Giải pháp về nguồn kinh phí cho hoạt động xúc tiến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch Hà Tĩnh (Trang 99)

6. Bố cục của luận văn

3.2.1.2. Giải pháp về nguồn kinh phí cho hoạt động xúc tiến

Ngồn kinh phí đang là một thực trạng hết sức hạn chế đối với công tác xúc tiến du lịch của Hà Tĩnh. Thực tế, trong những năm qua ngân sách của tỉnh dành cho hoạt động xúc tiến du lịch quá eo hẹp, lại gặp phải thủ tục hành chính rƣờm rà, qua nhiều khâu xét duyệt khiến công tác xúc tiến thiếu tính chủ động, hạn chế phần nào hiệu quả hoạt động xúc tiến. Với chính sách kinh phí nhƣ hiện nay sẽ không phù hợp với thực tế phát triển. Vì vậy, mục tiêu của giải pháp này nhằm góp phần tạo nguồn kinh phí và các nguồn lực hỗ trợ để tháo gỡ các khó khăn về kinh phí cho hoạt động xúc tiến du lịch Hà Tĩnh.

- Tranh thủ nguồn kinh phí hoạt động xúc tiến du lịch của Trung ƣơng thông qua chƣơng trình hành động quốc gia về du lịch.

- Trung tâm Xúc tiến Du lịch cần đề nghị với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tham mƣu cho Tỉnh ủy và UBND tỉnh xây dựng và ban hành các quy định, chính sách cụ thể, rõ ràng về việc phân bổ và cấp ngân sách cho hoạt động xúc tiến du lịch theo từng giai đoạn dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để Trung tâm có kế hoạch chủ động trong công tác xúc tiến của mình, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng „„kế hoạch treo‟‟ vì thiếu kinh phí.

- Huy động tối đa nguồn kinh phí từ các doanh nghiệp du lịch, các cá nhân cùng kết hợp xúc tiến, quảng bá sẽ là cách tháo gỡ khó khăn trong hoàn cảnh kinh phí eo hẹp nhƣ hiện nay. Chi phí lúc này sẽ đƣợc các doanh nghiệp chia sẻ

với mục tiêu đôi bên cùng có lợi, các doanh nghiệp tham gia đều có lợi ích riêng của mình, đó chính là danh tiếng và sản phẩm của doanh nghiệp sẽ đƣợc đông đảo công chúng biết đến.

- Sử dụng hợp lý nguồn ngân sách theo từng thời điểm của công tác xúc tiến, sử dụng đúng mục đích xúc tiến.

3.2.1.3. Giải pháp về nghiên cứu thị trường và xây dựng chương trình xúc tiến

Căn cứ vào những định hƣớng về thị trƣờng mục tiêu khách du lịch trong nƣớc và quốc tế đã đƣợc xác định, Trung Tâm xúc tiến du lịch Hà Tĩnh cần có những nghiên cứu cụ thể và tổng quát về tính khả quan đối với tất cả các thị trƣờng. Trong đó, tập trung ƣu tiên các thị trƣờng trọng điểm nhƣ : Thị trƣờng ASEAN ( Lào, Thái Lan), thị trƣờng Đông Á – Thái Bình Dƣơng ( Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản)...Đối với thị trƣờng trong nƣớc tập trung chủ yếu vào một số đối tƣợng khách đến với mục đích tắm biển, tham quan thắng cảnh di tích lịch sử cách mạng... Quá trình nghiên cứu thị trƣờng cần tìm hiểu xác định rõ nhu cầu, đặc điểm tâm lý, thị hiếu của thị trƣờng mục tiêu để có chiến lƣợc quảng bá hiệu quả.Phải xây dựng và hoàn thiện các biểu mẫu ghi chép về khách du lịch và thƣờng xuyên ghi chép đầy đủ, chính xác, đồng thời lấy ý kiến của các doanh nghiệp du lịch khi tiến hành xây dựng chiến lƣợc nghiên cứu thị trƣờng, thiết lập và tổ chức các chƣơng trình xúc tiến du lịch phù hợp với từng phân đoạn thị trƣờng.

