Thành lập bộ phận marketing, mở rộng nghiên cứu thị trường

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết qủa kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Hoàng Hải (Trang 173)

b. Kế toán giảm thành phẩm

3.2.2. Thành lập bộ phận marketing, mở rộng nghiên cứu thị trường

Cơ sở của đề xuất

Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, trong cơ chế này có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất một mặt hàng để đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng. Vì vậy cạnh tranh là điều tất yếu, một doanh nghiệp dù cho sản xuất nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao, giá thành hạ nhưng sản phẩm của doanh nghiệp không được người tiêu dùng biết đến do công tác tiếp thị marketing còn yếu kém thì chắc chắn doanh nghiệp đó không đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.

Thực sự phải nói rằng ngày nay, hoạt động marketing có một vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nhờ có nó mà doanh nghiệp nắm bắt được thông tin về thị trường như: nhu cầu khách hàng về sản phẩm, chất lượng, chủng loại, giá cả…và ngược lại cũng nhờ công tác marketing mà khách hàng mới biết đến công ty và sản phẩm của công ty.

Hiện nay ở công ty, công tác marketing còn kém, chưa được chú trọng. Công ty chưa có bộ phận chuyên về nghiên cứu thị trường, chưa có kế hoạch cho việc đẩy

mạnh hoạt động tiêu thụ. Do đó công ty cần quan tâm hơn nữa cho hoạt động marketing để mọi người tiêu dùng đều biết đến hình ảnh của công ty, lĩnh vực mà công ty kinh doanh và đặc điểm kinh doanh của công ty.

Mặt khác thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là thị trường nước ngoài, còn thị trường trong nước hầu như không đáng kể, mặc dù thị trường nội địa đầy tiềm năng với dân số hơn 80 triệu người.

Nội dung của đề xuất

Vì vậy, công ty cần nên thành lập bộ phận marketing riêng để đảm nhiệm các công việc sau:

 Tìm hiểu nhu cầu thị trường, phong tục tập quán, sự thay đổi nhu cầu của khách hàng. Đối với những sản phẩm đang tiêu thụ cần thu thập ý kiến của khách hàng. Đối với những sản phẩm mới, cần nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu của khách hàng để tránh tình trạng sản phẩm mới tung ra bị tẩy chay.

 Tìm hiểu sở thích, tâm lý, những ưu nhược điểm của đối tác để các cuộc đàm phán ký kết hợp đồng được diễn ra một cách thuận lợi.

 Thường xuyên nắm bắt nhanh chóng các thông tin diễn ra hằng ngày trên thế giới như: giá cả nguyên vật liệu, giá cả các sản phẩm cạnh tranh, tỷ giá hối đoái… để có những giải pháp kịp thời về giá bán.

 Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh để có những chiến lược kinh doanh phù hợp.

 Nghiên cứu nhiều hơn nữa về thị trường trong nước vì hiện tại thị trường trong nước chưa được quan tâm nhiều.

Hiệu quả của đề xuất

 Nếu bộ phận marketing được thành lập thì việc nghiên cứu, mở rộng thị trường của công ty sẽ diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn, vì các nhân viên chuyên ngành marketing có rất nhiều kinh nghiệm liên quan đến thị trường.

 Giúp công ty xác định được các thị trường tiềm năng mới, chủ động trong việc nắm bắt thông tin khách hàng.

 Giúp giảm bớt khối lượng công việc cho phòng kinh doanh. 3.2.3. Quảng bá hình ảnh của công ty để mở rộng thị trường mới

Cơ sở của đề xuất

Hiện tại, hoạt động chính của công ty là xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu chỉ mới dừng lại ở một số ít nước Nhật Bản, Mỹ, Canada… chứ chưa phát triển nhiều sang các khu vực khác. Việt Nam đã gia nhập WTO, đó là cơ hội lớn cho công ty thâm nhập vào các thị trường mới. Vì vậy công ty cần nhanh chóng có các giải pháp để quảng bá hình ảnh của công ty vươn xa hơn, nhằm tìm kiếm, mở rộng thêm các thị trường tiềm năng mới, đồng thời cũng để cũng cố vị trí của công ty đối với các khách hàng truyền thống.

