IV. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ:
5057, nâng cao hiệu suất sinh tổng hợp chất mầu thực phẩm trên quy mô phòng thí nghiệm
1.1.3. Các hoạt chất trao đổi thức ấp khác được tổng hợp từ Monascus
1.1.3.1. Monacolin và các chất đồng phân
Các hoạt chất Monacolin bao gồm Monacolin J, Monacolin K (còn được gọi là Mevinolin), Monacolin L, 4a,5-dihydromonacolin L và 3α-hydroxy-3,5 dihydro monacolin L, là các sản phẩm trao đổi thứ cấp của nấm mốc Monascus [23, 24,25].
Sơđồ 1.1: Quy trình sinh tổng hợp Monacolin K
gtr N-glutarylrubrounctamine n-C5H11 gtm N-glutarylmonascorubramine n-C7H15 H COOH COOH OH O OH OH OH gcr N-glucosylrubrounctamine n-C5H11 gcm N- glucosylmonascorubramine n-C7H15
70
Monacolin K là tinh thể hình kim không mầu, có công thức hóa học C24H36O5, trọng lượng phân tử 404. Nhiệt độ hóa hơi 155-1560C. Phân tích thành phần nguyên tố trong Monacolin K như sau: C, 72.67%; H, 9.13%; O, 18.2%. Tan tốt trong methanol, ethanol, acetone, ethylacetate, chloroform, carbon tetrachloridẹ Tan trong benzenẹ Không tan trong hexane và petroleum ether.
1.1.3.2. Gama-aminobutyric axit (GABA) và axetylcholin.
Dịch chiết của Monascus được chứng minh cho sự hoạt động chống chứng tăng huyết áp, nó được tách và nhận dạng bởi hệ phân tích MS và NMR và những kết quả chỉ ra rằng đó là nó là 1 dạng cấu trúc như gama-aminobutyric axit (GABA) và axetylcholin. Sự tác động của Monascus sp tiến hành cùng với Monacus pilosus lên huyết áp của những con chuột thí nghiệm huyết áp tự nhiên (SHR) đã được nghiên cứu [33].
Kết quả cho thấy rằng Monascus sp ngăn chặn được sự tăng huyết áp trong khoảng 7-15% được so sánh như với 1 nhóm điều khiển (trợ giúp), nhưng nó không
ảnh hưởng tới đường huyết, chất béo huyết tương, glixerit hay sự trao đổi khoáng chất. Cơ chế của sự tác động này không bao gồm sự trao đổi ion Na+/K+ trong đường ruột- dạ dàỵ
Dịch nước của gạo lên men với Monascus rubber IFO 32318 (0.1-10mh/ml) tạo ra sự gián tiếp giãn mạch bởi sự chế tạo NO dựa theo màng trong. Atropine (tên 1 loại dược) được thay đổi bởi WP/FRM sự giãn mạch dựa vào màng trong. Sự giãn mạch bởi WP/FRM ở động mạch chủ của chuột được tách NO từ màng trong. Có 1 vài nhân tố chưa được biết đến, khác hơn axetylcholin và GABA, trong dịch chiết của gạo đỏ, khuấy những tế bào màng trong mạch để sản xuất hoặc phóng thích NO dẫn ra được sự giãn màng trong bởi WP/FRM [58].
1.1.3.3. Các chất flavonoids.
Flavonoids là nhóm của những chất màu của cây phenolic. Chúng được phân phối rộng rãi trong giới thực vật và xuất hiện tự nhiên trong trái cây và hoa quả. Các cấu trúc flavonoids liên quan như: apigenin, quercetin, myricetin and kaempferol có khả năng cảm hóa cơ chế gây chết tế bào theo chương trình trong một nồng độ và phương thức thời gian trong HL-60 tế bào bạch cầu con người [55]. Những đặc tính chống oxi hóa có tác dụng kìm tế bào trong sự tạo u, và khả năng tới sự kìm hãm trong phạm vi rộng của enzyme như protein kinase C và Topoisomerase ΙΙ. Đã làm các nhà nghiên cứu quan tâm tới những hỗn hợp này như những chất chống gây ung thư [58].
71
1.1.3.4. Citrinine
Trong hơn một thập kỉ gần đây, các nhà khoa học phát hiện ra rằng trong các sản phẩm từ sinh khối một số loài nấm Monascus có chứa chất citrinin, một loại chất
độc cầu thận đã được biết đến trước đó từ nấm Aspergillus và nấm Penicillium [6]. Citrinin là độc tố nấm điển hình và được coi là độc tố khá mạnh nhưng lại không bền với nhiệt độ và dễ bị phân huỷ trong quá trình chế biến. Tỉ lệ citrinin trong sản phẩm phụ thuộc vào chủng nấm, điều kiện môi trường nuôi cấy như nguồn cacbon/nitơ, acid amin, nhiệt độ và độ ẩm tuy nhiên những yếu tố này cũng ảnh hưởng tới tỉ lệ
monacolin. Do vậy thời gian gần đây các nhà khoa học tập trung vào phát triển các phương pháp làm tăng tỉ lệ monacolin và giảm độc tố citrinin. Các sản phẩm công nghiệp từ nấm Monascus hiện nay đều có hàm lượng citrinin thấp và ở mức chấp nhận
được [41].
Nấm mốc đỏ có nhiều chủng khác nhau và sản phẩm thu được từ các chủng nấm khác nhau với các điều kiện nuôi cấy khác nhau sẽ có thành phần, tác dụng dược lý cũng nhưđộc tính khác nhau, vì vậy việc nghiên cứu độc tính của từng sản phẩm là
điều cần thiết trước khi đưa vào ứng dụng trên lâm sàng.
Tên hóa học của Citrinine là: C13H14O5, IUPAC ( 3 R-trans) – 4,6 dihydro-8- hydroxy-3,4,5-trimethyl-6-oxo-3H-2benzopyrane-7-cacboxylic acid.
Citrinine
Hình 1.5: Công thức hóa học của Citrinine
Citrinine là tinh thể có màu thay đổi từ vàng chanh tới đỏ nâu khi pH thay
đổi từ 4.6 đến 9.9, hấp thụ cực đại ở bước sóng từ 250 – 331 nm, LD50 là 35,67 mg/kg chuột, không tan trong nước, tan trong cồn, dioxane và dung dịch kiềm.
Citritinine là sản phẩm trao đổi thứ cấp của Monascus purpureus nhưng với nồng độ
rất nhỏ có thể chấp nhận được trong gạo lên men đỏ [53]. Gạo lên men mốc đỏ trên thị trường có nồng độ citrinine dao động từ 0 đến 17.1 ppm [19].
72
Theo tổ chức An toàn thực phẩm Châu Âu, hàm lượng citrinine tối đa được
được phép đưa vào trong cơ thể dưới dạng thược phẩm là 0,2µg/kg trọng lượng cơ
thể/ngày [59]
1.2. Các phương pháp nuôi cấy và yếu tốảnh hưởng tới sinh tổng hợp nấm sợi Monascusđể thu nhận chất màu và Monacolin