Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết qủa kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Hoàng Hải (Trang 69)

 Nhân tố kinh tế: Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta đã và đang gia nhập vào các tổ chức quốc tế, chính các mối quan hệ hợp tác kinh tế được

mở rộng khiến cho thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nói chung và sản phẩm thủy sản nói riêng của nước ta ngày một chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị hàng xuất khẩu. Đồng thời do thu nhập bình quân đầu người tăng đã làm cho nhu cầu của người tiêu dung càng đa dạng hơn. Do đó, nó là những động lực thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh.

 Nhân tố thuộc về chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội: Việt Nam được xem là một trong những nước có tình hình chính trị ổn định, đây là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam thu hút đầu tư từ nước ngoài. Với các chính sách cụ thể về thuế, an ninh, bảo vệ môi trường, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế đã tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giúp công ty phát triển thuận lợi hơn. Chính sách phát triển kinh tế của nhà nước ta hiện nay đang khuyến khích phát triển các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu đã tạo ra nhiều thuận lợi cho công ty như: Thuế GTGT hàng xuất khẩu là 0%, ưu tiên cho vay với lãi suất thấp để nuôi trồng thuỷ sản và đánh bắt xa bờ, góp phần làm tăng nguồn nguyên liệu cho việc chế biến thủy hải sản. Các yếu tố về văn hóa, xã hội như phong cách sống, tỷ lệ tăng dân số, vấn đề chuyển dịch lao động, truyền thống dân tộc,… là những yếu tố có thể tạo cơ hội hay nguy cơ đối với công ty. Ngày nay, dân số tăng cao, mức sống của người dân tăng cao, phong cách sống cũng thay đổi, đòi hỏi công ty cũng phải nhạy bén trước các yếu tố xã hội và phải nâng cao chất lượng sản phẩm để thoã mãn nhu cầu người tiêu dùng.

 Điều kiện tự nhiên: Khánh Hòa là một trong những tỉnh được thiên nhiên ưu đãi rất lớn, trong đó có ngành thủy sản. Với bờ biển kéo dài khoảng 375km, tổng diện tích mặt biển khai thác thủy sản khoản 2 triệu ha, nguồn lợi thủy sản có trữ lượng khoảng 92-100 tấn/ năm. Đây là thuận lợi cho các công ty chế biến thủy sản. Tuy nhiên kinh doanh thủy sản là ngành chịu sự tác động rất lớn của yếu tố điều kiện tự nhiên: biển động, bão, thủy triều và đặc biệt là yếu tố mùa vụ ảnh hưởng lớn đến yếu tố đầu vào của công ty, tác động đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty không theo ý muốn.

 Nhân tố khách hàng, nhà cung cấp: Công ty hiện nay xuất khẩu sang các thị trường: Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản, Singapore… Đó là những thị trường lâu năm, khách hàng ở đây nhìn chung là dễ tính. Bên cạnh đó việc tiêu thụ trong nước lại được thực hiện thông qua các đại lý phân phối và một số các siêu thị. Công ty đã xây dựng được các trạm thu mua nguyên liệu ở Đà Nẵng, Tuy Hoà, Bình Định do đó phần nào đáp ứng được nhu cầu cho hoạt động sản xuất của công ty, duy trì được mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng cũng góp phần làm cho lượng nguyên liệu được cung ứng kịp thời, giá cả phải chăng. Hiện nay, công ty đã có hai tàu đánh bắt với công suất lớn nên cũng tự cung ứng nguyên liệu cho mình.

 Sản phẩm thay thế và đối thủ cạnh tranh: Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm đông lạnh của các công ty khác nhau (riêng ở Khánh Hòa có 44 cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản), ngoài ra còn có rất nhiều sản phẩm hải sản đóng hộp, thủy sản khô, gây sức ép cho công ty, đòi hỏi công ty phải không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, hạ giá thành. Vấn đề này đòi hỏi công ty phải có một chiến lược lâu dài mới có thể thành công.

2.1.5. Đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua

BẢNG 2.1: BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG HẢI

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch

2011/2010 2012/2011 (+/-) % (+/-) % 1 Doanh thu Đồng 196.757.858.963 288.745.468.739 251.464.471.449 91.987.609.776 46,75 (37.280.997.290) (12,91)

