Hệ thống sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch Hà Tĩnh (Trang 57)

6. Bố cục của luận văn

2.1.1.6. Hệ thống sản phẩm du lịch

Căn cứ vào nhu cầu thị trƣờng khách du lịch và dựa trên các đặc điểm tài nguyên, sản phẩm du lịch của Hà Tĩnh đã đƣợc định hình, từng bƣớc đƣợc đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng. Hệ thống sản phẩm du lịch của Hà Tĩnh bao gồm :

- Du lịch biển đảo : Nghỉ dƣỡng biển, sinh thái biển đảo. Đây là hƣớng khai thác đang đƣợc du lịch Hà Tĩnh ƣu tiên phát triển.

- Du lịch văn hóa : Lễ hội, tâm linh, tham quan di tích, tìm hiểu, giáo dục, tri ân...chiếm vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của du lịch Hà Tĩnh.

- Du lịch gắn với cửa khẩu : tham quan, mua sắm, quá cảnh... - Du lịch sinh thái : tham quan, nghiên cứu...

- Du lịch kèm theo các sự kiện đặc biệt : Thƣợng mại, công vụ, hội thảo gắn với các sự kiện MICE...

Hệ thống sản phẩm du lịch của Hà Tĩnh nhìn chung đã đáp ứng đƣợc phần nào nhu cầu của thị trƣờng khách du lịch, tuy nhiên vẫn còn chƣa hoàn chỉnh, sản phẩm chƣa có nhiều nét độc đáo, tính hấp dẫn chƣa cao, cho nên khả năng thu hút khách vẫn còn nhiều hạn chế. Để nâng cao hiệu quả cạnh tranh, ngành du lịch Hà Tĩnh cần tìm hiểu kỹ nhu cầu, thị hiếu các thị trƣờng khách nhằm đa dạng hóa và định hƣớng phát triển cho sản phẩm du lịch của tỉnh.

2.1.2 Điều kiện cầu du lịch Hà Tĩnh

2.1.2.1 Khách du lịch quốc tế

Với lợi thế về tài nguyên du lịch, trong những nhăm gần đây lƣợng khách đến Hà Tĩnh ngày càng gia tăng. Thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cho thấy trong giai đoạn từ 2007 – 2012, lƣợt khách đến Hà Tĩnh năm 2012 là 923.004 lƣợt tăng gấp 4 lần so với thời kỳ năm 2007( 245.465 lƣợt khách), duy trì tốc độ tăng trƣởng bình quân trên 30%/ năm. Có thể nói đây là mức tăng trƣởng cao so với mặt bằng chung của cả nƣớc.

- Lƣợng khách quốc tế đến Hà Tĩnh : Có nhịp độ tăng trƣởng không ổn định, trong tổng lƣợng khách đến Hà Tĩnh, khách quốc tế chỉ chiếm trên dƣới 2%, tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt mức 18,5%/năm. Đây là tỷ lệ quá thấp và chƣa tƣơng xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh.

- Thị trƣờng khách quốc tế : Theo khảo sát của tác giả đối với các đơn vị lữ hành trên địa bàn cũng nhƣ kết luận của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thì đối tƣợng khách du lịch quốc tế đến Hà Tĩnh chủ yếu là thị trƣờng khách Lào, Thái Lan thông qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, theo các tuyến đƣờng bộ ( quốc lộ 1A, đƣờng mòn Hồ Chí Minh), đƣờng sắt Bắc – Nam, qua cửa khẩu Cha Lo ( Quảng Bình), theo tuyến quốc lộ 12 với mục đích tham quan, nghỉ biển. Ngoài ra còn có đối tƣợng khách du lịch MICE mà phần lớn là khách Trung Quốc, Đài Loan đang làm việc tại các khu kinh tế trên địa bàn Hà Tĩnh...Đây là những thị

trƣờng có rất nhiều thuận lợi nhƣ sự gần gũi về địa lý, lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán. Các thị trƣờng khách khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khách Châu Âu đến Hà Tĩnh chỉ với mục đích công vụ. Theo thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh thì thị trƣờng khách du lịch Lào luôn chiếm tỷ trọng trên 40%, thị trƣờng Thái Lan chiếm khoảng 30%, khách Trung Quốc – Đài Loan chiếm khoảng 20%, Châu Âu và các thị trƣờng khác không đáng kể. Số ngày lƣu trú đạt 1,5 ngày. Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc đến Hà Tĩnh từ 40 – 60 USD, mức chi tiêu này đạt xấp xỉ trung bình cả nƣớc là 76 USD.

