6. Bố cục của luận văn
2.2.2.5. Ngân sách cho hoạt động xúc tiến
Kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến của Hà Tĩnh chủ yếu dựa vào nguồn chi ngân sách của tỉnh, từ khi thành lập Trung tâm xúc tiến tới nay ngoài nguồn ngân sách đƣợc phân bổ, Trung tâm không có nguồn hỗ trợ nào từ các doanh nghiệp hay tổ chức khác trên địa bàn. Các kế hoạch xúc tiến, chƣơng trình xúc tiến hàng năm do Trung tâm xúc tiến du lịch xây dựng, lập dự toán và đề xuất theo kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, trình HĐND và UBND xem xét phê duyệt. Căn cứ trên các đề án đƣợc phê duyệt và cấp kinh phí, Trung tâm Xúc tiến Du lịch xây dựng chƣơng trình hành động
cho mình thông qua việc kết hợp với các đơn vị , doanh nghiệp có liên quan tổ chức thực hiện các kế hoạch đã đƣợc duyệt trƣớc đó.
Chính vì căn cứ vào các kế hoạch hoạt động do Trung tâm lập ra và trình duyệt mà kinh phí đƣợc phân bổ hàng năm cũng không đồng đều, phụ thuộc vào trong năm Trung tâm Xúc tiến Du lịch xây dựng chƣơng trình xúc tiến nhƣ thế nào.Theo báo cáo tổng kết của Trung Tâm Thông tin xúc tiến du lịch Hà Tĩnh, ngân sách đạt mức cao nhất từ khi thành lập tới nay là 265 triệu đồng ( năm 2012), kinh phí này chủ yếu đƣợc sử dụng cho việc in ấn tài liệu quảng cáo, quảng cáo qua internet, tham gia các hội chợ triển lãm du lịch...
Bảng 2.7. : Thực trạng kinh phí xúc tiến du lịch từ nguồn ngân sách tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2008- 2012
Đơn vị : triệu đồng
Công cụ xúc tiến 2008 2009 2010 2011 2012
- Ấn phẩm quảng cáo 15 27 40 52 60 - Hoạt động Website, internet 12,5 18 21 35 40 - Hội chợ, triển lãm DL 55 67 73 70 80 - Quà tặng du lịch 20 27 32 35 - Báo chí, biển quảng cáo 35 42 40 49 50 Tổng kinh phí 117,5 174 201 238 265
Nguồn : Báo cáo hoạt động của Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch
Nhìn chung, với kinh phí đƣợc phê duyệt bởi nguồn ngân sách hết sức khiêm tốn và phụ thuộc, sự hạn chế đó là nguyên nhân các hoạt động xúc tiến du lịch của Hà Tĩnh chƣa có tầm quy mô, các sản phẩm quảng bá cho du lịch còn đơn điệu, hoạt động thiếu chuyên nghiệp, không có tính hệ thống, thiếu sự linh động trong việc thực hiện ý tƣởng.
2.2.2.6. Đánh giá kết quả xúc tiến
Hoạt động xúc tiến là một hoạt động cần thiết có sự đánh giá sau khi triển khai xong chƣơng trình hành động, đánh giá nhằm nhận biết đƣợc hoạt động xúc tiến vừa trải qua đã có tác động và ảnh hƣởng thế nào đến công chúng mục tiêu, có đáp ứng đƣợc kỳ vọng so với mục tiêu đề ra ban đầu hay không
Thời gian qua hoạt động xúc tiến du lịch Hà Tĩnh đã có triển khai trên mọi phƣơng diện xúc tiến, tuy nhiên bƣớc đánh giá lại hoạt động xúc tiến đang hết sức hạn chế, chƣa điều tra khảo sát kỹ để đánh giá mức độ nhận biết của công chúng đối với điểm đến du lịch đến mức độ nào. Chƣa có những biểu mẫu ghi chép các thông tin phản hồi của khách hàng về sản phẩm du lịch và mức độ hài lòng của họ.
2.3. Đánh giá chung về hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Hà Tĩnh
Trong giai đoạn 2007 – 2012, hoạt động xúc tiến du lịch Hà Tĩnh nhìn chung đã có những bƣớc tiến đáng kể và đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, kết quả đạt đƣợc thì công tác xúc tiến du lịch Hà Tĩnh vẫn còn nhiều tồn tại và bất cập. Vì vậy, cần phân tích chỉ rõ những tồn tại yếu kém để có giải pháp khắc phục và định hƣớng phát triển cho giai đoạn tiếp theo.