Đối với chƣơng trình xúc tiến điểm đến du lịch, hình ảnh và sản phẩm du lịch Hà Tĩnh cần đƣợc Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch xúc tiến thông qua các kênh trung gian gồm công ty lữ hành trong nƣớc và quốc tế có chung thị trƣờng mục tiêu để họ sử dụng mối quan hệ đối tác với các công ty du lịch tiến hành tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, có thể thông qua các kênh nhƣ tổ chức các hội nghị xúc tiến, gặp gỡ doanh nghiệp du lịch hàng năm, phối hợp với các hiệp hội du lịch hay tổ chức các chuyến famtrips...nhằm xác định các mục tiêu, đối

tƣợng xúc tiến và thị trƣờng khách để cùng phối hợp xúc tiến quảng bá hình ảnh của điểm đến.

3.2.2. Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch

3.2.2.1. Xác định cụ thể công chúng mục tiêu

Trong hoạt động xúc tiến, việc xác định chính xác công chúng mục tiêu là hết sức quan trọng, bởi vì khi đã xác định đƣợc công chúng mục tiêu mới có thể đƣa ra đƣợc các chiến lƣợc truyền thông phù hợp. Thời gian vừa qua, công tác xác định công chúng mục tiêu của hoạt động xúc tiến du lịch Hà Tĩnh chƣa thực sự rõ ràng, chƣa nghiên cứu kỹ các đối tƣợng khách để phân định thị trƣờng. Đối với thị trƣờng trong nƣớc cũng mới chỉ ra một cách khái quát theo mục đích chuyến đi nhƣ : Nghỉ biển, tham quan di tích lịch sử văn hóa... ; Đối với thị trƣờng khách quốc tế thì mới chỉ ra các thị trƣờng truyền thống dựa trên những thị trƣờng trọng điểm của Việt Nam. Để công tác xác định công chúng mục tiêu đạt hiệu quả, cần xác định :

- Trung tâm nên bám sát định hƣớng về thị trƣờng khách mục tiêu mà quy hoạch du lịch Hà Tĩnh giai đoạn đến năm 2020 tầm nhìn 2030 đã đề ra. Theo đó, đối với du lịch quốc tế Trung tâm xúc tiến du lịch cần xác định ƣu tiên hàng đầu cho thị trƣờng ASEAN và Đông Á – Thái Bình Dƣơng, trọng tâm là thị trƣờng Đông Bắc Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Đài Loan...vì thuận tiện về không gian địa lý, tƣơng đồng về văn hóa, đặc biệt có sự hợp tác đầu tƣ lớn giữa các nƣớc này với Hà Tĩnh ; ngoài ra khai thác thêm thị trƣờng ASEAN thông qua hành lang kinh tế Đông – Tây, đây đƣợc xem là một thị trƣờng rất tiềm năng. Đối với thị trƣờng khách nội địa, ngoài việc xác định du lịch nghỉ biển và tham quan di tích lịch sử là thị trƣờng trọng điểm, thì cũng cần nhắm đến đối tƣợng khách du lịch với mục đích sinh thái hay du lịch cuối tuần, công vụ... nhằm đƣa vào khai thác hiệu quả các tài nguyên sẵn có của tỉnh.

- Khi xác định đƣợc công chúng mục tiêu, cơ quan làm công tác xúc tiến du lịch Hà Tĩnh cần tiến hành nghiên cứu các thị trƣờng đó nhằm phân tích và hiểu rõ đặc điểm tâm lý, mức chi tiêu, sở thích và thị hiếu...từ đó có thể định vị sản phẩm du lịch Hà Tĩnh đối với thị trƣờng khách mục tiêu đã đƣợc xác định.

