nhiều động lực mới. Do vậy, Nhà nướcphải thực hiện chương trình đầu tư lớn, phải có nhiều đơn đặt hàng cho các tổ hợp và tập đoàn tư bản, thông qua đơn đặt hàng, nó hứa hẹn tăng thu nhập đối với họ, để thu hút họ vào quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh. Khi đó, nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu đầu tư sẽ tăng lên, thị trường và các yếu tố sản xuất tăng, hàng tiêu dùng và dịch vụ tăng. Từ sự gia tăng của nhu cầu tiêu dùng và đầu tư tỷ suất lợi nhuận sẽ tăng lên, đầu tư hấp dẫn hơn, nó kộo doanh nhân tích cực đầu tư. Khi đầu tư mở rộng số lượng việc làm sẽ tăng lên, nền kinh tế sẽ phát triển.
* Lý thuyết Keynes về vai trò kinh tế của Nhà nước
Keynes không đồng tình với quan điểm thị trường điều tiết nền kinh tế, theo ông tình trạng khủng hoảng thất nghiệp là do sự thả nổi nền kinh tế của Nhà nước, vì thế muốn khắc phục được cuộc khủng hoảng thì phải tăng
cường vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Vai trò điều tiết nền kinh tế được thể hiện:
Một là: Nhà nướcphải chủ động đưa ra nhưng chương trình đầu tư và
Nhà nướctrở thành người đầu tư lớn, tạo điều kiện xã hội tăng thêm thu nhập, tăng thêm tiêu dùng, và tăng số lượng việc làm. Với chính sách đầu tư hấp dẫn và an toàn sẽ có kích thích mạnh mẽ tạo thành "đầu tầu" của nền kinh tế, từ đó thu hút tư nhân tham gia đầu tư.
Với mục tiêu nâng cao tổng cầu, tạo thêm việc làm, phát triển mạnh nền kinh tế, Keynes đã chủ trương mở rộng các hình thức đầu tư, đầu tư vào bất cứ lĩnh vực nào miễn sao đạt được mục tiêu khắc phục được khủng hoảng, thất nghiệp và ổn định nền kinh tế.
Vốn đầu tư được lấy từ ngân sách Nhà nước. Do vậy muốn tăng thêm vốn đầu tư Nhà nướcthỡ phải tăng ngân sách Nhà nướcbằng cách tăng thuế, phát hành công trái và in thêm tiền giấy cấp cho ngân sách.
Hai là: để điều tiết vĩ mô nền kinh tế thì Nhà nướcphải sử dụng đến
các công cụ, đó là hệ thống tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ.
Tăng thuế: Keynes chủ trương sử dụng thuế như là một trong những công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Tăng thuế chủ yếu vào những người sử dụng mặt hàng cao cấp, để điều tiết một phần tiết kiệm từ trong thu nhập của họ. Không tăng thêm mức thuế vào các nhà kinh doanh nhằm khuyến khích họ tăng thêm đầu tư, mở rộng sản xuất.
Tín dụng: Ông cho rằng tăng thêm khối lượng tiền tệ vào lưu thông, làm cung của tư bản cho vay tăng lên để giảm lãi suất cho vay, khuyến khích các nhà kinh doanh mở rộng quy mô vay vốn để tăng tư bản đầu tư mở rộng kinh doanh.
In thêm tiền tệ đưa vào lưu thông: Đây là biện pháp chủ động gây lạm phát, nhưng đó là lạm phát vừa phải mang tính tích cực, nó có lợi cho nhà
đầu tư vì giá cả hàng hoá tăng lên, sức mua xã hội tăng, làm cho lợi nhuận các nhà đầu tư kinh doanh tăng lên, thúc đẩy họ đầu tư hơn nữa.
Như vậy, có thể khái quát những quan điểm cơ bản của Keynes trong học thuyết của mình là: sự thất nghiệp tràn lan trong thời đại của ông là hậu quả của nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ không tương thích. Theo Keynes, mọi người không có đủ thu nhập để mua mọi thứ mà nền kinh tế có thể sản xuất ra, dẫn đến giá cả suy giảm và các công ty thua lỗ hoặc phá sản. Keynes nói rằng không có sự can thiệp của Chính phủ thì điều đó sẽ trở thành một vòng luẩn quẩn. Ông lập luận rằng khi một công ty phá sản thì sẽ có nhiều người mất việc làm hơn, khiến cho thu nhập tiếp tục giảm và dẫn đến nhiều công ty nữa bị thất bại trong một vũng xoỏy đáng sợ. Keynes cho rằng Chính phủ cần ngăn chặn sự suy giảm đó bằng cách tăng chi tiêu của chính mình hoặc cắt giảm thuế. Cả hai cỏch đú đều làm tăng thu nhập và mọi người có khả năng tiêu dùng nhiều hơn khiến cho nền kinh tế có thể bắt đầu tăng trưởng trở lại. Keynes cũn núi, nếu Chính phủ bị thâm hụt ngân sách mà đạt được mục đích đú thỡ cũng là điều nên làm. Theo quan điểm của ông, nếu lựa chọn khả năng thì để nền kinh tế tiếp tục suy giảm trầm trọng thì còn tồi tệ hơn.
Học thuyết này ra đời đã có tác dụng nhất định trong lịch sử đối với các nước tư bản chủ nghĩa, nó giỳp nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng và trở lại trạng thái cân bằng, song chỉ là trạng thái cân bằng tạm thời.
Học thuyết này được vận dụng ở một số nước tư bản khác nhưng đã bị thất bại. Từ đó, trong kinh tế học tư sản đã xuất hiện việc phê phán lý thuyết kinh tế của Keynes, rằng lý thuyết Keynes không phải là bài thuốc đặc trị đối với căn bệnh khủng hoảng và thất nghiệp, việc sử dụng liều thuốc lạm phát để kích thích đầu tư, tiêu dùng đã gây ra hội chứng mới đối với nền kinh tế, lạm phát không thể kiểm soát được, nền kinh tế tiếp tục suy thoái.
Từ những năm 40 – 50 của thế kỷ XX trào lưu mới của chủ nghĩa tự do xuất hiện, tư tưởng tự do của thời kỳ mới - chủ nghĩa tự do mới. Mặc dù
phê phán lý thuyết của trường phái Keynes, song vai trò Nhà nướcđược nó thừa nhận, đó là vai trò giới hạn của Nhà nướctham gia điều tiết nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, trong những năm 60 – 70 của thế kỷ XX các trường phái kinh tế khác nhau đã dần xích lại gần nhau. Các quan điểm của các xu hướng, các trường phái được kết hợp với nhau để hình thành lý thuyết kinh tế học của trường phái chính hiện đại, người đứng đầu của trường phái này là P.A.Samuelson.