2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
2.3.1.1. Kết quả đạt được
- Thứ nhất, thành công lớn nhất đối với ngành du lịch Hà Tĩnh là trong giai đoạn này đã thành lập đƣợc Trung tâm xúc tiến du lịch, đây là một đơn vị chuyên trách có nhiệm vụ xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh, với đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đƣợc đào tạo tƣơng đối cơ bản về du lịch, đang từng bƣớc khẳng định tính chuyên nghiệp trong công tác xúc tiến.
- Thứ hai, sự ra đời của Trung tâm xúc tiến đã từng bƣớc tạo dựng đƣợc hình ảnh du lịch Hà Tĩnh phát triển rộng trên thị trƣờng bằng việc quảng bá các điểm du lịch nổi tiếng, độc đáo, hấp dẫn của tỉnh đến với nhiều công chúng nhƣ:
Bãi biển Thiên Cầm, Ngã Ba Đồng Lộc, khu lƣu niệm Đại thi hào Nguyễn Du, khu du lịch sinh thái Hồ Kẻ Gỗ, vƣờn quốc gia Vũ Quang…
- Thứ ba, với nguồn kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến du lịch hết sức khiêm tốn, nhƣng Trung tâm xúc tiến du lịch đã sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách đƣợc phân bổ, chọn đƣợc các kênh và công cụ xúc tiến phù hợp để quảng bá hình ảnh du lịch Hà Tĩnh đến với đông đảo công chúng. Xây dựng đƣợc hệ thống ấn phẩm, tài liệu quảng cáo du lịch với số lƣợng và chất lƣợng in ấn phù hợp với điều kiện kinh phí.
- Thứ tƣ, để phục vụ cho hoạt động xúc tiến đƣợc triển khai trên nhiều kênh thông tin, ngành du lịch Hà Tĩnh đã xây dựng và phát triển đƣợc hai trang thông tin điện tử với tên miền http://dulichhatinh.com.vn và http://vanhoahatinh.gov.vn. Đây là kênh thông tin quan trọng để du lịch Hà Tĩnh dễ dàng tiếp cận với thị trƣờng khách mục tiêu, cũng nhƣ công chúng và các doanh nghiệp lữ hành có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin về du lịch Hà Tĩnh mà không bị giới hạn bởi thời gian và không gian.
- Thứ năm, hàng năm ngành du lịch Hà Tĩnh đã tổ chức thành công một số lễ hội lớn của tỉnh nhƣ lễ hội chùa Hƣơng Tích, các sự kiện lớn nhƣ “ Đồng lộc
cõi thiêng”, “ Thiên Cầm biển nhớ”… Bên cạnh đó còn tham gia tích cực các
hội chợ - triển lãm du lịch quốc tế và trong nƣớc nhằm mở rộng giao lƣu hợp tác thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển cho du lịch Hà Tĩnh. Tổ chức đón tiếp các đoàn Fam trips trong và ngoài nƣớc đến khảo sát Hà Tĩnh, đây thực sự là kênh truyền thông hiệu quả trong hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Hà Tĩnh.
2.3.1.2. Nguyên nhân
Một là, đạt đƣợc những thành quả nhất định trong hoạt động du lịch nói chung và xúc tiến du lịch Hà Tĩnh nói riêng là do tỉnh đã sớm xác định Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch và tạo điều kiện để du lịch dần trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung. Bên cạnh đó tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hợp lý, khuyến khích ƣu đãi đầu tƣ và mở rộng
hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chƣơng trình du lịch quốc gia trong những năm gần đây cũng tạo điều kiện cho Hà Tĩnh thể hiện đƣợc những thế mạnh và quảng bá hình ảnh du lịch của địa phƣơng đến với du khách trong và ngoài nƣớc. Hai là, định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh nêu rõ du lịch là một ngành kinh tế động lực của tỉnh, vì vậy đã đánh giá đúng tầm quan trọng của việc phát triển du lịch, đƣa ra đƣợc những quyết sách đúng đắn và sự đầu tƣ hợp lý cho du lịch nói chung và xúc tiến du lịch nói riêng.
Ba là, bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn đã dần đƣợc ổn định, công tác quản lý phát triển du lịch đã từng bƣớc đi vào nề nếp theo quy định của luật du lịch
Bốn là, công tác đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là nguồn nhân lực làm xúc tiến du lịch đang từng bƣớc đƣợc hoàn thiện với việc kết hợp với các cơ sở đào tạo trên cả nƣớc để đào tạo lại và đào tạo bổ sung nguồn nhân lực.