Nội dung của đề xuất

 Quan tâm đầu tư hơn nữa cho hoạt động quảng cáo hình ảnh của công ty, sản phẩm mà công ty kinh doanh bằng cách: quảng cáo trên các tạp chí chuyên ngành, quảng cáo trên các kênh truyền hình, giới thiệu sản phẩm trong các hội chợ trong và ngoài nước, in logo riêng trên các sản phẩm của công ty để khách hàng nhớ đến…

 Công ty có thể có chính sách bán hàng ưu đãi như chiết khấu, giảm giá cho những khách hàng mua với số lượng lớn, giảm giá cho những khách hàng truyền thống để họ gắn bó hơn với công ty trong việc tiêu thụ hàng…

Hiệu quả của đề xuất

Quảng bá thương hiệu của công ty là cách làm nhanh nhất để các khách hàng tiềm năng biết đến công ty, từ đó sẽ phát triển thêm nhiều khách hàng mới.

3.2.4. Rút ngắn chiều dài kênh phân phối

Cơ sở của đề xuất

Kênh phân phối của công ty hầu hết là các kênh dài. Sản phẩm không trực tiếp đến tay người tiêu dùng mà luôn thông qua kênh trung gian. Do đó, không nhận được phản hồi trực tiếp từ phía khách hàng. Hầu hết các sản phẩm của công ty sau khi xuất khẩu hay tiêu thụ trong nước đều bán cho các doanh nghiệp chuyên về sản xuất thực phẩm để doanh nghiệp đó chế biến lại rồi mới đến tay người tiêu dùng. Như vậy thì hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty không cao. Để hạn chế điều này, công ty cần rút ngắn chiều dài kênh phân phối để sản phẩm của công ty có thể được nhiều người tiêu dùng biết đến hơn, mang lại hiệu quả cao hơn.

Nội dung của đề xuất

Công ty nên đầu tư thêm phân xưởng, máy móc thiết bị và các kĩ thuật công nghệ để có thể hoàn thiện sản phẩm đến giai đoạn cuối cùng, tạo ra các sản phẩm có mang nhãn hiệu của công ty, từ đó có thể phân phối sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng.

Đối với thị trường nội địa: công ty có thể xây dựng các đại lý bán hàng là người của công ty hoặc có thể kí gửi hàng hóa mang thương hiệu riêng cho các doanh nghiệp thương mại.

 Xây dựng đại lý bán hàng là người của công ty: Đầu tư, xây dựng các đại lý bán hàng riêng cho các sản phẩm của công ty trên các tỉnh thành phố để mang thương hiệu của công ty đi xa hơn nữa. Có thể áp dụng hình thức hoa hồng đại lý hoặc hình thức bán hàng thưởng trên doanh số bán để kích thích sự tích cực của các đại lý.

 Ngoài ra, có thể kí gửi hàng hóa có mang nhãn hiệu riêng của công ty cho các doanh nghiệp thương mại. Các doanh nghiệp này sẽ nhận phí kí gửi theo doanh số bán. Điều này sẽ giúp cho tình hình tiêu thụ của công ty được hiệu quả hơn vì các doanh nghiệp thương mại đã có kinh nghiệm trong bán hàng và họ cũng có sẵn cơ sở vật chất nên công ty không phải đầu tư nhiều.

Đối với thị trường xuất khẩu: công ty thường xuất khẩu sang các doanh nghiệp nước ngoài để họ phân phối lại cho người tiêu dùng, vì vậy thương hiệu của công ty chỉ tồn tại từ nước ta sang các nước nhập khẩu, nên hầu hết các khách hàng không biết đến sản phẩm của công ty. Để hạn chế điều này, công ty nên thành lập bộ phận chuyên về marketing để giúp việc quảng bá sản phẩm đến tay người tiêu dùng tốt hơn.

Hiệu quả của đề xuất

Khách hàng sẽ biết đến thương hiệu của công ty nhiều hơn, sẽ giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm gia tăng, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.2.5. Tiết kiệm chi phí, giảm giá vốn hàng bán

Cơ sở của đề xuất

Chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, tiết kiệm chi phí để gia tăng lợi nhuận là yếu tố cần thiết, đặc biệt là tiết kiệm chi phí giá vốn góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm của công ty. Theo thực trạng hiện nay thì hàng năm công ty bỏ ra khá nhiều chi phí, điều này đã làm giảm đi rất nhiều lợi nhuận của công ty. Công ty cần cải thiện tình hình trên.

