6. Bố cục của luận văn
2.1.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch
Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của cả nƣớc, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật ( giao thông, cấp điện, bƣu chính viễn thông, cấp thoát
nƣớc, giao thông vận tải…) trên địa bàn Hà Tĩnh đã đƣợc đầu tƣ xây dựng và nâng cấp tƣơng đối tốt. Về cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện điều kiện sinh sống của nhân dân cũng nhƣ đáp ứng cho việc khai thác, phục vụ các hoạt động du lịch diễn ra trên địa bàn toàn tỉnh.
* Giao thông đường bộ: Tính đến năm 2012 toàn tỉnh có 17.156 km đƣờng
bộ, trong đó đƣờng giao thông thiết yếu có 7.363km. Hà Tĩnh có 7 quốc lộ chạy qua ( 1A, đƣờng Hồ Chí Minh, 8A, 8B, QL 12, 15A, 15B) với tổng chiều dài 465,5km và 11 tuyến đƣờng tỉnh lộ với tổng chiều dài 378,7km hầu hết đạt chuẩn cấp IV, cấp V. Tiêu biểu cho cho hệ thống giao thông đƣờng bộ chủ lực của toàn tỉnh kể trên, thì quốc lộ 1A, đƣờng Hồ Chí Minh, đƣờng 8A và quốc lộ 12 là những trục giao thông đặc biệt quan trọng đối với hoạt động kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Quốc lộ 1A chạy qua Hà Tĩnh đạt tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng, đoạn chạy qua đô thị đạt tiêu chuẩn cấp 1; đƣờng mòn Hồ Chí Minh đạt tiêu chuẩn cấp 3 miền núi, chất lƣợng đƣờng tốt; quốc lộ 8A trƣớc đây là con đƣờng đẹp nhất Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện nay đƣờng đã bị xuống cấp nghiêm trọng và đang đƣợc đầu tƣ xây dựng. Các tuyến đƣờng quốc lộ và tỉnh lộ khác cũng đều đạt tiêu chuẩn cấp III, cấp IV đồng bằng và miền núi. Ngoài các trục theo quốc lộ 1A và đƣờng mòn Hồ Chí Minh ở phía tây thì trục giao thông ven biển cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối phát triển du lịch với các tỉnh lân cận, đặc biệt khi cầu Bến Thủy 3 hoàn thành. Theo kế hoạch đến năm 2020, trên địa bàn Hà Tĩnh sẽ hình thành 5 tuyến chính theo hƣớng Bắc – Nam, 3 tuyến theo hƣớng Đông – Tây. Những tuyến này sẽ tạo điều kiện kết nối tốt hơn với trung tâm thành phố, các trung tâm dân cƣ và các trung tâm kinh tế.
Nhìn chung, Hà Tĩnh có mạng lƣới đƣờng bộ với mật độ khá lớn và thuận lợi, phân bố tới các vùng kinh tế quan trọng trong tỉnh, giải quyết phần lớn nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa. Tuy nhiên chất lƣợng đƣờng nhiều nơi chƣa tốt, ảnh hƣởng nhiều của thời tiết, hay bị ách tắc về mùa mƣa.
* Giao thông đường sắt: Giao thông đƣờng sắt Hà Tĩnh hiện nay không thuận lợi cho hoạt động du lịch. Tuyến đƣờng sắt Băc – Nam chạy qua địa bàn Hà Tĩnh có chiều dài 71 km từ cầu Đò Hàn ( Đức Thọ) đến bắc La Khê ( Hƣơng Khê). Trên toàn tuyến có 8 ga nhƣng chỉ có 2 ga khách chính ( Yên Trung – Đức Thọ và Gia Khê – Thị trấn Hƣơng Khê), do đƣờng ô tô nối tuyến vào khó khăn nên sự phối hợp khai thác giữa đƣờng sắt và đƣờng bộ chƣa hiệu quả. Kỷ thuật và chất lƣợng hệ thống đƣờng sắt còn lạc hậu, một số cầu đƣờng sắt đi chung với cầu đƣờng bộ gây khó khăn cho việc đi lại.
* Giao thông đường thủy: Hiện nay Hà Tĩnh có 2 cảng biển là Xuân Hải
công suất hơn 200.000 tấn hàng một năm, cảng nƣớc sâu Vũng Áng công suất hơn 1 triệu tấn/ năm đang đƣợc nhà nƣớc ƣu tiên đầu tƣ, tại Vũng Áng đang đƣợc nhà nƣớc lên kế hoạch xây dựng cảng tàu du lịch biển của Việt Nam để đón tàu du lịch năm sao quốc tế và liên kết tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây. Đây là một lợi thế cơ bản để phát triển du lịch vì hình thức du lịch bằng tàu biển ngày càng đƣợc ƣa chuộng trên thế giới. Đối với đƣờng sông, Hà Tĩnh có tổng cộng 9 tuyến sông với tổng chiều dài 437km, tuy nhiên hầu hết các sông của Hà Tĩnh đều nhỏ có tiêu chuẩn kỹ thuật cấp IV, cấp V và mang đặc điểm của các dòng sông miền Trung là ngắn và dốc không thuận tiện cho khai thác du lịch.
