Quan hệ công chún g( PR – Public relation)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch Hà Tĩnh (Trang 30)

6. Bố cục của luận văn

1.3.4.2 Quan hệ công chún g( PR – Public relation)

Quan hệ công chúng, thƣờng đƣợc gọi tắt là PR ( Public relation) là cách thức hoạt động tạo dựng duy trì và phát triển các mối quan hệ với các tầng lớp công chúng khác nhau. Hoạt động này nhằm tạo ra một ấn tƣợng tốt, một hình ảnh tốt trong công chúng làm cho công chúng yêu thích doanh nghiệp, qua đó để đính chính những thông tin nhiễu và loại bỏ các thông tin sai lệch.

Hay nói cách khác, quan hệ công chúng là quan hệ của cơ quan xúc tiến với cộng đồng ( khách hàng, nhà cung ứng, cổ đông, nhân viên , chính quyền, các tổ chức xã hội khác…) thông qua các chƣơng trình khác nhau đƣợc thiết kế với mục đích tạo ra nhận thức có lợi của công chúng, nhằm tạo lập hình ảnh tốt về doanh nghiệp và sản phẩm, đề cao hay bảo vệ hình ảnh ấy, xử lý hoặc chặn đứng những tin đồn, sự kiện bất lợi. Quan hệ công chúng có những đặc trƣng cơ bản sau:

- Giúp đơn vị xúc tiến xác định và đánh giá đƣợc thái độ của công chúng - Tăng sự biết đến của công chúng nói chung và khách hàng nói riêng - Xây dựng niềm tin nhằm tạo sự tín nhiệm của công chúng

- Thực hiện các chƣơng trình hoạt động và thông tin để thúc đẩy sự chấp nhận của khách hàng

- Không chỉ thông tin thuần túy mà qua đó gián tiếp thực hiện việc giáo dục đối với nội bộ doanh nghiệp cũng nhƣ với khách hàng, giúp họ nhận thức đúng về hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm.

Quan hệ công chúng đƣợc phân ra làm hai nhóm đối tƣợng chính đó là: Nhóm quan hệ bên trong và nhóm quan hệ bên ngoài.

- Nhóm quan hệ bên trong bao gồm: Nhân viên, cổ đông, nhà đầu tƣ, cộng đồng địa phƣơng tại điểm đến, Nhà cung ứng và khách hàng hiện tại. Hình thức PR đối với nhóm nội bộ là các bài viết, phóng sự, các bộ phim mang tính tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch trên các chuyên mục, chƣơng trình du lịch trên các đài phát thanh truyền hình, các buổi nói chuyện với chính quyền, các doanh nghiệp và ngƣời dân địa phƣơng tại điểm đến du lịch…

- Nhóm quan hệ bên ngoài: ( Công chúng đối ngoại) gồm giới truyền thông, ngành giáo dục, các hiệp hội nghề nghiệp, các cơ quan quản lý, các tổ chức tài chính…với đối tƣợng này thƣờng đơn vị xúc tiến sử dụng các công cụ nhƣ thông cáo báo chí, các hình ảnh tƣ liệu, các chƣơng trình tham quan du lịch cung cấp cho báo chí, các bài diễn thuyết hoặc các hoạt động tài trợ, từ thiện…

Khác với hoạt động quảng cáo, quan hệ công chúng làm cho công chúng tin hơn vào chƣơng trình xúc tiến, cảm nhận của khách hàng luôn cho rằng các thông tin đến từ chƣơng trình PR có vẻ xác thực và tin cậy hơn so với quảng cáo. Hoạt động quan hệ công chúng cũng có một số ƣu điểm nổi bật khác nhƣ: Chi phí tƣơng đối thấp, tránh đƣợc sự hỗn độn, khả năng tiếp cận nhóm cụ thể và xây dựng đƣợc hình ảnh…Tuy nhiên, bên cạnh đó thì PR cũng có những hạn chế nhất định nhƣ: Trong quá trình truyền thông thông tin mang lại không hoàn chỉnh, sẽ không hiệu quả nếu chƣơng trình PR không có sự quản lý tốt hoặc thiếu sự phối hợp với bộ phận maketing.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch Hà Tĩnh (Trang 30)