- Trung tâm thông tin xúc tiến cũng cần khảo sát, nghiên cứu xem các thị trƣờng mục tiêu đã đƣợc xác định họ bị chi phối bởi những yếu tố nào khi đƣa ra quyết định mua sản phẩm du lịch của điểm đến Hà Tĩnh, những thông tin gì mà thị trƣờng khách mục tiêu cần biết trƣớc khi đƣa ra quyết định, từ đó có thể đƣa ra đƣợc những chiến lƣợc truyền thông thích hợp.

3.2.2.2. Giải pháp về thiết kế thông điệp du lịch

Cho đến nay ngành du lịch Hà Tĩnh vẫn chƣa xây dựng đƣợc hình ảnh của

mình thông qua một biểu tƣợng ( Logo) hay một khẩu hiệu ấn tƣợng nào ( Slogan), mặc dù Trung tâm Xúc tiến Du lịch ra đời đến nay đã đƣợc 5 năm. Để

thu hút sự chú ý của khách du lịch và cộng đồng, ngành du lịch Hà Tĩnh mà trực tiếp là Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch đảm nhiệm cần tiến hành tổ chức các cuộc thi thiết kế logo và slogan để làm biểu tƣợng cho ngành du lịch.

Tác phẩm dự thi phải có tính khái quát và tính hình tƣợng cao, thể hiện đƣợc nhiều ý nghĩa, đặc trƣng của du lịch Hà Tĩnh và phù hợp làm đại diện cho du lịch Hà Tĩnh trong việc quảng bá du lịch của tỉnh đến thị trƣờng trong nƣớc và đặc biệt là thị trƣờng quốc tế.

Logo du lịch nên đƣợc thể hiện với phong cách trẻ trung, sinh động. Màu sắc, đƣờng nét, bố cục, ý nghĩa phải đạt đƣợc những yêu cầu về thiết kế logo nhƣ tính biểu tƣợng, tính thẩm mỹ, sự độc đáo, ấn tƣợng, dễ ghi nhớ...

Slogan phải đƣợc thiết kế hài hòa với chỉnh thể của Logo, ngắn gọn dễ nhớ, gây đƣợc ấn tƣợng phù hợp với xu hƣớng logo – Slogan của du lịch thế giới. Để có thể lựa chọn đƣợc một Logo – Slogan có khả năng chuyển tải đƣợc một thông điệp lớn, lột tả đƣợc những nét đặc thù về du lịch Hà Tĩnh, ngành du lịch Hà Tĩnh cần tham khảo ý kiến các chuyên gia về truyền thông hoặc các

Logo – Slogan của các quốc gia, vùng miền có biểu tƣợng và khẩu hiểu du lịch hấp dẫn nhƣ:

Thái Lan trƣớc đây có khẩu hiệu „„Amazing Thai Lan – Ngạc nhiên Thái Lan‟‟, mới đây là „„Amazing Thai Lan Always Amare you – Thái Lan kỳ diệu luôn làm bạn kinh ngạc‟‟.

Campuchia : “Cambodia Kingdom of wonder – Campuchia vương quốc của những kỳ quan”

Hong Kong : “ live it, love it – Sống ở đây, yêu nơi này”

Nhật Bản với khẩu hiệu : “ Japan End less Discovery – Japan khám phá bất

tận” Kết hợp với Logo có hình hoa anh đào nở rộ tƣợng trƣng cho vẻ đẹp thuần

khiết, truyền thống, văn hóa, ẩm thực và nghệ thuật Nhật Bản

Singapore với những khẩu hiệu : “ The gate of Asia – Cánh đồng Châu Á”, „

“Little Asia – Một Châu Á thu nhỏ”, và gần đây là “ Your singapore –

Singapore của bạn”, “Singapore roars – Sigapore gầm thét”...

Thông qua quá trình nghiên cứu các thế mạnh, các danh thắng nổi bật và không gian văn hóa mảnh đất Lam Hồng, tác giả đã đề xuất biểu tƣợng và khẩu hiệu cho du lịch Hà Tĩnh nhƣ sau :

Hình 3.1. Logo và Slogan của du lịch Hà Tĩnh.

