6. Bố cục của luận văn
1.3.4.5 Hoạt động maketing trên intenet/ Truyền thông tích hợp
Hiện nay, internet đã đi vào cuộc sống của nhân loại nhƣ một tất yếu của sử phát triển. Thông qua mạng internet mà con ngƣời có thể dễ dàng cập nhật đƣợc rất nhiều thông tin một cách nhanh chóng và thuận lợi. Ƣu điểm của internet là làm cho việc thông tin, truyền thông có khả năng tƣơng tác và tạo ra các luồng thông tin hai chiều.
Hình thức truyền thông tích hợp mang tính tƣơng tác hai chiều này cho phép ngƣời dùng, hay độc giả có thể tham gia viết hoặc sử đổi hình thức, nội dung thông tin họ nhận đƣợc. Do đó, khác với các hình thức tiếp thị truyền thống nhƣ quảng cáo một chiều rất thụ động, thì khi dùng internet ngƣời dùng có thể thực hiện đƣợc nhiều chức năng khác nhau từ nhận tin, thay đổi thông tin, hình ảnh, đƣa ra các yêu cầu, trả lời các câu hỏi và thực hiện giao dịch mua bán. Đồng thời khi chọn internet làm phƣơng thức xúc tiến, chủ thể xúc tiến đã mang đến sự tiện ích cho khách hàng nhƣ:
- Bất cứ lúc nào hay ở đâu khách hàng cũng có thể đặt mua hàng trực tuyến - Khách hàng có thể thu nhận thông tin về các hãng lữ hành, khách sạn và thông tin tại điểm đến.
- Nhờ mạng internet mà ngƣời tiêu dùng có thể so sánh giá cả của các hãng do đó họ có thể lựa chọn đƣợc giá rẻ hơn.
1.3.5. Xây dựng ngân sách cho chương trình xúc tiến
Sau khi xác định xong các mục tiêu xúc tiến,bộ phận làm xúc tiến có thể căn cứ theo mục tiêu và đối tƣợng truyền thông để quyết định ngân sách cho
hoạt động này.Vấn đề đặt ra lúc này là cần bao nhiêu tiền cho hoạt động truyền thông? Mỗi ngành nghề kinh doanh hay mỗi doanh nghiệp, điểm đến du lịch đều có mức ngân sách dành cho hoạt động truyền thông là không giống nhau. Vì vậy, để xây dựng đƣợc nguồn ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch thông thƣờng dựa trên các phƣơng pháp cơ bản sau:
- Phƣơng pháp tính tỷ lệ phần trăm doanh số bán: Phƣơng pháp này thƣờng ấn định ngân sách cho hoạt động xúc tiến theo tỷ lệ nào đó trên doanh số bán dự kiến. Phƣơng pháp này có ƣu điểm là: Chi phí sẽ thay đổi theo doanh số bán, nó gắn liền với mức độ tiêu thụ; Khuyến khích các nhà quản trị ra quyết định trên cơ sở giá bán, chi phí, lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm; Khuyến khích ổn định cạnh tranh với tỷ lệ đã định theo doanh số bán của các công ty cạnh tranh với nhau; quan trọng là phƣơng pháp này dễ áp dụng.
Nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là: Đơn thuần coi doanh thu là nguyên nhân chứ không phải là hiệu quả xúc tiến, từ đó xác định ngân sách theo cái hiện có chứ không phải theo cơ hội thị trƣờng, hơn nữa sự phụ thuộc của ngân sách vào doanh số bán gây khó khăn cho lập kế hoạch dài hạn. Việc lập ngân sách theo tiền lệ sẽ không khuyến khích việc xem xét dành cho mỗi sản phẩm, mỗi thị trƣờng mục tiêu khoản ngân sách cần thiết là bao nhiêu.
