Sự vận dụng học thuyết Keyne sở nước Mỹ

Một phần của tài liệu luận văn Chính sách mới (New deal) của Franklin D. Roosevelt (Trang 45)

Trong lịch sử, chính sách kinh doanh của Chính phủ Mỹ được tóm tắt bằng một thuật ngữ tiếng Pháp "laissez – faire" (hãy để mặc nó). Khái niệm này xuất phát từ các học thuyết kinh tế của Adam Smith, một nhà kinh tế học người Xcụtlen ở thế kỷ XVIII, người mà các tác phẩm của ụng đó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Mỹ. Smith cho rằng lợi ích cá nhân cần có tự do hoàn toàn. Ông nói rằng chừng nào các thị trường còn tự do và cạnh tranh thì hoạt động của từng người, được thúc đẩy bởi lợi ích cá nhân, sẽ phối hợp để tạo lợi ích lớn hơn cho xã hội. Smith ủng hộ một số dạng can thiệp của Chính phủ, chủ yếu thiết lập nên những quy tắc cơ bản cho doanh nghiệp tự do. Nhưng chính sự ủng hộ mạnh mẽ của ông đối với việc thực thi các chính sách tự do kinh doanh đã khiến ông được ưa chuộng ở Mỹ, một đất nước được xây dựng trên lòng tin vào cá nhân và ngờ vực uy quyền.

Trên thực tế, vai trò của Chính phủ đối với các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực kinh tế được thể hiện trên bốn phương diện sau đây:

Một là: Ổn định và tăng trưởng. Có lẽ điều quan trọng nhất là Chính

phủ liên bang định hướng nhịp điệu chung của hoạt động kinh tế, cố gắng duy trì tăng trưởng liên tục, giữ mức việc làm cao và ổn định giá cả. Bằng việc điều chỉnh chi tiêu và thuế suất (chính sách tài khoá) hoặc điều khiển mức cung tiền và kiểm soát việc sử dụng tín dụng (chính sách tiền tệ), Chính

phủ có thể làm giảm hoặc thúc đẩy tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế - trong quá trình đó tác động đến mức giá cả và việc làm.

Trong nhiều năm sau cuộc Đại khủng hoảng kinh tế của thập kỷ 1930, các đợt suy thoái - những giai đoạn tăng trưởng kinh tế chậm và thất nghiệp cao - được xem là mối đe dọa lớn nhất về kinh tế. Khi hiểm họa suy thoái xuất hiện đến mức nghiêm trọng nhất, Chính phủ phải tìm cách thúc đẩy nền kinh tế bằng giải pháp tăng mạnh chi tiêu của chính mình hoặc cắt giảm thuế để người tiêu dùng có thể chi tiêu nhiều hơn, và bằng việc tăng mạnh mức cung tiền, điều này cũng khuyến khích tăng chi tiêu.

Hai là: Điều tiết và kiểm soát. Chính phủ liên bang Mỹ điều tiết các

doanh nghiệp tư nhân bằng rất nhiều cách. Hoạt động điều tiết được phân ra thành hai phạm trù chính. Điều tiết kinh tế tìm cách kiểm soát giá cả trực tiếp hoặc gián tiếp.

Ba là: Các dịch vụ trực tiếp. Mỗi cấp chính quyền đều cung cấp rất

nhiều dịch vụ trực tiếp. Ví dụ, lĩnh vực quốc phòng, xây dựng đường giao thụng,… Sự chi tiêu của Chính phủ có tác động đáng kể đến các nền kinh tế khu vực và địa phương - và ngay cả nhịp độ chung của hoạt động kinh tế.

Bốn là: Hỗ trợ trực tiếp. Chính phủ cũng cung cấp nhiều loại hình trợ giúp cho các doanh nghiệp và cá nhân. Ví dụ: Chính phủ đưa ra các khoản vay với lãi suất thấp và trợ giúp kỹ thuật cho những doanh nghiệp nhỏ.

Lịch sử nước Mỹ đã nhiều lần chứng kiến sự dao động giữa nguyên tắc tự do kinh doanh và những yêu cầu về sự điều tiết của Chính phủ.

Trong buổi đầu của nước Mỹ, phần lớn các nhà lãnh đạo Chính phủ đều cố kiềm chế không tiến hành điều tiết kinh doanh. Tuy nhiên, khi bước sang thế kỷ XX, việc củng cố ngành công nghiệp Hoa Kỳ đã khích lệ sự can thiệp của Chính phủ nhằm bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ và người tiêu dùng. Năm 1890, Quốc hội đã ra Đạo luật Chống độc quyền Sherman, đây là một đạo luật được xây dựng nhằm khôi phục lại cạnh tranh và doanh nghiệp tự

do bằng cách làm suy yếu các công ty độc quyền. Năm 1906, Quốc hội thông qua các luật nhằm bảo đảm thực phẩm, thuốc men phải dán nhãn chính xác và thịt phải được kiểm dịch trước khi mang ra bán. Năm 1913, Chính phủ thiết lập một hệ thống ngân hàng liên bang mới, Hệ thống Dự trữ Liên bang nhằm điều tiết việc cung tiền và kiểm soát các hoạt động ngân hàng.

Những thay đổi lớn nhất trong vai trò của Chính phủ đối với nền kinh tê xuất hiện vào thời kỳ Chính sách mới, chính sách nhằm đối phó lại cuộc Đại suy thoái.

