Nghiê nc ứu lựa chọn nguồn dinh dưỡng cacbon thích hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm Monacolin có tác dụng giảm cholesterol và chất màu vàng thực phẩm từ nấm sợi Monascus (Trang 90)

- Ph ương pháp xử lý số liệu

3.3.4.Nghiê nc ứu lựa chọn nguồn dinh dưỡng cacbon thích hợp

1. Dịch chiết gạo lên men chủng M purpureus

3.3.4.Nghiê nc ứu lựa chọn nguồn dinh dưỡng cacbon thích hợp

Nguồn cacbon đã được nghiên cứu là có ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng và tổng hợp chất mầu thực phẩm từ M. purpureus 5057 khi nuôi cấy trên môi trường rắn. Khi nuôi cấy theo phương pháp lên men chìm, chúng tôi tiến hành thí nghiệm với 8 nguồn cacbon khác nhau: saccarose, glucose, tinh bột sắn, tinh bột ngô, tinh bột tan, bột ngô, bột gạo, bột sắn với nồng độ 10g/l. Nuôi cấy ở 300C, lắc 250v/ph, thời gian 6 ngàỵ Kết quả thu được ở bảng 3.14.

Bng 3.14: nh hưởng ca ngun cacbon đến kh năng tng hp sinh khi và cht màu ca chng M. purpureus 5057 khi nuôi cy chìm

Cường độ mầu (U/g sinh khối ướt) Nguồn cacbon Lượng sinh khối ướt (g/l) 370 nm 400 nm 500 nm Saccarose 30,6 167,8 175,1 157,2 Glucose 47,1 218,9 217,2 175,3 Tinh bột sắn 30,5 213,2 194,8 147,5 Tinh bột ngô 31,4 218,6 204,2 153,9 Tinh bột tan 48,0 273,4 275,2 185,4 Bột ngô 28,0 183,2 172,9 144,7 Bột gạo 29,2 185,1 180,0 148,3 Bột sắn 27,5 179,4 166,3 147,5

115

Chủng M. purpureus 5057 có thể sử dụng nhiều nguồn cacbon khác nhau để

tổng hợp chất màu trong sinh khối khô hệ sợị

Nguồn cacbon khác nhau thì lượng sinh khối tạo thành cũng khác nhaụ Tinh bột tan là nguồn cacbon cho lượng sinh khối nhiều nhất (48g/l).

Khả năng tổng hợp sắc tố mầu vàng, da cam trên môi trường lên men có tinh bột tan (273,4 U/g tại bước sóng 370nm và 275,2 U/g tại bước sóng 400nm) là cao nhất. Chọn nguồn cacbon là tinh bột tan cho các nghiên cứu tiếp theọ

Tiến hành lên men lựa chọn nồng độ tinh bột tan thích hợp, nồng độ thí nghiệm: 5g/l, 10g/l, 15g/l, 20g/l. Kết quả thu được ở bảng 3.15.

Bng 3.15: nh hưởng ca nng độ tinh bt tan đến s tng hp cht mu ca M. purpureus 5057

Cường độ mầu (U/g sinh khối ướt) Nồng độ tinh bột tan (g/l) Lượng sinh khối ướt (g/l) 370 nm 400 nm 500 nm 5 42,1 255,4 263,6 146,5 10 48,0 273,4 275,2 185,4 15 50,5 299,2 287,8 195,0 20 49,6 281,2 270,4 173,2

Lượng sinh khối và cường độ mầu tăng mạnh khi ta tăng nồng độ tinh bột tan từ

5g/l tới 15g/l. Nhưng khi tăng lượng tinh bột tan sử dụng đạt 20g/l thì cường độ mầu vàng, da cam và lượng sinh khối thu được lại có chiều hướng giảm. Nếu nồng độ

cácbon cao sẽ gây ức chế quá trình lên men.

Tinh bột tan với nồng độ 15g/l lượng sinh khối thu được nhiều nhất (50,5g/l), cường độ mầu vàng, da cam là cao nhất (tại bước sóng 370nm cường độ mầu là 299,2 U/g sinh khối ướt tại bước sóng 400nm là 287,8 U/g sinh khối ướt, bước sóng 500nm là 195,0 U/g sinh khối ướt). Chọn nồng độ tinh bột tan 15g/l là thích hợp nhất cho các nghiên cứu tiếp theo của chủng M. purpureus 5057.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm Monacolin có tác dụng giảm cholesterol và chất màu vàng thực phẩm từ nấm sợi Monascus (Trang 90)