- Phƣơng pháp căn cứ khả năng: Là phƣơng pháp quyết định ngân sách xúc tiến ở mức mà tổ chức có thể chấp nhận đƣợc. Nhƣ vậy, việc xác định ngân sách hoàn toàn bỏ qua vai trò của các hoạt động xúc tiến đối với sự trở lại của khách du lịch. Với phƣơng pháp này thì việc lập ngân sách xúc tiến hàng năm không ổn định dẫn đến việc lập kế hoạch maketing dài hạn gặp nhiều khó khăn.
- Phƣơng pháp cân bằng cạnh tranh: Để đạt đƣợc sự cân bằng về cạnh tranh trên thị trƣờng, các tổ chức, công ty căn cứ vào chi phí của các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng để điều chỉnh chi phí. Tuy nhiên, phƣơng pháp này thiếu khoa học và kém hiệu quả vì các mục tiêu và các phƣơng pháp xúc tiến của các đối thủ cạnh tranh có thể thay đổi bất kỳ. Hơn nữa, các đối thủ cạnh tranh khác
nhau thƣờng khác nhau nhiều về danh tiếng, nguồn tài nguyên, cơ hội…và không có gì để khẳng định rằng việc dành ngân sách của các đối thủ đã là chính đáng.
- Phƣơng pháp căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ: Đây là phƣơng pháp thích hợp nhất. Theo phƣơng pháp này những ngƣời làm xúc tiến phải xây dựng ngân sách trên cơ sở xác định những mục tiêu cụ thể của mình, xác định những nhiệm vụ, công việc cần thực hiện để đạt đƣợc những mục tiêu đó, từ đó ƣớc tính chi phí để thực hiện đƣợc các nhiệm vụ đã đề ra.Ƣu điểm của phƣơng pháp này là làm rõ đƣợc mối quan hệ giƣa chi phí truyền thông và kết quả mong muốn.
1.3.6 Đánh giá kết quả hoạt động xúc tiến
Đây đƣợc coi là bƣớc đi quan trọng cuối cùng của hoạt động xúc tiến. Sau mỗi chƣơng trình xúc tiến, những ngƣời có trách nhiệm về lĩnh vực này cần phải tổng kết đánh giá, so sánh xem những kết quả đã đạt đƣợc trong quá trình xúc tiến có nhƣ mong đợi so với mục tiêu đề ra ban đầu. Đồng thời điều tra xem tác động của việc xúc tiến có ảnh hƣởng tới cảm nhận của khách hàng nhƣ thế nào, có bao nhiêu ngƣời trên thị trƣờng biết đến sản phẩm ( điểm đến du lịch), sự hài lòng khi đến điểm đến du lịch của mình và giới thiệu điểm đến cho những ngƣời khác. Trên cơ sở đó cơ quan quản lý du lịch địa phƣơng có thể đƣa ra những điều chỉnh phù cho những lần xúc tiến tiếp theo. Việc này đòi hỏi đơn vị làm xúc tiến phải tiến hành khảo sát công chúng mục tiêu xem họ có nhận thấy hay ghi nhớ thông điệp truyền thông của mình hay không? Đã nhìn thấy nó bao nhiêu lần, ở đâu và ghi nhớ đƣợc những gì? Họ có nhận xét gì về thông điệp đó, thái độ trƣớc và sau khi nhận thông điệp đối với điểm đến du lịch mà mình đã xúc tiến.
Tiểu kết chƣơng 1.
Kết thúc chƣơng một của luận văn, tác giả đã đề cập tới một số vấn đề: - Hệ thống hóa đƣợc một số khái niệm về điểm đến du lịch và xúc tiến điểm đến du lịch,
- Nêu lên các vai trò của xúc tiến điểm đến du lịch và các lợi ích của xúc tiến điểm đến du lịch đối với một số tổ chức và khách du lịch.
