Chính phủ của Roosevelt đã thi hành đường lối Chính sách mới từ năm 1933 đến năm 1939, gần như có liên quan đến các mặt trong đời sống kinh tế, xã hội nước Mỹ. Trong đó nhiều biện pháp được đề xuất nhằm đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc khủng hoảng, giảm nhẹ hậu quả của cuộc khủng hoảng đến mức độ thấp nhất. Ngoài ra, một số chính sách nhằm vào những mục tiêu lâu dài của chủ nghĩa tư bản. "Chính sách kinh tế xã hội mới (New deal) của Roosevelt không khởi nguồn từ sự tính toán của các nhà hoạch định chính sách quốc gia hay từ những người ủng hộ ngầm xã hội chủ nghĩa hoặc từ bản thân vị Tổng thống khát khao quyền lực. Nó bắt nguồn từ tình trạng không thể kiểm soát nổi của hai mươi lăm phần trăm lao động thất nghiệp, từ một nền kinh tế suy sụp và từ nguyện vọng đang gia tăng của hàng triệu người. Tổng thống Roosevelt không hề có trong tay một phác thảo cho tương lai nào. Quả thật, từng bộ phận trong chương trình của ông thường mâu thuẫn với chính Chương trình kinh tế xã hội mới đã minh chứng cho sự hoang mang của ông hơn là ụng cú một ý tưởng lớn. Chính sách kinh tế xã hội mới cũng không hề tranh quyền của chính quyền các bang và địa phương. Đơn giản vì chính quyền các bang và các địa phương cũng không hề có cách giải quyết được vấn đề cấp bách và quan trọng nhất của họ". (3,777)
Chính sách mới của Roosevelt có ý nghĩa sâu xa đối với kinh tế, chính trị, đời sống xã hội và quan niệm giá trị của nước Mỹ. Mặc dù bản thân Roosevelt và các cố vấn kinh tế của ông không có tiến hành luận chứng một
cách tổng thế đường lối chính trị mới, cũng như không có đề xuất một cơ sở lý luận hoàn chỉnh nào, nhưng khuynh hướng chính quyền quốc gia can dự vào đời sống kinh tế của đường lối Chính sách mới thể hiện rất rõ. Vận dụng sức mạnh của chính quyền để tăng cường việc can thiệp vào đời sống kinh tế, điều chỉnh cục bộ những khâu trong thể chế kinh tế và chính trị vốn có của nước Mỹ không còn thích ứng với sự biến đổi của nền kinh tế hiện đại; hạn chế những hiệu ứng phụ nào đó trong quá trình sản xuất và phân phối của tư bản chủ nghĩa, giúp cho nền kinh tế của nước Mỹ ngày càng phát triển thuận lợi hơn.
Vì thế, Chính sách mới đã tăng cường sức mạnh quyền lực của chính quyền Liên bang và Tổng thống, chính sách trung gian nghiêng tả của Roosevelt đã làm thay đổi cục diện chính trị của nước Mỹ, người dân thường thành phố và người da đen từ chỗ trước đõy ủng hộ Đảng Cộng hoà chuyển sang ủng hộ Đảng Dân chủ, công đoàn trở thành bạn đồng minh kiên định của Đảng Dân chủ.
Đường lối Chính sách mới nhằm ứng phó với tình hình nguy cấp của cuộc khủng hoảng kinh tế. Vì thế hiệu quả trực tiếp của nó là giúp cho nước Mỹ tránh khỏi sự sụp đổ lớn về kinh tế. Bắt đầu từ năm 1935, gần như hầu hết những chỉ tiêu kinh tế đều đi một cách vững bước. Tổng giá trị sản lượng quốc dân năm 1933 là 141,5 tỷ USD đã tăng lên 204,9 tỷ USD năm 1939. Số người thất nghiệp từ 12 triệu giảm xuống còn 8 triệu vào năm 1939. "Điều này phản ánh đường lối kinh tế của giới cầm quyền Mỹ không phải chỉ ổn định kinh tế bằng thu hẹp sản xuất tạm thời, mà còn tiếp tục tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nhưng làm những gì không phải mang ra thị trường tiêu thụ thành hàng hoá (chính sách xây dựng)". (51,68)