Cải cách Toà án

Một phần của tài liệu luận văn Chính sách mới (New deal) của Franklin D. Roosevelt (Trang 91)

Nhiệm kỳ thứ hai là thời gian để củng cố khối liên minh đoàn kết. Roosevelt đã mắc phải hai sai lầm đó là: chương trình mở rộng Toà án Tối cao và nỗ lực nhưng không có kết quả trong việc loại khỏi Đảng Dân chủ những người bảo thủ ngày càng cứng đầu ở miền Nam.

Toà án Tối cao gồm có nhiều vị Chánh án phái bảo thủ, luôn cản trở việc thực hiện nhiều chương trình trong Chính sách mới, tuyên bố nhiều

khoản trong Chính sách mới là vi hiến, kể cả Đạo luật Phục hưng Công nghiệp (NIRA) và Đạo luật Điều chỉnh Nông nghiệp. Năm 1937, Roosevelt đề xuất, mỗi vị quan toà 70 tuổi thỡ nờn về hưu, còn nếu có một vị chánh án nào 70 tuổi rồi mà không muốn về hưu thì Tổng thống sẽ bổ nhiệm thêm một vị chánh án khác vào trong Toà án Tối cao, tới khi nào tổng số chánh án đủ 15 người. Mục đích của Roosevelt là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi Chính sách mới.

Dư luận nhân dân Mỹ nhìn chung không bằng lòng với đề nghị này của Tổng thống. Bởi vì, nhiều người e ngại rằng đõy là sự tiến công vào sự độc lập của tư pháp là sự kết thúc của chính thể lập hiến Hợp chúng quốc. Mặt khác, hệ thống quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp cân đối với nhau và kiểm soát lẫn nhau sẽ bị đề nghị của Tổng thống làm tổn hại và mất thăng bằng. Thượng nghị viện đã không chấp nhận đề nghị của Tổng thống và vạch rõ hành động của Tổng thống tức là đã vi phạm đến tính độc lập của ngành hành pháp. Tuy nhiên, may mà sau này Toà án Tối cao tự thay đổi thái độ của mình, cho rằng một số quyền can thiệp nào đó của Chính phủ đối với nền kinh tế là được và từ đó Toà án Tối cao đã xét xử nhiều vụ và kết án theo tinh thần thích hợp với tinh thần của Chính sách mới.

2.9. Đối ngoại

Trong buổi ban đầu của chính quyền Roosevelt, chính sách đối ngoại chỉ chiếm một phần nhỏ trong mối quan tâm của đảng cầm quyền. Tại Hội chợ kinh tế và tiền tệ ở Luân Đôn năm 1933, Roosevelt đã từ chối ổn định đồng USD theo sức ép mạnh mẽ của các nước châu Âu vỡ ụng tin rằng một mức độ nào đó là cần thiết cho sự phục hồi kinh tế của đất nước.

Một sự kiện ngoại giao có tầm quan trọng lớn trong thời kỳ cầm quyền của Roosevelt đó là sự công nhận Liên bang Xô Viết. Một chế độ cộng sản đã được thiết lập một cách vững chắc ngay từ sau Cách mạng tháng Mười, đã vượt qua biết bao phong ba bao táp, nhất là trong thời kỳ các nước tư bản

chủ nghĩa đang quay cuồng trong cuộc Đại suy thoái thì cả nước Xô viết dưới sự lãnh đạo của Đảng Bụnsờvich đã tiến hành thành công Kế hoạch 5 năm (1931- 1935) và Công cuộc Tập thể hoá nông nghiệp xã hội chủ nghĩa.Vỡ thế, người ta buộc phải thừa nhận nó. Mặt khác, sự thừa nhận này có thể thúc đẩy việc buôn bán và có lợi cho cả hai nước. Ngoại trưởng Cordell Hull đặc biệt quan tâm đến điều này. Ông cho rằng gây trở ngại cho thương mại quốc tế là một trong những nguyên nhân chủ yếu của chiến tranh. Theo đề nghị của ông, Quốc hội đã thông qua một đạo luật về các

Hiệp định Thương mại (Trade Agreements Act) năm 1934 cho ngành hành

pháp được thương lượng với các nước khác những hiệp định nhằm tiến tới giảm bớt thuế quan giữa hai nước. Đến năm 1939, Bộ Ngoại giao đã thương lượng được 21 hiệp định.