- Tác giả đã đề cập đến toàn bộ các bƣớc xây dựng chƣơng trình xúc tiến điểm đến du lịch và nội dung hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch gồm: Xác định thị trƣờng khách mục tiêu, xác định mục tiêu xúc tiến, thiết kế thông điệp, xây dựng ngân sách xúc tiến và các công cụ chuyển tải thông điệp của hoạt động xúc tiến. Các nội dung này là cơ sở lý luận quan trọng làm nền tảng để tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Hà Tĩnh giai đoạn 2007 – 2012 ở Chƣơng 2.
CHƢƠNG 2: ĐIỀU KIỆN DU LỊCH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH HÀ TĨNH.
2.1. Điều kiện phát triển du lịch Hà Tĩnh
Hà Tĩnh là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch. Nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ và cả nƣớc, trên tuyến du lịch xuyên Việt, điểm đầu của tuyến du lịch “ Con đƣờng di sản Miền Trung”. Đồng thời cũng là một trong những cửa ngõ quan trọng của không gian du lịch “ Hành lang Đông – Tây” sang nƣớc bạn Lào, Thái Lan bằng quốc lộ 8A, 12A qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo ( Hà Tĩnh) và Cha Lo ( Quảng Bình).
Hà Tĩnh có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp nhƣ hồ Kẻ Gỗ, suối nƣớc nóng Sơn Kim, vƣờn quốc gia Vũ Quang, thác Vũ Môn, Núi Hồng – Sông Lam, đèo Ngang – Hoành Sơn Quan; Nơi đây còn có nhiều đặc sản nhƣ bƣởi Phúc Trạch, cam Khe Mây, kẹo Cu Đơ, Cam Bù và nhung hƣơu Hƣơng Sơn…Đặc biệt, với gần 137km bờ biển, Hà Tĩnh có những bãi tắm đẹp nhƣ: Thiên Cầm, Xuân Thành, Đèo Con, Kỳ Ninh, Thạch Hải…Biển Hà Tĩnh là nơi cung cấp nhiều loại hải sản tƣơi ngon. Đây là thế mạnh để phát triển loại hình du lịch biển đảo.
Hà Tĩnh cũng là tỉnh có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng. Đây là quê hƣơng của nhiều danh nhân lớn nhƣ Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Hải Thƣợng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Tổng bí thƣ Trần Phú, Tổng bí thƣ Hà Huy Tập, 10 nữ liệt sĩ TNXP Ngã Ba Đồng Lộc… Đồng thời cũng là tỉnh có trầm tích văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú đa dạng nhƣ chùa Hƣơng Tích, đền Chợ Củi, đền Lê Khôi, đền Chế Thắng Phu Nhân Nguyễn Thị Bích Châu, Thành Sơn Phòng Hàm Nghi…Các loại hình nghệ thuật dân gian nhƣ hát ví dặm đò đƣa dọc Sông Lam, ca trù Cổ Đạm, hát Phƣờng Vải ở Trƣờng Nga, Trƣờng Lƣu, hò chèo cạn ở Cẩm Nhƣợng…
Con ngƣời Hà Tĩnh cần cù, thân thiện mến khách, sống nghĩa tình, thủy chung luôn để lại tình cảm sâu lắng cho khách du lịch sau mỗi chuyến đi. Hà Tĩnh cũng là một tỉnh có đƣờng biên giới với nƣớc bạn Lào dài 145km, có cửa
khẩu Cầu Treo trên quốc lộ 8 đây là một lợi thế để phát triển du lịch biên giới, mở mang phát triển du lịch trong đó đặc biệt là mối liên kết Đông – Tây CHDCND Lào, Thái Lan, Myanmar và các nƣớc trong khu vực ASEAN. Có thể nói Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch khá toàn diện, hội tụ đƣợc nhiều yếu tố để trở thành một điểm đến du lịch nổi tiếng của Việt Nam và khu vực.