2.1.2.2. Khách du lịch nội địa.

- Lượng khách du lịch nội địa : Hà Tĩnh là điểm đến du lịch chƣa thu hút

đƣợc khách quốc tế với mục đích du lịch thuần túy, nhƣng đã có điều kiện thu hút đƣợc khách du lịch nội địa với mục đích du lịch thuần túy. Khách du lịch nội địa chiếm tỷ trọng cao trong tổng lƣợt khách đến Hà Tĩnh. Trong giai đoạn từ 2007 – 2012 số khách du lịch nội địa đến Hà Tĩnh chiếm trên 97% tổng lƣợt khách, năm 2007 lƣợt khách nội địa đến Hà Tĩnh là 237.757 lƣợt, con số này đã đạt 907.616 vào năm 2012, tăng 3,8 lần so với thời kỳ năm 2007, tăng 27,9% so với năm 2011 và tăng 22,38% so với chỉ tiêu đặt ra của năm 2012, tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 30,7%. Khách du lịch nội địa đến Hà Tĩnh bình quân lƣu lại 1,2 ngày tƣơng đƣơng mặt bằng chung của các địa phƣơng trên cả nƣớc và có mức chi tiêu khoảng 42,3 USD.

- Thị trường khách nội địa : Sự tăng trƣởng vƣợt trội cho thấy thị trƣờng khách nội địa là thị trƣờng chủ yếu của Hà Tĩnh, có đƣợc sự tăng trƣởng đó là nhờ vào lƣợng khách đến từ khắp mọi miền đất nƣớc, chủ yếu vẫn là từ các trung tâm lớn nhƣ Hà Nội chiếm khoảng 30%, các tỉnh, thành phố lân cận chiếm 50%, thành phố Hồ Chí Minh 10%. Thị trƣờng khách nội địa chính của Hà Tĩnh thuộc các nhóm khách với mục đích nghỉ, tắm biển ( Thiên Cầm, Xuân Thành) chiếm khoảng 25% ; hành hƣơng tín ngƣỡng ( chùa Hƣơng Tích, đền bà Bích Châu, đền Chợ Củi...) ; Tham quan các di tích, danh thắng ( khu di tích Ngã Ba Đồng

Lộc, khu lƣu niệm Nguyễn Du, Khu lƣu niệm Trần Phú...) chiếm 39% ; Tham quan nghiên cứu sinh thái, quá cảnh ( cửa khẩu Cầu Treo...) 7%; Khách công vụ kết hợp du lịch chiếm 29% gồm các đối tƣợng ( Nhân viên nhà nƣớc đi công tác, đối tƣợng kinh doanh, sinh viên, công nhân...). Ngoài ra, còn có một bộ phận ngƣời dân Hà Tĩnh tham gia đi du lịch trong lãnh thổ địa phƣơng của mình.

Bảng 2.5. Diễn biến lƣợng khách du lịch đến Hà Tĩnh từ 2007 - 2012

Năm Lƣợt

khách

Trong đó

Khách quốc tế Khách nội địa

2007 245.465 7.708 3,1% 237.757 96,9% 2008 330.650 11.638 3,5% 319.012 96,5% 2009 424.757 8.000 1,9% 416.757 98,1% 2010 571.296 9.750 1,7% 561.546 98,3% 2011 721.380 11.849 1,6% 709.531 98,4% 2012 923.004 15.388 1,7% 907.616 98,3% Tăng TB 30,3 % 18,5% 30,7%

Nguồn : Báo cáo tổng kết Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch ( 2007 – 2012).

Trong giai đoạn 2007 – 2012 khách du lịch nội địa đến Hà Tĩnh tăng trƣởng liên tục và ổn định. Điều đó khẳng định Hà Tĩnh đang là điểm đến du lịch ngày càng hấp dẫn đối với khách du lịch nội địa, đặc biệt vào các dịp hè nắng nóng. Tuy nhiên, việc các bãi biển của Hà Tĩnh vẫn chƣa nổi tiếng và hệ thống dịch vụ, phục vụ còn nhiều hạn chế, ít nhiều ảnh hƣởng đến số lƣợng khách so với các điểm du lịch nghỉ biển của các điểm đến khác, điều này càng đòi hỏi Hà Tĩnh cần phải chú trọng đầu tƣ hơn nữa về cơ sở vật chất dịch vụ kèm theo và tăng cƣờng mạnh mẽ hoạt động xúc tiến quảng bá để thu hút khách du lịch đến với địa phƣơng.