Trong đó: Doanh thu XK Đồng 160.582.624.157 230.405.086.000 193.488.074.155 69.822.461.843 43,48 (36.917.011.845) (16,02) 2 Lợi nhuận trước thuế Đồng 1.355.332.771 652.280.014 1.378.125.183 (703.052.757) (51,87) 725.845.169 111,28 3 Lợi nhuận sau thuế Đồng 1.016.549.578 489.210.010 1.033.593.887 (527.339.568) (51,88) 544.383.877 111,28 4 Tổng vốn kinh doanh bình quân Đồng 41.549.418.115 70.708.221.553 100.942.438.096 29.158.803.438 70,18 30.234.216.543 42,76 5 Tổng vốn chủ sở hữu bình quân Đồng 31.554.429.039 40.630.862.547 41.608.821.866 9.076.433.508 28,76 977.959.319 2,41 6 Tổng số lao động Người 200 210 210 10 5,00 - - 7 Thu nhập bình quân Đồng/ tháng 2.980.000 3.000.000 3.150.000 20.000 0,67 150.000 5,00 8 Tổng nộp ngân sách (đã nộp) Đồng 338.783.193 157.367.633 380.776.416 (181.415.560) (53,55) 223.408.783 141,97 9 Các sản phẩm chủ yếu - Cá ngừ ướp đá Kg 106.500 160.890 185.320 54.390 51,07 24.430 15,18 - Cá ngừ fillet loin Kg 62.508 60.352 71.994 (2.156) (3,45) 11.642 19,29 - Cá ngừ fillet loin CO Kg 15.601 15.019 22.167 (582) (3,73) 7.148 47,59 Nguồn: Phòng Kế toán

Nhận xét:

Nhìn vào bảng trên, ta thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Hải được thể hiện như sau:

 Doanh thu:

Năm 2011 so với năm 2010 tăng 91.987.609.776 đồng, tương đương tăng 46,75%. Năm 2012 so với năm 2011 giảm 37.280.997.290 đồng, tương đương giảm 12,91%.

Qua 3 năm trên, ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty có sự biến đổi không ổn định. Năm 2011 thì có chiều hướng tăng so với năm 2010, nhưng đến năm 2012 thì lại giảm xuống. Trong đó, do đặc thù về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nên doanh thu hàng xuất khẩu chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh thu và có sự thay đổi phức tạp theo chiều hướng của sự biến động chung về doanh thu. Cụ thể là năm 2011 thì doanh thu xuất khẩu tăng 69.822.461.843 đồng so với năm 2010, tương đương tăng 43,48%; năm 2012 thì doanh thu xuất khẩu giảm 36.917.011.845 đồng so với năm 2011, tương đương giảm 16,02%. Sự giảm xuống này là do tình hình xuất khẩu hiện nay bị cạnh tranh gay gắt do ngày càng xuất hiện nhiều công ty xuất khẩu thủy hải sản, gây sức ép đối với việc tiêu thụ của công ty.

Để cải thiện tình trạng này, công ty nên đa dạng hóa các sản phẩm sản xuất và tìm kiếm mở rộng thêm nhiều thị trường tiêu thụ hơn nữa.

 Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế:

Lợi nhuận trước thuế năm 2011 so với năm 2010 giảm 703.052.757 đồng, tương đương giảm 51,87%. Tuy doanh thu năm 2011 có chiều hướng tăng so với năm 2010, nhưng đồng thời thì năm 2011 công ty đã bỏ ra khá nhiều khoản cho chi phí kinh doanh, nên dẫn đến lợi nhuận trước thuế bị giảm xuống. Đây có thể là do các chính sách quản lý các loại chi phí của doanh nghiệp chưa phù hợp với điều kiện giá cả ngày càng leo thang và cũng có thể là do đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều nên công ty phải bỏ ra nhiều chi phí để nâng cao uy tín của mình trên thị

trường. Và sự giảm xuống này đã kéo theo lợi nhuận sau thuế cũng giảm 527.339.568 đồng, tương đương giảm 51,88%.

Sang năm 2012 thì tình hình lại diễn ra một cách ngược lại, doanh thu năm 2012 thì giảm so với năm 2011, nhưng lợi nhuận trước thuế thì lại tăng lên. Cụ thể là năm 2012 lợi nhuận trước thuế tăng 725.845.169 đồng so với năm 2011, tương đương tăng 111,28%. Điều này chứng tỏ công ty đã biết rút kinh nghiệm từ năm trước, để từ đó biết cách sử dụng khéo léo hơn, tiết kiệm hơn các chi phí để làm giảm giá vốn hàng bán và giảm các chi phí quản lý kinh doanh của công ty xuống một cách có hiệu quả, mang lại lợi nhuận mong muốn cho công ty. Và điều này cũng kéo theo lợi nhuận sau thuế tăng 544.383.877 đồng, tương đương tăng 111,28%.