2.1.1. Điều kiện cung của du lịch Hà Tĩnh
2.1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Vị trí địa lý: Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp Nghệ An,
phía Nam giáp Quảng Bình, phía Tây giáp CHDCND Lào ( 145km đƣờng biên giới), phía Đông giáp biển ( 137km bờ biển), nằm ở vị trí trung điểm giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh miền Trung, miền Nam với tuyến đƣờng quốc lộ 1A, đƣờng mòn Hồ Chí Minh và đƣờng sắt Bắc – Nam chạy qua. Hà Tĩnh có vị trí rất thuận lợi trong giao lƣu phát triển kinh tế, thƣơng mại và du lịch.
- Địa hình: Hà Tĩnh có địa hình đa dạng tạo nên nhiều cảnh quan có giá trị
phục vụ du lịch. Địa hình núi có các dạng nhƣ núi trung bình uốn nếp khối nâng lên mạnh có độ cao từ 1000m trở lên nằm dọc biên giới Việt – Lào; Núi thấp uốn nếp nâng lên yếu, địa hình này chiếm phần lớn diện tích của tỉnh có độ cao dƣới 1000m; Thung lũng kiến tạo xâm nhập…Vùng đồng bằng nằm dọc theo ven biển uốn lƣợn theo mức độ thấp ra cửa biển từ vùng đồi núi phía Tây. Đƣờng bờ biển của Hà Tĩnh khá dài và bằng phẳng, có nhiều cửa sông nhƣ Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhƣợng, bờ biển có nhiều bãi cát đẹp thuận lợi cho việc xây dựng các khu nghỉ mát tắm biển. Nhìn chung với địa hình đa dạng đã mang đến cho Hà Tĩnh rất nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên có thể khai thác để phục vụ khách du lịch.
- Khí hậu: Hà Tĩnh nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và mùa hè nóng, khí hậu ở đây có đặc trƣng thời tiết khắc nghiệt bao gồm các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ mƣa lớn kéo dài, lũ lụt và gió khô nóng thổi về từ hƣớng Tây Nam ( gió Lào), mùa lạnh ở Hà Tĩnh thừ tháng 11 đến tháng 3,
mùa nắng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình khoảng 23 – 24 độ C, biên độ giao động nhiệt trung bình hàng năm của Hà Tĩnh khoảng 11 – 12 độ C . Lƣợng mƣa trung bình hàng năm ở Hà Tĩnh đạt hơn 2200 mm/ năm. Hà Tĩnh cũng là một trong những địa phƣơng của miền Trung chịu nhiều ảnh hƣởng của bão từ biển đông và tây bắc Thái Bình Dƣơng, ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của dân cƣ.
Nhìn chung, khí hậu của Hà Tĩnh có những yếu tố thuận lợi cho phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch nghỉ mát, tắm biển. Bên cạnh đó thì tính mùa vụ, một số hiện tƣợng thời tiết bất lợi nhƣ bão, lụt, gió Lào lại có ảnh hƣởng không tốt cho hoạt động kinh tế nói chung và du lịch nói riêng đòi hỏi phải tính toán cân nhắc.
- Thủy văn: Hà Tĩnh có nguồn tài nguyên nƣớc mặt khá dồi dào, bao gồm
nhiều lƣu vực sông hàng năm cung cấp 11 đến 13 tỷ m3 nƣớc. Hà Tĩnh có 13 con sông đều bắt nguồn từ dãy Trƣờng Sơn với tổng chiều dài hơn 400km. Hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh có mật độ trung bình và phân bố khá đều trên toàn lãnh thổ, có giá trị thủy lợi và giao thông thủy.Một số sông suối ở đây kết hợp với địa hình núi tạo nên những khu vực cảnh quan rất đẹp, có giá trị cao trong việc xây dựng các khu du lịch nghỉ dƣỡng và sinh thái.