Nhìn chung tốc độ tăng trƣởng khách du lịch đến Hà Tĩnh cao hơn so với các địa phƣơng khác trong vùng, tuy nhiên số lƣợng khách vẫn chƣa cao đặc biệt

so với các tỉnh lân cận nhƣ Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, đây là các địa phƣơng lân cận có nguồn tài nguyên tƣơng tự. Tính chung khách đến Hà Tĩnh đứng thứ 5/6 toàn vùng Bắc Trung Bộ và thứ 39/63 tỉnh thành trên cả nƣớc.

Đánh giá chung :

Đƣợc sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc phát triển du lịch, thời gian qua du lịch Hà Tĩnh cũng đã đạt đƣợc một số thành quả nhất định. Số lƣợng khách tăng lên không ngừng, tốc độ tăng trƣởng bình quân về khách du lịch đạt trên 30% trong giai đoạn 2007 – 2012 . Thu nhập từ du lịch cũng từng bƣớc đƣợc nâng cao, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phƣơng, thu hút đƣợc nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch. Sản phẩm du lịch ngày càng đƣợc đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng, chất lƣợng dịch vụ từng bƣớc đƣợc nâng cao đáp ứng cơ bản nhu cầu của khách du lịch ; Hạ tầng cơ sở đƣợc quan tâm đầu tƣ có ảnh hƣởng tích cực đến các hoạt động du lịch trên địa bàn ; Cơ sở vật chất phục vụ du lịch cũng đƣợc đầu tƣ mạnh mẽ ; Hoạt động kinh doanh du lịch của doanh nghiệp trên địa bàn thƣờng xuyên đƣợc quan tâm hơn về chất lƣợng phục vụ và dịch vụ ; Công tác đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho nguồn nhân lực du lịch đƣợc chú trọng thƣờng xuyên và đang từng bƣớc đƣợc hoàn thiện...

Bên cạnh những kế hoạch, chỉ tiêu đã đạt đƣợc góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh, du lịch Hà Tĩnh vẫn còn không ít tồn tại, kết quả đạt đƣợc chƣa tƣơng xứng với tiềm năng du lịch vốn có của tỉnh. Tổng lƣợng khách du lịch đến Hà Tĩnh vẫn còn ít so với các điểm đến khác, thời gian lƣu lại trung bình còn ít trung bình 1,2 ngày cho khách nội địa, 1,5 ngày đối với khách quốc tế ; thu nhập từ du lịch và đóng góp GDP còn rất thấp ; Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch thiếu cả về số lƣợng và chất lƣợng, đầu tƣ thiếu đồng bộ. Hoạt động lữ hành còn yếu, quy mô nhỏ, thiếu tính chuyên nghiệp... Nhìn chung, điểm đến Hà Tĩnh chƣa tạo đƣợc một hình ảnh du lịch ấn tƣợng đối với cả thị trƣờng khách du lịch trong nƣớc và quốc tế.

2.2. Thực trạng hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Hà Tĩnh.

2.2.1. Chính sách và bộ máy tổ chức xúc tiến du lịch Hà Tĩnh

2.2.1.1. Chính sách hoạt động xúc tiến du lịch.

Trong những năm gần đây, nhận thức của các ngành các cấp và của nhân dân Hà Tĩnh về phát triển du lịch đã đƣợc cải thiện đáng kể. Nguồn lợi kinh tế mà ngành du lịch mang lại cho các ngành kinh tế khác là hết sức to lớn và rõ nét. Nó không chỉ là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo mà còn có sức lan tỏa hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển. Nhận thức rõ vai trò to lớn từ nguồn lợi kinh tế mà ngành du lịch đem lại, các cấp chính quyền địa phƣơng có nguồn tài nguyên du lịch đều chọn hƣớng lấy du lịch làm mũi nhọn cho địa phƣơng mình. Ngoài lợi ích về kinh tế, du lịch còn mang lại cho nhân dân nhiều lợi ích khác về mặt xã hội nhƣ : giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động, hạ tầng đƣợc đầu tƣ, bảo vệ đƣợc cảnh quan, giữ gìn bản sắc văn hóa bản địa...