 Tổng vốn kinh doanh bình quân:

Tổng vốn kinh doanh bình quân phản ánh tình hình sử dụng vốn cho hoạt động sản xuất của công ty. Chỉ tiêu này có xu hướng tăng đều qua các năm, cụ thể là năm 2011 tăng 29.158.803.438 đồng, tương đương tăng 70,18% so với năm 2010. Năm 2012 tăng 30.234.216.543 đồng, tương đương tăng 42,76% so với năm 2011. Điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng vốn có thể để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công ty.

 Tổng vốn chủ sở hữu bình quân:

Năm 2011 so với năm 2010 tăng 9.076.433.508 đồng, tương đương tăng 28,76%. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 977.959.319 đồng, tương đương tăng 2,41%. Tổng vốn chủ sở hữu của công ty qua các năm đều có xu hướng tăng lên, chứng tỏ công ty đã đạt được mục tiêu của mình, đó là bảo tồn và phát triển nguồn vốn của công ty.

 Tổng số lao động và thu nhập bình quân:

Năm 2011 so với năm 2010 tăng 10 người, tương đương tăng 5%. Sang năm 2012 thì số lao động vẫn giữ nguyên, không có xu hướng tăng.

Thu nhập bình quân của người lao động qua mỗi năm đều có xu hướng tăng lên để phù hợp với quy định về lương do nhà nước đưa ra, điều này chứng tỏ công

ty luôn chú ý và quan tâm đến đời sống người lao động, thể hiện qua việc nâng lương để khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên.

 Tổng ngân sách đã nộp:

Mỗi năm phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty nhiều hay ít mà các loại chi phí thuế cũng tăng tương ứng. Năm nào công ty cũng có một mức nhất định phải nộp cho ngân sách nhà nước và công ty luôn thi hành tốt nghĩa vụ của mình, thể hiện qua việc nộp ngân sách đầy đủ.

 Các sản phẩm chủ yếu:

Do thị trường tiêu dùng đang có xu hướng thay đổi đa dạng nhiều loại sản phẩm, nên công ty cũng đã thay đổi theo bằng cách tạo ra rất nhiều loại sản phẩm khác nhau để phù hợp với nhu cầu thị trường, sau đây là một vài sản phẩm chủ yếu.

Cá ngừ ướp đá: năm 2011 tăng 54.390 so với năm 2010, tương đương tăng 51,07%. Sang năm 2012 thì sản phẩm này tiếp tục tăng 24.430, tương đương tăng 15,18%.

Cá ngừ fillet loin: năm 2011 giảm 2.156 so với năm 2010, tương đương giảm 3,45%. Năm 2012 thì tăng lên 11.642, tương đương tăng 19,29%.

Cá ngừ fillet loin CO: năm 2011 giảm 582 so với năm 2010, tương đương giảm 3,73%. Năm 2012 thì tăng lên 7.148, tương đương tăng 47,59%.

Tóm lại: Qua bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2010 – 2011 – 2012, ta thấy nhìn chung thì hoạt động kinh doanh của công ty có chiều hướng tốt, ngày càng đạt được nhiều lợi nhuận, góp phần tạo công ăn việc làm cho công nhân trong tỉnh, giảm được tình trạng thất nghiệp, đây là một điều rất đáng khen. Tuy nhiên, do quá trình hội nhập của nước ta đang phát triển, cạnh tranh trong khu vực ngày càng cao, nên công ty cũng gặp phải những khó khăn không thể tránh khỏi, đòi hỏi công ty phải luôn có những chiến lược hay, lâu dài để đưa công ty ngày càng phát triển hơn nữa.

BẢNG 2.2: BẢNG PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG HẢI

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 (+/-) % (+/-) % 1 Tổng tài sản Đồng 46.070.351.023 95.346.092.082 106.475.780.592 49.275.741.059 106,96 11.129.688.510 11,67 2 Nợ phải trả Đồng 4.833.090.838 55.342.573.602 63.294.286.275 50.509.482.764 1.045,08 7.951.712.673 14,37 3 Tài sản ngắn hạn Đồng 29.556.228.664 73.690.479.695 85.988.285.600 44.134.251.031 149,32 12.297.805.905 16,69 4 Nợ ngắn hạn Đồng 282.559.288 41.550.822.198 39.794.286.275 41.268.262.910 14.605,17 (1.756.535.923) (4,23) 5 Tiền và các khoản tương