Nhìn chung, tiềm năng của mạng lƣới đƣờng thủy của Hà Tĩnh tƣơng đối phong phú, nhƣng cơ sở kỹ thuật hạ tầng và phƣơng tiện vận chuyển chƣa hiện đại, cần đƣợc quan tâm đầu tƣ để hiện đại hóa toàn hệ thống.
* Đường không: Hiện tại trên địa bàn Hà Tĩnh chƣa có sân bay, nhƣng Hà Tĩnh nằm giữa hai tỉnh là Nghệ An và Quảng Bình đều có sân bay, khoảng cách địa lý không xa, cách sân bay Vinh 55km về hƣớng Bắc, cách sân bay Đồng Hới 155km về phía Nam. Khách du lịch có thể đến Hà Tĩnh thông qua hai sân bay này. Để tăng cƣờng khả năng giao lƣu bằng đƣờng không, hiện Hà Tĩnh dự kiến xây dựng sân bay ở Cẩm Xuyên, gần khu du lịch Thiên Cầm.
Nếu sân bay đƣợc hoàn thành thì khả năng phát triển các dòng khách du lịch đến Hà Tĩnh sẽ thuận lợi và đa dạng hơn.
* Hệ thống cấp điện: Hà Tĩnh là một trong số ít các tỉnh miền Trung có đƣợc hệ thống cung cấp điện khá tốt, tính đến cuối 2010 đã đạt 100% xã phƣờng, thị trấn có điện lƣới quốc gia, điện năng bình quân đầu ngƣời 97KWh/ngƣời/năm. Kết nối lƣới điện của Hà Tĩnh nhìn chung tƣơng đối tốt, đáp ứng đƣợc nhu cầu sinh hoạt đời sống của nhân dân và phục vụ các hoạt động du lịch.
* Hệ thống cấp nước và xử lý rác thải: Hà Tĩnh có tài nguyên mặt nƣớc
khoảng 11 – 13 tỷ m3/năm và nguồn nƣớc ngầm đa dạng, trữ lƣợng nƣớc lớn đáp ứng tốt cho nhu cầu dân sinh và sản xuất, toàn tỉnh có 357 hồ chứa có tổng dung tích trên 700 triệu m3, hiện đang xây dựng 2 hồ chứa có dung tích 400 triệu m3 và một công trình thủy lợi đa chức năng có dung tích trên 800 triệu m3. Với trữ lƣợng nƣớc có đƣợc Hà Tĩnh hiện có công suất thiết kế cấp nƣớc đô thị 74.600m3 nƣớc sạch mỗi ngày. Có đến 85% dân số đô thị có đủ nƣớc sạch sinh hoạt, nông thôn tỷ lệ này là 69,8%. Hệ thống xử lý rác thải và vệ sinh môi trƣờng cũng đang đƣợc chính quyền hết sức quan tâm, rác thải từ các khu dân cƣ và khu công nghiệp đƣợc thu gom tập trung về bãi rác trung tâm của thành phố và các huyện. Tuy nhiên toàn tỉnh hiện đang thiếu bãi chôn lấp đầy đủ, hợp vệ sinh, đồng thời chƣa có nhà máy xử lý rác thải vì vậy những năm gần đây rác thải đang là vấn đề gây áp lực đối với môi trƣờng, và điều đó ít nhiều ảnh hƣởng tới chất lƣợng môi trƣờng sống và các hoạt động du lịch của Hà Tĩnh.
* Thông tin, truyền thông: Với đà phát triển nhảy vọt của hệ thống viễn thông cả nƣớc, hệ thống thông tin liên lạc của Hà Tĩnh cũng đƣợc phát triển nhanh cả đô thị và nông thôn. Thống kê của năm 2012, toàn tỉnh có 1 bƣu cục cấp I, 11 bƣu cục cấp II và 46 bƣu cục cấp III. Mạng di động hiện đƣợc phủ sóng hầu hết các khu dân cƣ với sự tham gia của hầu hết các nhà cung cấp Viettel, Vinaphone, Mobiphone…, Hạ tầng internet cũng khá phát triển, số thuê bao
internet năm 2012 đạt khoảng 26.000 thuê bao, việc hộ trợ sử dụng mạng 3G và phủ sóng ở các khu vực ven biển cũng đã đƣợc triển khai.
* Hệ thống Ngân hàng, Bảo hiểm, Y tế: Các hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, y tế góp phần quan trọng cho nền kinh tế phát triển và hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động du lịch. Hiện tại ngoài ngân hàng nhà nƣớc, ở Hà Tĩnh có 12 chi nhánh cấp I ngân hàng thƣơng mại cổ phần cùng 14 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, hệ thống rút tiền tự động ATM, chuyển tiền điện tử… đƣợc phát triển mạnh mẽ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ và khách du lịch. Công tác bảo hiểm xã hội phát triển tƣơng đối khá và rộng khắp với nhiều loại hình, các công trình hạ tầng xã hội ( bệnh viện, bảo tàng…) trong những năm qua đã đƣợc đầu tƣ phát triển. Bệnh viện các tuyến đang từng bƣớc đƣợc đầu tƣ trang thiết bị, góp phần phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân và khách du lịch.