Chính vì thế để kích thích ngành du lịch phát triển nhanh, mạnh và bền vững chính quyền địa phƣơng mà trực tiếp là ngành du lịch Hà Tĩnh đã phối hợp với Viện nghiên cứu phát triển du lịch lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tĩnh giai đoạn 1997 – 2010, điều chỉnh định hƣớng đến năm 2020 đƣợc UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt với các nội dung cơ bản làm cơ sở pháp lý để triển khai chỉ đạo quản lý các hoạt động của ngành du lịch trên toàn tỉnh. Quy hoạch tổng thể này còn tạo tiền đề quan trọng thu hút đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, điểm và sản phẩm du lịch...vào Hà Tĩnh trong thời gian vừa qua. Đồng thời thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về „„Phát triển du

lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn‟‟ UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành

quyết định số 11/2007QĐ-UBND ngày 28/03/2007 tập trung vào một số chính sách : Đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, có chính sách giá và vốn hợp lý ( áp dụng dịch vụ thống nhất, các ƣu đãi nhƣ nhau cho các nhà đầu tƣ...) ;Chính sách về thuế ( miễn, giảm ƣu đãi thuế đối với một số đối tƣợng doanh nghiệp) ; Phát

triển nguồn nhân lực du lịch, bảo vệ môi trƣờng và phát triển du lịch bền vững ; Nghiên cứu ứng dụng nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ du lịch ; Đặc biệt là đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch, mở rộng giao lƣu hợp tác quốc tế về du lịch.

Trƣớc những bối cảnh thuận lợi và xu hƣớng phát triển mới, ngành du lịch Hà Tĩnh cần thiết phải định hƣớng, quy hoạch phát triển với tầm nhìn dài hạn và mang tính đột phá để làm cơ sở xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch của tỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển, góp phần thực hiện thành công nghị quyết đại hội Đảng bộ Hà Tĩnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2011 – 2015, ngày 14/06/2011 Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 1869/QĐ-UB về việc phê duyệt đề cƣơng và lựa chọn nhà thầu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2020 tầm nhìn 2030. Nhiệm vụ và nội dung của quy hoạch tổng thể này là xác định vị trí, vai trò và lợi thế phát triển du lịch Hà Tĩnh ; Phân tích đánh giá hiện trạng tài nguyên du lịch, thị trƣờng du lịch và các nguồn lực phát triển du lịch ; Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển ; Xác định các khu vực ƣu tiên đầu tƣ ; Đánh giá sơ bộ tác động môi trƣờng ; Đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du lịch ; chuẩn hóa và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ; Đề xuất các cơ chế chính sách, giải pháp tổ chức quản lý, phát triển du lịch theo quy hoạch...

2.2.1.2. Bộ máy xúc tiến du lịch của Hà Tĩnh.

Trong giai đoạn từ năm 2000 – 2012 đã có sự thay đổi quan trọng về tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc du lịch từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Cũng nhƣ nhiều địa phƣơng khác trong cả nƣớc. Ngành du lịch Hà Tĩnh lúc đó thuộc Sở Thƣơng mại và Du lịch, đến ngày 31/07/2007 Quốc Hội khóa 12 ra nghị quyết quyết định thành lập Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Thực hiện nghị quyết của Quốc Hội và Nghị định số 13/2008/NĐ-CP của Chính Phủ, ngày 01/09/2008 UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành nghị quyết số 28/2008/QĐ-UBND hợp nhất Sở Thể dục Thể thao, Sở Văn hóa Thông tin và Sở Thƣơng mại Du lịch thành Sở

Văn hóa Thể thao và Du lịch. Theo đó phòng nghiệp vụ du lịch với 6 cán bộ chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức, biên chế, hoạt động của UBND tỉnh và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về du lịch đồng thời có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chƣơng trình xúc tiến du lịch và tổ chức thực hiện chƣơng trình xúc tiến du lịch, sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm du lịch...của tỉnh sau khi đƣợc phê duyệt. Do lực lƣợng cán bộ mỏng, phải đảm đƣơng nhiều nhiệm vụ cùng lúc, không có cán bộ chuyên trách nên các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của Hà Tĩnh thời gian này hiệu quả đạt đƣợc còn thấp, công tác xúc tiến mới chỉ xoay quanh việc in ấn các tờ rơi, tập gấp... giới thiệu về điểm đến Hà Tĩnh với nội dung thông tin sơ sài, thiếu chuyên nghiệp.

Đứng trƣớc thực tế đó cũng nhƣ nhu cầu của thị trƣờng và thực tiễn hoạt động du lịch lúc bây giờ, đòi hỏi ngành du lịch phải có một bộ phận làm hoạt động xúc tiến chuyên trách nhằm nghiên cứu các tài nguyên du lịch của tỉnh, nghiên cứu thị trƣờng, xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch, tạo lập các mối quan hệ, giới thiệu hình ảnh du lịch của tỉnh đến với du khách trong và ngoài nƣớc. Vì vậy, ngày 05/12/2008 Trung tâm Quảng bá Xúc tiến Văn hóa – Du lịch, nay là ( Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch) đã đƣợc thành lập theo quyết định số 3501/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, là đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu và tài khoản riêng, trực thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch. Theo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch Hà Tĩnh (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)