Hà Tĩnh còn có một hệ thống các hồ tự nhiên và nhân tạo có giá trị lớn đối với đời sống và sản xuất của ngƣời dân trong tỉnh. Toàn tỉnh có khoảng 345 ao, hồ lớn nhỏ, nhiều hồ cảnh quan đẹp có giá trị khai thác phục vụ du lịch nhƣ hồ Kẻ Gỗ, hồ Sông Rác, hồ Rào, đập Nhà Đƣờng…
- Sinh vật: Hà Tĩnh có nguồn tài nguyên sinh vật khá phong phú, diện tích
rừng của tỉnh có độ che phủ khá lớn, đạt khoảng 52,8% diện tích tự nhiên.Rừng sản xuất chiếm khoảng 46% diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ chiếm 33%( tập trung ở các khu vực bảo tồn nhƣ vƣờn quốc gia Vũ Quang, khu bảo tồn Kẻ Gỗ), rừng đặc dụng chiếm 21%. Thống kê cho thấy, trên địa bàn tỉnh hiện
còn khoảng 500 loài thực vật thân gỗ với hơn 80 họ. dƣới các tán rừng là thế giới động vật hoang dã với nhiều loài quý hiếm nhƣ Hổ, Báo, Trĩ Sao, Sao La…
Những khu rừng nguyên sinh rộng lớn, hệ sinh thái đa dạng có giá trị cao đối với nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái. Bên cạnh đó một số loài động vật nuôi và các loài hải sản quý trên vùng biển của tỉnh cũng có thể đƣợc khai thác góp phần xây dựng những sản phẩm du lịch đặc sắc, có giá trị thu hút khách cao cho du lịch Hà Tĩnh.
- Những điểm tài nguyên du lịch tự nhiên nổi bật:
+ Bãi biển Thiên Cầm: ( Xã Cẩm Nhƣợng – Huyện Cẩm Xuyên) cách thành phố Hà Tĩnh 20km về phía Đông – Nam. Bãi biển gồm 3 bãi tắm dài hơn10km, bãi cát phẳng, nƣớc biển xanh và sạch có độ mặn rất cao…đƣợc đánh giá là một trong những bãi biển tốt của vùng Bắc Trung Bộ, từ lâu đã trở thành một địa danh du lịch nổi tiếng của Hà Tĩnh.
+ Bãi biển Xuân Thành: ( Xã Xuân Thành – Huyện Nghi Xuân) cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 40km về phí Bắc, cách thành phố Vinh 13km về phía Nam, bãi biển dài hơn 5km, nƣớc biển có độ mặn vừa phải, môi trƣờng khu vực trong lành hoang sơ.
+ Bãi biển Ninh Kỳ: ( Xã Kỳ Ninh - huyện Kỳ Anh) cách quốc lộ 1A khoảng 10km, bãi tắm đẹp, vị trí dễ tiếp cận, đặc biệt bãi biển gần khu kinh tế Vũng Áng và đền thờ bà Bích Châu.
+ Bãi biển Đèo Con: ( Xã Kỳ Nam – Huyện Kỳ Anh) nằm cạnh quốc lộ 1A và Đèo Ngang. Ngoài ra còn có các bãi biển khác nhƣ Thịnh Lộc, Thạch Hải, Kỳ Xuân đều có giá trị đối với phát triển du lịch.
+ Vƣờn quốc gia Vũ Quang: ( Huyện Vũ Quang) có diện tích khoảng 55.950ha với 96,7% diện tích rừng tự nhiên, đƣợc phân thành 2 kiểu rừng: rừng kín thƣờng xanh nhiệt đới và rừng kín thƣờng xanh á nhiệt đới. Rừng có nhiều động thực vật quý hiếm, nhiều cảnh quan đẹp hấp dẫn khách du lịch. Vũ Quang
còn là khu di tích lịch sử gắn với khởi nghĩa của Phan Đình Phùng trong những năm chống Pháp ở cuối thế kỷ XIX.
+ Hồ Kẻ Gỗ và khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ: ( Huyện Cẩm Xuyên) cách