Năm là, có đƣợc những kết quả nêu trên là cả một sự nỗ lực của ngành du lịch địa phƣơng và sự hỗ trợ của các ban ngành liên quan trong các hoạt động giao lƣu hợp tác, xúc tiến quảng bá du lịch. Đặc biệt là sự phối hợp giữa Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch với cơ sở trong quản lý điều hành hoạt động du lịch và điều quan trong hơn nữa chính là sự chung tay nỗ lực của cả cộng đồng, mỗi ngƣời dân, mỗi doanh nghiệp đầu đặt trách nhiệm của mình vào sự nghiệp phát triển du lịch chung để tạo nên một hình ảnh du lịch Hà Tĩnh đẹp đẽ, mến khách, để ai “ Đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh”
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế
Mặc dù thời gian qua du lịch Hà Tĩnh đã đạt đƣợc một số thành quả nhất định, nhƣng hoạt động xúc tiến du lịch Hà Tĩnh vẫn còn nhiều hạn chế trong phát triển từ đầu tƣ, con ngƣời, tính chuyên nghiệp…, những kết quả đạt đƣợc chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và thế mạnh du lịch của tỉnh.
- Việc tổ chức, triển khai thực hiện hoạt động xúc tiến còn thiếu tính chủ động và sáng tạo, các hoạt động của Trung tâm xúc tiến gần nhƣ phải “nắm tay chỉ việc” hoặc dựa vào các sự kiện của tỉnh. Đầu tƣ cho công tác xúc tiến du lịch còn hết sức hạn chế, chƣa đƣợc các cấp các ngành của tỉnh nhận thức sâu sắc, chƣa chú ý quan tâm xây dựng cơ chế tạo nguồn kinh phí và phối hợp lực lƣợng trong các chiến dịch xúc tiến quảng bá, hiện nay ngoài ngân sách thì không có bất cứ một nguồn lực hỗ trợ nào cho hoạt động xúc tiến du lịch.
- Nguồn nhân lực du lịch nói chung, cán bộ làm công tác xúc tiến nói riêng thiếu về số lƣợng, kém về chất lƣợng, chƣa đƣợc đào tạo bài bản về chuyên môn làm xúc tiến, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, tính chuyên nghiệp hạn chế…làm giảm khả năng cạnh tranh, tính hấp dẫn các sản phẩm, dịch vụ du lịch tại Hà Tĩnh.
- Việc sử dụng website để quảng bá du lịch Hà Tĩnh chƣa tiếp cận đƣợc với thị trƣờng khách quốc tế vì website còn hạn chế về ngôn ngữ. Thông điệp quảng cáo chƣa rõ ràng, nội dung thông tin khái quát chung chung, thiếu chuyên nghiệp, kém hấp dẫn.
- Việc sử dụng các công cụ và phƣơng tiện cho hoạt động xúc tiến chƣa đáp ứng đƣợc với yêu cầu cả về quy mô và tần suất. Tài liệu ấn phẩm quảng bá du lịch Hà Tĩnh thiếu chuyên nghiệp, thiếu tính thẩm mỹ và thiếu sự thống nhất trong nội dung. Ấn phẩm quảng cáo chƣa tạo đƣợc sự chú ý, chƣa phong phú về chủng loại để phù hợp với các đối tƣợng xúc tiến khác nhau. Việc phát các ấn phẩm quảng cáo đến đối tƣợng xúc tiến chủ yếu thông qua kênh tham gia sự kiện, hội nghị, hội chợ, phân phối một cách thiếu tính chủ định, dẫn tới việc tài liệu chƣa thể tiếp cận đƣợc khách hàng mục tiêu.
- Hoạt động quan hệ công chúng đang hết sức hạn chế đối với du lịch Hà Tĩnh, việc kết hợp với các báo đài để thực hiện xúc tiến chƣa đƣợc thƣờng xuyên, đến nay Hà Tĩnh vẫn chƣa đứng ra tổ chức mời hoặc đón đƣợc một đoàn Fam trips nào với tƣ cách là đơn vị tổ chức chính, đây là hạn chế lớn trong kế
hoạch xúc tiến của du lịch Hà Tĩnh. Trong quan hệ công chúng (đối nội) thì việc tuyên truyền giáo dục vẫn còn nhiều bất cập, doanh nghiệp và cộng đồng dân cƣ địa phƣơng tại các điểm du lịch nhiều khi chƣa nhận thức đầy đủ việc xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch tỉnh nhà bằng sự thân thiện, hiếu khách, giữ gìn vệ sinh môi trƣờng. Cho nên, vẫn để tình trạng mạnh ai nấy làm, kinh doanh thiếu uy tín, chèo kéo khách…gây ấn tƣợng không tốt cho du lịch Hà Tĩnh, dẫn đến sự phát triển du lịch thiếu bền vững.
