So sánh với cách giải quyết của Hoover

Một phần của tài liệu luận văn Chính sách mới (New deal) của Franklin D. Roosevelt (Trang 107)

1929 1931 1933 1937 1938 1940 Tổng sản phẩn quốc nộ

3.3. So sánh với cách giải quyết của Hoover

Herbert Clark Hoover (10 tháng 8 năm 1874 - 20 tháng 10 năm 1964), Tổng thống thứ 31 của Hoa Kỳ (1929 - 1933), là một kĩ sư mỏ nổi tiếng thế giới và là một nhà cầm quyền theo chủ nghĩa nhân đạo. Khi giữ chức Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ dưới thời hai Tổng thống Warren Harding và Calvin Coolidge, ông đã xúc tiến sự hiện đại hóa nền kinh tế. Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1928, Hoover dễ dàng dành được sự đề cử của Đảng Cộng hòa. Nước Mỹ đang thịnh vượng và lạc quan, dẫn đến sự thắng lợi của Hoover trước thành viên Đảng Dân chủ Al Smith, một tín đồ Công giáo mà tín ngưỡng không dành được niềm tin của nhiều người. Hoover rất tin tưởng vào phong trào năng suất (một phần quan trọng của phong trào tiến bộ), thuyết phục rằng đó là những phương pháp giải quyết hiệu quả với các vấn đề xã hội và kinh tế. Vị trí của ông bị thách thức bởi một sự suy thoái nghiêm trọng bắt đầu năm 1929, năm đầu tiên trong nhiệm kì Tổng thống của Hoover. ễng đã cố gắng đấu tranh chống suy thoái bằng những nỗ lực tình nguyện và hành động của Chính phủ, tuy nhiên không biện pháp nào tạo nên sự phục hồi kinh tế trong suốt nhiệm kì của ụng. Cỏc nhà lịch sử học nhất trí rằng thất bại của Hoover trong cuộc bầu cử năm 1932 phần lớn là do sự thất bại trong việc chấm dứt sự suy thoái trầm trọng đang có chiều hướng gia tăng, thêm vào đó là việc nhiều người phản đối chính sách cấm nấu và bán rượu. Cộng với sự thiếu tin tưởng của cử tri, cũng như kĩ năng nghèo nàn của Hoover khi làm việc với các nhà chính trị.

Hoover là người chứng kiến sự thay đổi một cách rõ nét của nước Mỹ trong nhiệm kỳ cầm quyền của mỡnh. Lỳc ụng lờn nhậm chức là lúc nền

kinh tế Mỹ đang ở đỉnh cao của sự thịnh vượng, cũn lỳc ụng mãn nhiệm lại là lúc nền kinh tế Mỹ đã suy thoái chạm đáy. Liệu ông có phải nguyên nhân làm cho nước Mỹ suy thoái? Trước cuộc suy thoái ông cũng có những nỗ lực giải quyết, nhưng lại thất bại. Trong khi đó, người kế nhiệm của ông lại thành công, vậy sự khác nhau ở hai con đường giải quyết này là gì?

Điều khác nhau căn bản, nếu Roosevelt và những người cố vấn đã vận dụng học thuyết Keynes vào việc hoạch định chính sách, tăng cường can thiệp của Nhà nướcvào nền kinh tế, mở rộng cứu trợ. Ngược lại Hoover lại luôn giữ quan niệm chủ nghĩa tự do chính là cốt lõi của nước Mỹ, coi đó là căn nguyên của sự phồn vinh. Do vậy, ông phản đối việc quốc gia có những hành động đại quy mô can thiệp vào nền kinh tế.