Nội dung của đề xuất

 Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu: chi phí nguyên vật liệu luôn chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm của công ty. Vì vậy, nên tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu nhằm hạ giá thành bằng cách giảm bớt lượng hao hụt vật tư trong khâu vận chuyển, bảo quản, sử dụng… Một nhân tố không kém phần quan trọng đối với việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, đó là giá mua nguyên vật liệu và chất lượng nguyên vật liệu đầu vào của công ty. Hiện nay, nguồn nguyên liệu chính của công ty là thu mua từ các hộ ngư dân, nên nhiều khi vẫn chưa chủ động được nguyên liệu đầu vào, vì vậy công ty nên chủ động hợp tác lâu dài, tạo mối quan hệ tốt với các hộ ngư dân quen thuộc để luôn đảm bảo có một nguồn nguyên vật liệu cung cấp kịp thời, giá cả phải chăng và chất lượng.

 Tiết kiệm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: công ty nên dự tính mức chi phí phát sinh hàng tháng để hạn chế việc lãng phí các loại chi phí này, ngoài ra cũng có thể khoán một vài loại chi phí nhỏ như chi phí điện thoại, nước, văn phòng phẩm, chi phí tiếp khách… đối với các phòng ban, như vậy sẽ giúp nhân viên tự ý thức được trách nhiệm của mình hơn khi sử dụng tài sản chung của công ty.

Hiệu quả của đề xuất

 Tiết kiệm được giá vốn hàng bán sẽ góp phần giúp nâng cao sức cạnh tranh về giá đối với các sản phẩm công ty.

KẾT LUẬN

Với sự cạnh tranh gay gắt hiện nay, để tồn tại các doanh nghiệp phải ra sức phát triển và hoàn thiện mình, tạo ra nhiều doanh thu để bù đắp cho những chi phí đã bỏ ra cho quá trình sản xuất kinh doanh. Để có được điều này các nhà quản lý phải năng động, nhạy bén, nắm bắt kịp thời các thông tin… để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình diễn ra liên tục và hiệu quả, nâng cao lợi nhuận. Qua thời gian thực tập và nghiên cứu công tác tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TNHH Hoàng Hải, em đã tích luỹ thêm được nhiều kiến thức mới, có thể đối chiếu được giữa lý thuyết đã học được trên lớp với thực tiễn. Từ đó em đã nhận thức sâu sắc và toàn diện về công tác kế toán ở một công ty sản xuất kinh doanh mà đặt biệt là công tác “Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh”.

Trong khuôn khổ có hạn, chuyên đề không thể đề cập đến mọi vấn đề, giải quyết mọi khía cạnh của công tác tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh. Nhưng cũng đã giải quyết được một số nội dung cơ bản sau :

Về mặt lý luận: đã trình bày có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.

Về mặt thực tiễn: đã trình bày thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Hoàng Hải.

Trên cơ sở tiếp cận thực tế tại công ty em đã có một số biện pháp đề xuất với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn công tác hạch toán kế toán tại công ty.

Được thực tập tại công ty là một cơ hội tốt cho em được tiếp xúc, tìm hiểu thực tế nhưng vì thời gian có hạn, hơn nữa do kiến thức còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô trong khoa, cùng với các anh, chị trong công ty để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Nha Trang, tháng 7 năm 2013 Sinh viên thực hiện

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Khoa Kế toán tài chính – Trường Đại học Nha Trang (2010), Bài giảng Kế toán tài chính 1, 2, 3, 4, Nha Trang.

2. Phan Thị Dung (2012), Bài giảng Tổ chức hạch toán kế toán, Khoa Kế toán tài chính – Trường Đại học Nha Trang.

3. Thái Ninh (2011), Bài giảng Nghiệp vụ Thuế, Khoa Kế toán tài chính – Trường Đại học Nha Trang.

4. Khoa Kế toán tài chính – Trường Đại học Nha Trang (2012), Hệ thống thông tin kế toán 1, 2, 3, 4, Nha Trang.

5. Bộ tài chính (2006), Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hà Nội.

6. Các chế độ, chính sách kế toán có liên quan. 7. Các khóa luận tốt nghiệp của các khóa trước.

PHỤ LỤC 1. Danh mục hệ thống tài khoản kế toán.

2. Hóa đơn GTGT. 3. Hóa đơn xuất khẩu. 4. Invoice.

5. Packing List.

6. Air Waybill – Vận đơn đường không.

7. Health Certificate – Giấy chứng nhận kiểm dịch. 8. Tờ khai hải quan.

9. Giấy báo Có – Lãi nhập vốn. 10.Phiếu kế toán.

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết qủa kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Hoàng Hải (Trang 173)