- Việc tổ chức, tham gia các hội chợ triển lãm du lịch mới chỉ đƣợc một chiều, Hà Tĩnh đến nay chƣa tổ chức đƣợc một hội chợ - triển lãm hay liên hoan du lịch nào trên địa bàn tỉnh nhà mà chủ yếu tham gia các hội chợ - triển lãm do các tỉnh bạn mời, đây là một hạn chế trong công tác xúc tiến và cũng là một thiệt thòi đối với ngành du lịch Hà Tĩnh. Việc lựa chọn hội chợ để tham gia cũng chƣa đƣợc Trung tâm xúc tiến du lịch nghiên cứu kỹ, các gian hàng trƣng bày hội chợ cũng chƣa đƣợc đầu tƣ quy mô, tài liệu cấp phát thì sơ sài cả về nội dung và hình thức.
- Việc đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Sản phẩm du lịch Hà Tĩnh thiếu tính độc đáo, hấp dẫn, tính cạnh tranh không cao, không có nhiều sản phẩm khác biệt. Các dịch vụ nhƣ khách sạn, nhà hàng, cơ sở vui chơi giải trí…thiếu các cơ sở có chất lƣợng cao tầm cỡ quốc gia, quốc tế.
- Thiếu tính liên kết của du lịch Hà Tĩnh với các tỉnh lân cận. Du lịch mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, việc Hà Tĩnh nằm giữa các tỉnh có ƣu thế phát triển du lịch hơn hẳn là Nghệ An và Quảng Bình, nếu không hợp tác và liên kết tốt với các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh phụ cận thì rất khó thu hút đƣợc khách lƣu lại với điểm đến du lịch của mình.
Tóm lại, thông qua sự phân tích trên có thể thấy Hà Tĩnh là địa phƣơng có nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển du lịch. Tuy nhiên, quá trình phát triển còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế, công tác xúc tiến chƣa chuyên nghiệp, chƣa
kêu gọi liên kết đƣợc các doanh nghiệp và cộng đồng dân cƣ cùng xây dựng hình ảnh du lịch của tỉnh, chƣa lập đƣợc kế hoạch xúc tiến dài hơi…Tất cả những tồn tại nêu trên nó bắt nguồn từ những nguyên nhân cơ bản sau.
2.3.2.2. Nguyên nhân
- Xuất phát điểm của du lịch Hà Tĩnh thấp hơn so với nhiều tỉnh thành khác trong cả nƣớc.
- Do mức độ chuyên nghiệp và quyết tâm làm du lịch ở Hà Tĩnh chƣa cao, mức độ chuyên nghiệp thể hiện trong việc quản lý du lịch, trong cách làm du lịch và đặc biệt là trong hoạt động xúc tiến du lịch
- Nguyên nhân thứ ba , nó cũng là nỗi lo chung của nhiều tỉnh thành trong cả nƣớc đó là vấn đề kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến du lịch quá khiêm tốn, Hà Tĩnh mỗi năm bình quân kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến du lịch chƣa đạt tới 300 triệu đồng, trong khi đó các địa phƣơng khác nhƣ Quảng Ninh khoảng 5 tỷ, Hà Nội 7 – 8 tỷ đồng, sài gòn xấp xỉ 10 tỷ đồng, Thái Lan mỗi năm dành ngân sách cho hoạt động xúc tiến khoảng trên dƣới 60 triệu USD.
- Yếu tố con ngƣời cũng là nguyên nhân làm cho hoạt động xúc tiến du lịch Hà Tĩnh hoạt động có phần trị trệ, kém hiệu quả.
- Nhận thức về du lịch của các cấp ngành, đặc biệt trong quần chúng nhân dân còn nhiều bất cập.
Tiểu kết chƣơng 2
Toàn bộ chƣơng 2 tác giả tập trung phân tích và làm rõ 3 vấn đề cơ bản sau: - Khái quát, phân tích đánh giá tài nguyên du lịch, tình hình hoạt động du lịch của Hà Tĩnh trong giai đoạn từ 2007 – 2012 về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, lƣợt khách, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch…
- Phân tích thực trạng nguồn lực và chính sách xúc tiến du lịch gồm chính sách, bộ máy, ngân sách và việc sử dụng các công cụ xúc tiến…
- Sau khi phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Hà Tĩnh, tác giả đã đánh giá và nêu lên những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại và nguyên