Trên thực tế, ngày 16 tháng 11 năm 1933, Mỹ đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Liờn Xụ. Chính sách không công nhận Liờn Xô đã bị phá bỏ.

Đối với khu vực Mỹ Latinh, chính sách của Cordell Hull và của Roosevelt là chính sách "không can thiệp" và chính sách "láng giềng thân thiện". Trên tinh thần đó, năm 1934, Mỹ đã huỷ bỏ Hiệp ước Platt đối với Cuba bị người Cuba cực lực phản đối. Cũng trong năm đó, Mỹ hứa sẽ trao trả độc lập cho Philippinnes.

Đối với khu vực Mexico, Chính phủ L.Cardenas đã trưng dụng tất cả các công ty dầu lửa của Mỹ. Thay vì việc đưa quân can thiệp như trước đõy, Mỹ thường làm, Hull và Roosevelt chỉ đề nghị Chính phủ Mexico một sự bồi thường thoả đáng cho những công ty nói trên. Những cuộc thảo luận ráo riết đã đi đến kết thúc bằng một hiệp định năm 1942.

Vào cuối thập kỷ, nước Mỹ bị thách thức bởi những biện pháp giải quyết khủng hoảng mạnh mẽ hơn nhiều. Giữa những năm 30, ba nước phát xít Đức, Ý, Nhật đã thành lập phe Trục, một liên kết xâm lược quốc tế. Và người Mỹ, đã vỡ mộng vì những hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ

nhất, miễn cưỡng tin rằng các nhà độc tài sẽ lại tạo ra thêm một cuộc tắm máu nữa.

Bị ám ảnh bởi cuộc chiến 1914 – 1918 mà cuối cùng người Mỹ bị cuốn vào, công chúng Mỹ giờ đõy đang muốn co mình lại trong một thái độ cô lập hơn bao giờ hết. Đất nước phải trung lập bằng mọi giá. Nhiều đạo luật của Quốc hội đã được thông qua để giữ cho nước Mỹ có thể đứng trung lập trong cuộc chiến tranh sắp tới: cấm bán vật liệu chiến tranh và cấm cho cỏc bờn tham chiến vay tiền, cấm các công dân Mỹ không được đi du lịch trờn những chiếc tàu của cỏc bờn tham chiến. Mặt khác, những nước tham chiến muốn mua hàng hoá không bị cấm của Mỹ thì phải trả bằng tiền mặt và tự chở lấy trên tàu của mình. Những người cô lập chủ nghĩa cho rằng làm như vậy có thể tách rời nước Mỹ và châu Âu, thế nhưng cách làm không phân biệt kẻ xâm lược chỉ làm cho kẻ xâm lược có chỗ dựa không lo sợ nữa.

Trong khi đó, sau một thời gian tạm ngừng, Nhật Bản tiếp tục chính sách gặm nhấm của họ đối với lãnh thổ Trung hoa, bắt đầu từ những vùng ven biển và đẩy Tưởng Giới Thạch vào sâu trong lục địa. Phản ứng của Mỹ trước hiện tượng đó rất yếu ớt. Trong hoàn cảnh đó, nếu tiếp tục chính sách đối ngoại cô lập chủ nghĩa, chẳng khác gì dung túng cho dòng nước ngược chủ nghĩa phát xít ngày càng hung hãn.

Ngay từ đầu, Tổng thống Roosevelt đã nghi ngờ mục đích của Hitler, nhưng tư duy biệt lập của người Mỹ đã hạn chế những hành động chính trị của ông. Đầu tháng 10 năm 1937, Tổng thống đọc bài diến văn "cách ly" ở Chicago nhằm cảnh cáo bọn xâm lược. Sau khi cuộc chiến tranh nổ ra ở châu Âu năm 1939, phe Đồng minh nhanh chóng thất bại trước sự tấn công ồ ạt của phe phát xít. Nhưng, nước Mỹ vẫn giữ thái độ trung lập. Tuy nhiên, sự tham gia của nước Mỹ đối với cuộc chiến tranh mới thực sự bắt đầu khi Nhật Bản tấn công Trân Châu cảng. Đến năm 1942, một đất nước đang bị ám ảnh

bởi cuộc Đại suy thoái kinh tế thì nay đã thật sự bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh lớn nhất trong lịch sử loài người.

