- Ph ương pháp xử lý số liệu
1. Dịch chiết gạo lên men chủng M purpureus
3.3.5. Nghiê nc ứu lựa chọn nguồn dinh dưỡng nitơ thích hợp
Nguồn nitơ có ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình sinh trưởng và phát triển của chủng Monascus, đặc biệt là lên men chìm. Tiến hành thí nghiệm lên men lựa chọn nguồn nitơ thích hợp với 6 nguồn nitơ hữu cơ là: cao nấm men, cao ngô, bột nấm men, tryptone, peptonẹ Nồng độ thí nghiệm đối với các nguồn nitơ trên là 1,0g/l. Kết quả thu được ở bảng 3.16.
116
Bảng 3.16: Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn nitơđến khả năng tổng hợp chất mầu của M. purpureus 5057
Cường độ mầu (U/g sinh khối ướt) Nguồn nitơ Lượng sinh
khối ướt (g/l) 370 nm 400 nm 500 nm Cao ngô 44,2 279,1 198,5 166,1 Bột nấm men 33,5 222,4 236,4 138,4 Tryptone 42,7 269,7 278,8 162,7 Peptone 44,7 259,5 264,1 188,5 Cao nấm men 50,2 299,0 287,5 195,2
Nguồn nitơ ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và tổng hợp sắc tố của nấm
M. purpureus 5057. Nguồn nitơ là bột nấm men hàm lượng sinh khối và khả năng sinh tổng hợp chất mầu là thấp nhất. Sử dụng các nguồn nitơ còn lại cho hàm lượng sinh khối và khả năng sinh tổng hợp chất mầu chênh lệch nhau không đáng kể.
Nguồn nitơ là cao nấm men thích hợp nhất cho sinh tổng hợp chất mầu từ
M. purpureus 5057.
Tiến hành lên men với nồng độ cao nấm men từ: 0,5g/l - 2,0g/l để lựa chọn nồng
độ thích hợp. Kết quả thể hiện ở bảng 3.17.
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của nồng độ cao nấm men đến sự tổng hợp chất mầu của chủng M. purpureus 5057
Cường độ mầu (U/g sinh khối ướt) Hàm lượng cao nấm men (g/l) Lượng sinh khối ướt (g/l) 370 nm 400 nm 500 nm 0,5 43,2 271,1 280,3 166,3 1 50,0 299,6 287,1 195,7 1,5 54,2 320,0 318,1 206,8 2 54,5 223,6 321,2 207,9
Hàm lượng sinh khối tăng dần khi tăng nồng độ cao nấm men từ 0,5-2 g/l. Cường độ mầu vàng, da cam cũng tăng dần. Khi tăng thêm nồng độ từ 1,5g/l- 2g/l thì hàm lượng sinh khối và cường độ mầu không thay đổi nhiềụ
Chọn nồng độ cao nấm men 1,5g/l là thích hợp nhất cho sinh tổng hợp mầu vàng và da cam của chủng M. purpureus 5057.
117