IV. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ:
5057, nâng cao hiệu suất sinh tổng hợp chất mầu thực phẩm trên quy mô phòng thí nghiệm
1.1.1. Đặc điểm hình thá
Monascus purpureus thuộc giới nấm, ngành Ascomycota, lớp Ascomycetes, phân lớp Eurotiomycetidae và thuộc họMonascaceae. Khuẩn lạc Monascus mỏng, hệ
sợi ngắn, khi non có màu trắng khi già có màu đỏ. Mầu đỏ của hệ sợi đậm dần với độ
già của hệ sợị Chất mầu được tạo thành trong hệ sợi dưới dạng tinh thể hình chữ nhật, có kích thước tương đối đều nhaụ Perithecia (thể quả hình chai) tròn mọc trên cuống,
đường kính từ 30,8 đến 31,2 µm, bào tử nang không màu, nhẵn, đường kính 4-5 µm. Khuẩn ty không có vách ngăn. [9, 55,56,57].
Hiện tại có hơn ba mươi loại được công nhận trên thế giớị Các chi Monascus
có thểđược chia thành bảy loài: M. pilosus, M. purpureus, M. ruber và M. froridanus, M. pallens, M. S anguineus, M. anka [43], [21]. Trong đó bao gồm phần lớn các chủng được phân lập từ các loại thực phẩm truyền thống phương Đông. Khi quan sát qua kính hiển vi điện tử, M. purpureus có thể dễ dàng được phân biệt bởi nang bào tử
hình cầu, đường kính trong 5 micron hoặc hơi hình trứng (6 x 5 micron), không màu, nhẵn, khuẩn ty không có vách ngăn (Hình 1.1) [32], [36].
a b
Hình 1.1: Quả thể có cuống nhỏ với các nang bào tử của M purpureus
(a) Quả thể với thành tế bào bị vỡ, (b) Quả thể với các nang bào tử.
Thể quả hình tròn mọc trên cuống, đường kính từ 30,8 đến 31,2 µm. Hệ sợi nấm ở đầu màu trắng, mỏng, ngắn khi còn non. Tuy nhiên, nó nhanh chóng chuyển thành màu hồng và sau đó đến màu vàng da cam, sợi nấm màu vàng cam phản ánh mức độ acid của sinh khối nấm. Sự tăng trưởng của nấm Monascus tỷ lệ thuận với việc tổng hợp sắc tố và các chất chuyển hóa khác. Khi già nấm sẽ có mầu đỏ và mầu
đỏ đậm của hệ sợi tỷ lệ thuận với độ già của nấm và phụ thuộc nhiều vào điều kiện nuôi cấy, nhất là nguồn cacbon, nitơ và độ pH [9].
66
Nấm Monascusđược tìm thấy trong tự nhiên tồn tại rộng rãi trong đất, tinh bột, hạt ngũ cốc, cao su, cá khô, bề mặt trầm tích của sông .... Chúng có khả năng sinh sản hữu tính từ cùng một cá thể (được gọi là loài đồng tản - homothallic). Các bước chính trong quá trình sinh sản là:
1. Các túi phấn đực (antheridial) được tạo thành từ các tế bào đơn nhân qua các
ống mở rộng.
2. Trong khi hình thành túi phấn đực (antheridial), các vỏ túi (ascogonium) xuất hiện ở dưới cùng của túi đực (antheridial) từ các tế bào sợi nấm.
3. Phần trên và dưới của vỏ túi (ascogonium) được tách riêng biệt và có dạng tế
bào dạng lông (trichogyne).
4. Sau khi túi phấn đực (antheridia) và tế bào sợi nấm (trichogyne) tiếp hợp với nhau, phần lõi của túi phấn đực (antheridia) đi vào tế bào nấm sợi (trichogyne), khi
đó, các lõi tồn tại trong tế bào nấm sợi (trichogyne) biến mất trước khi phần lõi của túi phấn đực (antheridia) vàọ
5. Túi phấn đực (antheridia) bắt đầu mất đi và phần lõi trong tế bào sợi nấm (trichogyne ) di chuyển đến vỏ túi (ascogonium) qua ống noãn bàọ
6. Vỏ túi (ascogonium) mở rộng và các lõi bên trong bắt cặp thành các sợi nấm sinh nang (ascogenous hyphae) và tạo ra các nang bào tử (ascus).
7. Dưới bộ phận sinh dục, hình thành những tế bào có vách ngăn và các sợi nấm sinh nang (ascogenous hyphae) được mở ra một hoặc hai lớp và tất cả các dạng nang (ascus) được khép kín. Tại thời điểm này, màng nang (ascus) và sợi nấm sinh nang (ascogenous hyphae) tan chảy và tiêu biến. Bào tử túi (ascospore) được hình thành và bị cô lập trong vỏ túi (ascogonium), cuối cùng nó được thoát ra khỏi vách tế bào để tái sinh và bắt đầu chu kỳ sống mớị [21], [34]
67
Hình 1.2: Vòng đời của Monascus anka
An : antheridia - túi phấn đực Ag : ascogonium - vỏ túi bào tử Tg : trichogyne - ống noãn bào as : ascospore - bào tử nang
p : peridial wall cells - thành tế bào sợi nấm c : conidia - bào tửđính Ah : ascogenous hyphae - sợi nấm sinh nang a : ascos - túi
1 & 2 : Bào tử túi là một dạng sinh sản của tế bàọ
3 ~ 7: Hình thành cơ quan sinh sản và phát triển của sợi nấm sinh nang (ascogenous hyphae).
8 & 9: Vỏ túi bào tử (ascogonium) trưởng thành. 10: Sinh sản vô tính của một bào tử.