Những khuynh hướng tập trung hoá của Chính sách mới giờ đõy dường như nhỏ bé trước mức độ tập trung do nhu cầu chủ yếu của cuộc chiến tranh. Việc phân phối nguồn lực, từ nguồn nhân lực và sản xuất đến việc phân chia khẩu phần thịt và dầu hoả đều do Chính phủ trung ương quản lý. Nếu như Chính sách mới trong những năm cuối cùng có thể gây chia rẽ trong nội bộ đất nước thì hầu hết người dân Mỹ cũng nhất trí đứng lên ủng hộ cuộc chiến tranh. Một lần nữa những cảm xúc về chiến tranh lại dập tắt tính chất đa nguyên quen thuộc của đất nước này.

Như vậy, có thể nói chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống Roosevelt đối với Liờn Xụ và các nước khu vực Mỹ Latinh là tương đối mềm dẻo và linh hoạt so với các đời Tổng thống tiền nhiệm. Điều này xuất phát từ chính lợi ích của nước Mỹ. Còn đối với sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít đã làm mờ dần đi chủ nghĩa biệt lập đã tồn tại ở nước Mỹ từ thời lập quốc. Chính những mối quan tâm về chiến tranh đã làm làm khắc phục tất cả những thiếu sót của Chính sách mới, và cũng nhờ những thành tựu của Chính sách mới đã tăng cường tiềm lực để Mỹ tham gia tích cực vào cuộc chiến tranh thế giới sau này.

Tiểu kết:

Có thể nói, nội dung trung tâm của Chính sách mới đó là phục hưng kinh tế và thực hiện những cải cách xã hội. Tuy nhiên, có nhiều nhà nghiên cứu lại chia công cuộc thực thi Chính sách mới của Roosevelt làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 từ năm 1933 đến năm 1935; giai đoạn 2 từ năm 1935 đến năm 1939. Bởi vì trước và sau năm 1935, nội dung trọng tâm của Chính sách mới có phần thay đổi. Trong thời kỳ trước năm 1935, nhất là vào năm 1933 khi Roosevelt nhậm chức Tổng thống, là lúc tâm trạng toàn dân hết sức tuyệt vọng và tác hại của cuộc khủng hoảng là hết sức trầm trọng, đòi hỏi phải có

những biện pháp mạnh mẽ về mặt kinh tế để ngăn chặn tình trạng ngày càng trầm trọng thêm và chữa trị vết thương kinh tế do cuộc khủng hoảng tạo nên.

Đến năm 1935, khi kinh tế đã được phục hồi ở một mức độ nào đó, tâm trạng của nhân dân trong nước cũng thay đổi, sự chia rẽ về mặt chính trị ngày càng gia tăng, nguyện vọng muốn Nhà nướckhống chế nền kinh tế ngày càng giảm thiểu. Do vậy, từ năm 1935 trở về sau, đường lối Chính sách mới chú trọng vào việc cải cách chính trị chú trọng vào việc cải cách chính trị, kinh tế, xã hội có tính lâu dài hơn.

Giai đoạn từ sau năm 1935, những người tiến hành đường lối Chính sách mới càng tỏ ra khuynh hướng tiếp cận học thuyết của John Maynard Keynes, tức là khuynh hướng tăng cường sự can thiệp của Nhà nướcvào nền kinh tế quốc dân. Đến năm 1939, những cụm mây đen chiến tranh đã bao phủ bầu trời châu Âu, mọi người đều quay sang chú ý đến chính sách đối ngoại.

Mặt khác, từ năm 1938, Quốc hội đã thể hiện khuynh hướng bảo thủ rõ rệt, phái bảo thủ trong Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà liên hiệp lại phản đối Chính sách mới và dân chúng trong tình hình đã được cải thiện không cảm thấy đòi hỏi cấp bách nữa. Có thể nói đến năm 1939, Chính sách mới về cơ bản đã ngừng lại, nền kinh tế tuy chưa được chuyển biến tốt nhưng, nhưng mục đích của nó đã đạt được. Còn việc Mỹ đã thoát khỏi cuộc Đại suy thoái lại thuộc về nguyên nhân khách quan, sau khi bắt đầu chuẩn bị chiến tranh, chi tiêu cho quốc phòng gia tăng với mức độ lớn đã sản sinh ra tác dụng kích thích.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu luận văn Chính sách mới (New deal) của Franklin D. Roosevelt (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w