Ý nghĩa Logo: Logo đƣợc thiết kế mô phỏng Núi Hồng và Sông Lam, nét cong phía dƣới thể hiện “ Đƣờng vô xứ Nghệ quanh quanh – Non xanh nƣớc

biếc nhƣ tranh họa đồ” . Đây là hình ảnh đặc trƣng gắn liền với mảnh đất và con ngƣời Hà Tĩnh, hình ảnh này cũng đã đi vào lòng công chúng trong rất nhiều tác phẩm âm nhạc và thơ ca nổi tiếng.

Ý nghĩa Slogan: Với khẩu hiệu “ Hà Tĩnh – Văn Vật Hồng Lam” tác giả muốn gửi gắm thông điệp đến đông đảo công chúng rằng: đến với Hà Tĩnh là đến với vùng quê của nhiều cảnh quan thiên nhiên tƣơi đẹp, là quê hƣơng của nhiều bậc danh nhân kiệt xuất, nơi mà nghệ thuật dân gian mê hoặc lòng ngƣời, hay mảnh đất có những địa danh lịch sử nổi tiếng, nơi có những dấu vết văn hóa thời tiền sử và cổ sử, là vùng đất con ngƣời nghĩa khí và tài năng…

3.2.2.3. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động quảng cáo du lịch

Trong thời gian vừa qua, hoạt động quảng cáo du lịch của Hà Tĩnh đã đƣợc triển khai. Tuy nhiên, để phát triển mạnh mẽ và mang tính đồng bộ thì ngành du lịch Hà Tĩnh cần tăng cƣờng đầu tƣ, dành khoản ngân sách hợp lý cho hoạt động xúc tiến nhằm đa dạng hóa các loại hình quảng cáo...Để thực hiện đƣợc chiến lƣợc quảng cáo tốt, hiệu quả trong giai đoạn sắp tới Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Hà Tĩnh cần tập trung hoàn thiện một số vấn đề :

- Tăng cƣờng các hoạt động quảng cáo trên các phƣơng tiện truyền thông, đặc biệt lựa chọn các kênh truyền thông có lƣợng ngƣời quan tâm nhiều nhƣ internet, truyền hình, báo chí. Ƣu tiên sự xuất hiện trên các kênh truyền hình lớn nhƣ VTV1 và VTV4, đây là các kênh truyền hình có số lƣợng khán giả trong và ngoài nƣớc quan tâm lớn nhất.

- Nghiên cứu xây dựng các ấn phẩm, tài liệu thông tin phù hợp với nhu cầu tìm kiếm thông tin của từng thị trƣờng, các ấn phẩm và tài liệu quảng cáo không nên dùng chung cho tất cả các thị trƣờng nhƣ hiện nay. Khi tiến hành thiết kế các ấn phẩm cần nghiên cứu kỹ các yếu tố của công chúng mục tiêu nhƣ tâm lý, đặc điểm thị trƣờng... để đƣa ra những thông điệp, hình ảnh quảng cáo cho phù hợp. Các tờ rơi tập gấp nên phát hành thƣờng xuyên và đƣợc cấp phát miễn phí tại các

khách sạn, khu, điểm du lịch... tại đây khách du lịch có thể dễ dàng tiếp cận đƣợc với các tài liệu này.

- Công tác quảng cáo ngoài trời cần đƣợc chú trọng hơn, tiếp tục đầu tƣ thêm các biển quảng cáo tấm lớn đặt tại các đầu mối giao thông trọng điểm, hay cửa ngõ ra vào của tỉnh, các bãi biển nơi tập trung nhiều ngƣời hay tại các công trình công cộng dễ thu hút sự chú ý của công chúng.

- Phối hợp với các hãng vận tải ( xe khách liên tỉnh) đăng tải các hình ảnh về danh thắng du lịch Hà Tĩnh, phƣơng tiện quảng cáo di động này sẽ mang hình ảnh Hà Tĩnh đến với mọi nẻo đƣờng đất nƣớc một cách trực quan, sinh động.