Sự khác nhau còn thể hiện trong từng chương trình của Hoover

Đối với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng như vậy, người ta nghĩ rằng Chính phủ sẽ có những biện pháp kiên quyết để khắc phục. Tuy nhiên Hoover lại không nghĩ như vậy. Ông đã đỏnh giỏ không đầy đủ tính nghiêm trọng của cuộc Đại suy thoái. Tháng 12 năm 1929, ụng núi, tỡnh nước Mỹ "cơ bản là tốt". Tháng 3 năm 1930, ụng núi quả quyết: "Ảnh hưởng tồi tệ nhất của thất nghiệp sẽ mất đi trong khoảng 60 ngày nữa". (5,419)

Hoover cho rằng sự xuất hiện đương thời vẫn là sự hoảng sợ thị trường chứng khoán, nguyên nhân phát sinh là hoạt động đầu cơ rồi do tâm lý sợ hãi mà càng gay gắt thêm, chỉ cần khôi phục lòng tin là có thể tìm thấy sự phồn vinh. Vì thế, Hoover đã nhiều lần mời lãnh tụ giới xí nghiệp tới họp hội nghị, thúc giục bọn họ duy trì tỷ lệ việc làm vốn có và tiêu chuẩn lương; ông cũng nhiều lần phát biểu diễn thuyết, yêu cầu cả nước giữ vững lòng tin.

Hoover vẫn trước sau cho rằng nguyên nhân của cuộc khủng hoảng không phải từ nước Mỹ mà từ châu Âu. Do vậy, ông đã cho rằng cần áp dụng nhiều biện pháp làm sao cho nước Mỹ khỏi bị liên luỵ. Mùa hè năm 1931, khủng hoảng kinh tế ở châu Âu đã tạo thành sự hoảng sợ tài chính mới

tại Mỹ, một cơn bão đóng cửa các ngân hàng đã thổi tới cỏc vùng đất mà trước đõy chưa từng bị sóng gió: New England, Nam Bắc Carolina cũng như các vùng ven biển Thái Bình Dương. Đối sách đầu tiên của Hoover là cổ vũ các nhà ngân hàng xây dựng tổ chức tín dụng của mỡnh, dựng phương pháp tự điều chỉnh vốn lẫn nhau để khắc phục khủng hoảng ngăn chặn các ngân hàng phá sản. Biện pháp này chẳng có tác dụng gì.

Mùa thu năm 1931, Hoover chủ trương nhằm duy trì chế độ kim bản vị của Mỹ. Theo đề nghị của Hoover, Quốc hội Mỹ vào tháng 8 năm 1931 đã thông qua quyết định tháo khoán 125 triệu USD để mở rộng năng lực tín dụng cho ngân hàng liên bang.

Tháng 12 năm 1931, Hoover yêu cầu Quốc hội cho phép thành lập

Công ty tài chính tiền tệ phục hưng (Reconstruction Finance Corporation).

Công ty này sau đó trở thành công cụ chủ yếu để chống khủng hoảng của Hoover. Với số vốn là 500 triệu USD và có quyền vay chứng khoán miễn thuế, mà số lượng có thể đạt 1,5 tỷ USD. Công ty thành lập văn phòng đại diện tại 30 thành phố trong nước và lập tức cho các ngành ngân hàng, đường sắt, kiến trỳc,… vay tiền, 5 tháng đầu tiên sau khi thành lập công ty đã cho vay tổng cộng là 1 tỷ USD. Phương pháp can thiệp này mặc dù đã sản sinh tác dụng tích cực nào đó, nhưng không thể, về căn bản làm nhẹ được cuộc khủng hoảng. Bởi vì, dưới tình hình sản xuất quá thừa, các nhà tài chính tiền tệ lớn, các xí nghiệp lớn quyết không dùng số tiền vay được vào việc đầu tư hoặc thuê nhiều nhân công hơn. Đõy là một trong những chương trình sau này được Tổng thống Roosevelt học tập và kế thừa để khắc phục có hiệu quả trong cuộc suy thoái.

Tháng 2 năm 1932, Quốc hội lại dựa vào yêu cầu của Tổng thống, thông qua một pháp lệnh cho phép đưa ra một số vàng trị giá 1 tỷ USD, để ứng phó với việc người châu Âu dùng USD để đổi lấy vàng. Hành động này nhằm duy trì chế độ kim bản vị. Nhưng, vàng cứ tiếp tục chảy ra khỏi nước

Mỹ, trong khi chế độ kim bản vị lại không thể tự điều tiết vòng xoay trong mậu dịch quốc nội và quốc tế, cũng như trong cả nền kinh tế, mà nó chỉ tiếp tục sụt giảm theo hình xoáy trôn ốc, khiến cho tình trạng ngày thêm xơ xác. Đến thời của Tổng thống Roosevelt, ông đã kiên quyết bác bỏ chế độ bản vị vàng.