đương tiền Đồng 1.102.030.575 14.545.112.802 2.808.086.906 13.443.082.227 1.219,85 (11.737.025.896) (80,69) 6 Lợi nhuận trước thuế Đồng 1.355.332.771 652.280.014 1.378.125.183 (703.052.757) (51,87) 725.845.169 111,28 7 Chi phí lãi vay Đồng 372.974.409 163.777.785 947.153.397 (209.196.624) (56,09) 783.375.612 478,32 8 Khả năng thanh toán hiện

hành=(1)/(2) Lần 9,53 1,72 1,68 (7,81) (81,93) (0,04) (2,36) 9 Khả năng thanh toán nợ

ngắn hạn=(3)/(4) Lần 104,60 1,77 2,16 (102,83) (98,30) 0,39 21,84 10 Khả năng thanh toán

nhanh=(5)/(4) Lần 3,90 0,35 0,07 (3,55) (91,02) (0,28) (79,84) 11 Khả năng thanh toán lãi

vay=((6)+(7))/(7) Lần 4,63 4,98 2,46 0,35 7,53 (2,53) (50,73)

Nhận xét:

Qua bảng phân tích trên ta thấy các chỉ số phản ánh khả năng thanh toán của công ty được thể hiện như sau:

 Khả năng thanh toán hiện hành của công ty qua các năm đều lơn hơn 1 và có xu hướng ngày càng giảm. Cụ thể năm 2010, khả năng thanh toán hiện hành là 9,53 lần, có nghĩa là cứ một đồng vốn nợ phải trả thì được đảm bảo bằng 9,53 đồng tài sản. Sang năm 2011 thì chỉ tiêu này giảm xuống còn 1,72 lần, tức là đã giảm 7,81 lần so với năm 2010, tương đương giảm 81,93%. Đến năm 2012 thì chỉ tiêu này tiếp tục giảm xuống còn 1,68 lần, tức là đã giảm 0,04 lần so với năm 2011, tương đương giảm 2,36%. Tuy qua mỗi năm đều có sự giảm sút nhưng hệ số này vẫn lớn hơn 1, chứng tỏ công ty vẫn đủ khả năng thanh toán với tất cả các khoản nợ, công ty vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường.

 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: năm 2010 khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là 104,6 lần, có nghĩa là cứ một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 104,6 đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cao thì tốt nhưng nếu cao quá sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty vì nó phản ánh công ty đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn so với nhu cầu vốn của công ty. Sang năm 2011 thì công ty đã có sự điều chỉnh để giảm hệ số này xuống còn 1,77 lần, tức là đã giảm 102,83 lần, tương đương giảm 98,3% so với năm 2010. Tuy giảm nhưng hệ số này vẫn lớn hơn 1, chứng tỏ công ty vẫn có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Đến năm 2012 thì hệ số này được tăng lên một ít, thành 2,16 lần, tức là đã tăng 0,39 lần, tương đương tăng 21,84%.

 Khả năng thanh toán nhanh: năm 2010 khả năng thanh toán nhanh của công ty đạt 3,9 lần, có nghĩa là cứ một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 3,9 đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Sang năm 2011 thì chỉ tiêu này có sự giảm xuống còn 0,35 lần, tức là đã giảm 3,55 lần, tương đương giảm 91,02% so với năm 2010. Sự giảm xuống này là do công ty đã tăng khoản nợ ngắn hạn lên nhanh hơn so với tốc độ tăng của tiền và các khoản tương đương tiền. Đến năm 2012 thì chỉ tiêu này giảm chỉ còn 0,07 lần, tức là giảm 0,28 lần, tương đương giảm 79,84% so với năm

2011. Chỉ tiêu này ngày càng giảm là một biểu hiện chưa tốt của công ty, công ty nên duy trì chỉ tiêu này lớn hơn 0,5 thì tốt hơn, nhưng cũng không nên quá cao.

 Khả năng thanh toán lãi vay của công ty qua các năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán lãi vay và mức độ an toàn đối với nhà cung cấp tín dụng cao. Cụ thể là năm 2010 khả năng này đạt 4,63 lần, có nghĩa là cứ một đồng lãi vay thì được đảm bảo bằng 4,63 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Sang năm 2011 chỉ tiêu này tăng lên thành 4,98 lần, tức là đã tăng 0,35 lần, tương đương tăng 7,53% so với năm 2010. Đến năm 2012 chỉ tiêu này lại có xu hướng giảm, chỉ còn 2,46 lần, tức là giảm 2,53 lần, tương đương giảm 50,73% so với năm 2011. Sự giảm xuống này là do công ty đã tăng chi phí lãi vay để đầu tư hoạt động kinh doanh, tuy nhiên kết quả là lợi nhuận trước thuế cũng tăng lên.

Tóm lại: Qua bảng phân tích các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán của công ty qua 3 năm 2010 – 2011 – 2012, ta thấy các tỷ số này hầu hết là lớn hơn 1, chứng tỏ tình hình tài chính của công ty vẫn ổn định, đảm bảo thanh toán được nợ.

BẢNG 2.3: BẢNG PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG SINH LỜI

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết qủa kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Hoàng Hải (Trang 69)