Suốt giai đoạn này, trong những năm 1930, nước Mỹ đã trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất và tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong lịch sử của mình. Nhiều người Mỹ cho rằng chủ nghĩa tư bản tự do đã thất bại. Do đó họ đã trông cậy vào Chính phủ để làm dịu bớt khó khăn và giảm đi những hoạt động dường như là cạnh tranh tự huỷ diệt. Roosevelt và Quốc hội đã thông qua một loạt các luật mới cho phép Chính phủ có quyền can thiệp vào nền kinh tế. Bên cạnh những vấn đề khỏc, cỏc luật này điều tiết các hoạt động bán cổ phiếu, thừa nhận quyền của công nhân được thành lập nghiệp đoàn, đặt ra quy định về tiền lương và giờ làm việc, cấp phúc lợi bằng tiền mặt cho người thất nghiệp và thu nhập hưu trí cho người già, xây dựng chương trình trợ giá cho nông nghiệp, bảo hiểm tiền gửi ngân hàng, và thành lập một tập đoàn ủy quyền phát triển khu vực rộng lớn tại thung lũng Tennessee.

Các nhà hoạch định chính sách chịu ảnh hưởng của John Maynard Keynes vì thế nhiều quan điểm đường lối trong Chính sách mới đã thể hiện những quan điểm của Keynes.

Trong những năm 30 của thế kỷ XX, ý tưởng của Keynes chỉ được chấp nhận phần nào, nhưng sự tăng vọt chi tiêu quân sự trong Chiến tranh thế giới thứ hai dường như đã khẳng định cho lý thuyết của ông. Khi chi tiêu của Chính phủ tăng lên, thu nhập của dân chúng tăng, các nhà máy lại vận

hành hết công suất và những khó khăn của cuộc Đại khủng hoảng chìm dần vào dĩ vãng.

Sau chiến tranh, nền kinh tế lại tiếp tục được kích thích bởi hiện tượng cầu bị dồn nén bấy lâu của các gia đình do họ phải trì hoãn việc mua nhà cửa và xây dựng gia đình.

Đến những năm 60 của thế kỷ XX, các nhà hoạch định chính sách dường như đã trung thành với lý thuyết của Keynes. Nhưng do sự thay đổi của tình hình, Chính phủ Mỹ đã mắc một loạt sai lầm trong lĩnh vực chính sách kinh tế mà cuối cùng đã dẫn tới một cuộc kiểm nghiệm chính sách tài khoá. Rất nhiều thay đổi đã diễn ra qua các đời Tổng thống Mỹ từ Lyndon B. Johnson (1963 – 1969), Jimmy Carter (1977 – 1981), Ronald Reagan (1981 – 1989),… cùng với những cuộc khủng hoảng chu kỳ, từ đó nhiều người Mỹ nhìn nhận tình trạng "lạm phát đình đốn" này là một bằng chứng cho thấy học thuyết kinh tế của Keynes không còn đúng nữa, dẫn đến sự thay thế bởi học thuyết kinh tế khác.

Tiểu kết:

Như vậy, có thể coi cuộc Đại suy thoái 1929 - 1933 là một thảm hoạ đối với nền kinh tế nước Mỹ cũng như các nước tư bản khỏc. Nó đã để lại những hậu quả nặng nề, toàn diện và sâu sắc. Có người nói, đứng trước cuộc Đại suy thoái, chủ nghĩa tư bản giống như đứng trước bờ vực của sự sụp đổ. Từ khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống chính trị và xã hội, "sản xuất công nghiệp tan nát; phá sản tranh nhau nở rộ; và các khu vực kinh tế đều cơ hồ đóng cửa". Trong khi đó Tổng thống Hoover vẫn tỏ ra lạc quan, ông vẫn cho rằng "sự thịnh vượng chỉ lẩn khuất đâu đõy thôi".

Nếu sự thịnh vượng trong những năm cuối thập nhiên 20 của thế kỷ XX đã đưa Hoover lên làm Tổng thống thì, cuộc Đại suy thoái đã đẩy ông khỏi cương vị Tổng thống. Cuộc bầu cử năm 1932 đã chứng minh điều đó. Franklin D. Roosevelt người của Đảng Dân chủ đã trở thành Tổng thống thứ

32 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Một Tổng thống lãnh đạo nước Mỹ trong giai đoạn lịch sử đầy khó khăn và xáo động, vì thế tên tuổi của ông được gắn liền với những chính sách nhằm khắc phục cuộc Đại suy thoái.

Với việc vận dụng những nguyên lý của học thuyết Keynes, trong đó, nội dung trọng tâm của học thuyết Keynes là phủ nhận vấn đề thị trường tự điều tiết kinh tế và đề cao vai trò của Nhà nướcđiều tiết vĩ mô nền kinh tế. Học thuyết đã thay đổi cách nhìn nhận của Chính phủ Mỹ đối với vấn đề sự can thiệp của Nhà nướcđối với nền kinh tế.

Xuất phát từ những hoàn cảnh của cuộc Đại suy thoái, với những khả năng bản thân và sự giúp đỡ của đội ngũ cố vấn, và học thuyết Keynes, Roosevelt đã đưa ra một phương thuốc hoàn hoàn để chữa trị căn bệnh "Đại suy thoái".

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu luận văn Chính sách mới (New deal) của Franklin D. Roosevelt (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w