Vấn đề khác nhau căn bản thứ hai giữa chính sách của Roosevelt và Hoover đó là những chính sách nhằm đối phó với vấn đề thất nghiệp và cứu tế. Mặc dù vấn đề thất nghiệp đang trở nên ngày càng nghiêm trọng, nhưng Hoover vẫn khăng khăng nguyên tắc tự do, không cần liên bang đứng ra cứu tế, đoàn thể từ thiện tư nhân và chính quyền địa phương có thể giải quyết được vấn đề này. Bởi vì chớnh ông đã tận mắt xem thấy những cuộc khủng hoảng trước đõy diễn ra theo chu kỳ và chúng tự giải quyết như thế nào. Không có sự can thiệp của chính quyền, cho nên ông vẫn giữ thái độ lạc quan cố hữu và xem nhẹ mức nghiêm trọng của tình hình. Ông không hề nghĩ đến việc phải dùng những biện pháp mạnh để can thiệp nhất là những biện pháp chưa hề được thử thách trong thực tế. Do vậy, vào tháng 10 năm 1930 ông trước sau bác bỏ phương án khẩn cấp của Uỷ ban Cứu tế Liên bang và phương án công cộng do Thượng nghị sĩ của Đảng Dân chủ tại tiểu bang New York đề xuất. Thế nhưng, trong tình hình tỷ lệ thất nghiệp cao đến 50%, thậm chí là 80%, cơ cấu từ thiện tư nhân và chính quyền thành phố về căn bản không đủ sức để giải quyết vấn đề. Đến mùa xuân năm 1932, cả nước đã đối mặt với cuộc khủng hoảng cứu tế. Tiền cứu tế trung bình của mỗi hộ thành phố New York là 2 USD 39 xu Mỹ, có 25.000 hộ yêu cầu cứu tế khẩn cấp trong danh sách. Ở Chicago, có gia đình ly tán, chồng và vợ lần lượt được đưa đến các trại cứu tế khác nhau. Mãi đến ngày 21 tháng 7 năm 1932, Hoover mới bắt buộc phải ký một phương án ban quyền cho công ty Phục hưng Tài chính vay 1 tỷ 500.000 USD để dùng vào công trình công cộng địa phương và qua đó tạo công ăn việc làm thêm cho mọi người cũng

như nâng cao mức tiêu dùng. Có thể thấy, Hoover kiên trì để cho chế độ tư bản lũng đoạn tự làm lấy việc điều chỉnh, mà kết quả là, sản xuất ngày càng thít chặt, người thất nghiệp ngày càng tăng, thị trường hoạt động đầu tư ngày càng điờn cuồng, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, khủng hoảng chính trị ngày càng nặng thêm.

Về mặt nông nghiệp, Chính phủ Hoover từng ra lệnh ổn định giá cả

thu mua nông sản, nhưng vẫn không thể ngăn chặn được sự tụt giá của các loại nông sản trong nước. Rút kinh nghiệm từ bài học nông nghiệp rất lâu không khởi sắc dẫn đến việc nông dân ngày càng xa dời Đảng Cộng hoà, Hoover quyết định thực hiện "chính sách cứu tế nông nghiệp thận trọng vững chắc". Ngay từ tháng 6 năm 1926, Quốc hội đã thông qua luật tiêu thụ nông sản phẩm, căn cứ vào đó thành lập Cục nông nghiệp Liên bang. Cục này được quyền có 500 triệu USD vốn luân chuyển, hai năm đầu chủ yếu là tổ chức những người sản xuất nông sản phẩm chính yếu vào các hợp tác xã tiêu thụ có tính toàn quốc, rồi thành lập công ty để tiện thông qua hoạt động thị trường quy mô lớn nhằm ổn định, thậm chí nâng cao giá cả nông sản. Biện pháp này đã có tác dụng nhất định trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ phát sinh ở châu Âu mùa hè năm 1931. Sau đó do yêu cầu nông sản của thị trường quốc tế đối với Mỹ giảm mạnh, lại thêm chính sách bán phá giá của các nước khác, giá cả nông sản quốc tế sụt giảm, Chính phủ Hoover đành vứt bỏ cố gắng này. Ông cũng từ chối đề nghị để Chính phủ Liên bang đứng ra điều chỉnh diện tích nông nghiệp và việc sản xuất của ngành nông nghiệp, soạn thảo kế hoạch nâng cao giá sản phẩm nông nghiệp, tức tiến hành khống chế nông nghiệp.