- Trên các ấn phẩm, biển quảng cáo, pano, apphic...cần thiết kế các thông điệp quảng cáo ấn tƣợng, độc đáo thu hút ngƣời xem. Mỗi đối tƣợng xúc tiến cần thiết kế và sử dụng các thông điệp quảng cáo khác nhau cho phụ hợp, thể hiện rõ những yếu tố đặc trƣng về tài nguyên du lịch Hà Tĩnh.

3.2.2.4. Tăng cường công tác quan hệ công chúng

Để gia tăng sự nhận biết và tạo dựng hình ảnh du lịch Hà Tĩnh đối với thị trƣờng thì quan hệ công chúng là một hoạt động quan trọng không thể thiếu trong chiến lƣợc xúc tiến. Thời gian qua, hoạt động này của du lịch Hà Tĩnh chƣa thực sự mạnh mẽ, quá trình thực hiện PR còn có nhiều bất cập do thiếu kinh nghiệm, điều kiện hạn chế...Để hoạt động quan hệ công chúng trong thời gian tới đƣợc tăng cƣờng và triển khai một cách có hiểu quả, Trung tâm xúc tiến du lịch Hà Tĩnh cần :

- Phối hợp với sở ngoại vụ tăng cƣờng quảng bá du lịch ở trong và ngoài nƣớc bằng các hình thức : xuất bản tạp chí du lịch Hà Tĩnh, trang truyền hình du lịch Hà Tĩnh, xây dựng các phóng sự, phim truyền hình quảng bá về du lịch Hà Tĩnh...

- Chủ động tổ chức các hội chợ, hội thảo và sự kiện du lịch trên địa bàn tỉnh, giúp các doanh nghiệp du lịch Hà Tĩnh tham gia các hội chợ, hội thảo về du

lịch ở trong nƣớc và quốc tế. Đây là một cách tiếp cận với thị trƣờng mục tiêu hiệu quả thông qua các hãng và đại lý lữ hành.

- Làm đầu mối tìm kiếm các chƣơng trình hợp tác về du lịch, tƣ vấn, tổ chức cho các doanh nghiệp du lịch Hà Tĩnh đi khảo sát nghiên cứu thị trƣờng và đặt chi nhánh, đại diện du lịch ở trong nƣớc và quốc tế. Đồng thời phối hợp tổ chức cho các hãng lữ hành trong và ngoài nƣớc khảo sát các tuyến điểm và đƣa khách du lịch đến Hà Tĩnh.

- Xây dựng các chƣơng trình tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và dân cƣ tại các điểm du lịch về văn hóa ứng xử, văn hóa kinh doanh, xây dựng hình ảnh tốt đẹp, thân thiện đối với khách du lịch, đặc biệt quan tâm đến môi trƣờng văn hóa trong hoạt động kinh doanh du lịch.

- Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về du lịch cho các cấp, ngành, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn. Mời các chuyên gia, những ngƣời có kinh nghiệm về du lịch chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm với nhân dân nơi có điểm du lịch.

- Chú trọng các sự kiện của Hà Tĩnh và quốc tế đƣợc tổ chức tại Hà Tĩnh. Đây là cơ hội để quảng bá cho hình ảnh du lịch Hà Tĩnh nhằm thu hút khách du lịch đến với Hà Tĩnh.

- Xây dựng, duy trì và phát triển tốt các mối quan hệ với giới truyền thông trong nƣớc và quốc tế, phối hợp với các đài phát thanh, truyền hình và các phƣơng tiện thông tin khác, tổ chức các lớp ngoại khóa, phát huy vai trò của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể...để phổ biến rộng rã các nội dung xúc tiến du lịch, xem đây là phƣơng tiện giúp hoạt động quan hệ công chúng đạt hiệu quả tốt.

3.2.2.5. Đa dạng hóa các hình thức xúc tiến bán

Để hoạt động xúc tiến bán của du lịch Hà Tĩnh trong thời gian tới đạt hiệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch Hà Tĩnh (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)