Bắt đầu từ tháng 6 năm 1931, Cục nông nghiệp Liên bang lại yêu cầu nông dân tham gia phong trào tự nguyện giảm bớt diện tích gieo trồng, nhằm khống chế việc sản xuất vượt nhu cầu của nông nghiệp. Thế nhưng, do nhiều nông dân không tự nguyện gia nhập, phong trào này sau mấy tháng đã thất

bại, bản thân Cục Nông nghiệp Liên bang cũng đình chỉ hoạt động vào mùa hè năm sau. Khủng hoảng nông nghiệp kéo dài và dần dần lâm vào thế trầm trọng hơn.

Tới mùa xuân năm 1932 các tổ chức từ thiện tư nhân, các thành phố, đều cạn kiệt tiền cứu trợ mà những người thất nghiệp đã lên đến 12 triệu người vẫn còn phải vật lộn với sinh kế gia đình. Người ta không thể đếm xuể những vụ phá sản được nữa. Giá nông sản đã xuống tới mức thấp nhất. Các tầng lớp trung lưu cũng bị tác động như giai cấp công nhân. Trong ba năm, thu nhập quốc dân từ chỗ hơn 80 tỷ USD sụt xuống còn 40 tỷ USD. Sự việc này đã đánh dấu sự thất bại trong chính sách khắc phục khủng hoảng của Hoover. Cuộc bầu cử năm 1932, cả nước đều mong chờ một "vị cứu tinh" mới cho đất nước.

Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Hoover, mặc dù ụng luụn tìm cách thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng và không thể phủ nhận những cố gắng và nỗ lực của ông. Nhưng ông đã không nhận thức được tính nghiêm trọng của cuộc Đại suy thoái, ngay từ đầu, trước sau ông vẫn giữa quan niệm mà ông đã nhấn mạnh nhiều lần trong bài diễn văn tranh cử, tức chủ nghĩa tự do chính là cốt lõi của chế độ ở nước Mỹ, là căn nguyên của sự phồn vinh, nó không thể bị thay thế. Vì vậy, ông phản đối việc quốc gia có những hành động đại quy mô can thiệp vào nền kinh tế, phản đối việc Chính quyền Liên bang có những biện pháp mạnh để cứu trợ xã hội, khắc phục thất nghiệp. Sự nỗ lực của ông mặc dù có thể nói là việc chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ, nhưng đối với cuộc khủng hoảng trầm trọng như thế thì không thấm vào đâu cả. Tình hình ngày càng trầm trọng thêm đã làm cho nhân dân Mỹ mất tín nhiệm đối với Chính phủ Hoover, thậm chí còn mất niềm tin đối với chế độ hiện hữu. Mọi người đều trông chờ cuộc bầu cử năm 1932 sẽ chọn ra được một nhân vật đem đến cho họ niềm tin và hy vọng. Đứng trước tình thế đó, người của Đảng Dân chủ là Roosevelt đã giành được 57% số phiếu của

cử tri toàn quốc chiếm ưu thế tuyệt đối, đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ 32. Ông là người đã nhận thức được đầy đủ tính nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng, cũng như những sai lầm của Hoover, cách khắc phục của Roosevelt cũng không thể phủ nhận ông đã kế thừa và phát triển những biện pháp tích cực của Hoover. Nhưng điều khác nhau căn bản là xuất phát từ quan điểm Roosevelt cho rằng cần tăng cường sự can thiệp của Nhà nướcvào nền kinh tế còn Hoover thì không.

Một phần của tài liệu luận văn Chính sách mới (New deal) của Franklin D. Roosevelt (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w