b. Kế toán giảm thành phẩm
3.1. CÁC ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
3.1.1. Ứng dụng tin học trong công tác kế toán
Cơ sở của đề xuất
Hiện nay, mặc dù tại phòng kế toán của công ty cũng được trang bị đầy đủ máy vi tính nhưng việc quản lý số liệu cũng như tính toán và lưu trữ dữ liệu là bằng phần mềm trên Excel, chưa có một phần mềm kế toán cụ thể nào, nên công việc kế toán mặc dù được theo dõi chi tiết nhưng không cập nhật kịp thời, dẫn đến việc đối chiếu số liệu kế toán vào thời điểm cuối kỳ thường bị trễ.
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh như hiện nay, việc sử dụng một phần mềm kế toán để thực hiện công tác kế toán tại công ty là điều rất cần thiết. Công ty muốn có được sức cạnh tranh trên thị trường thì cần phải thay đổi và áp dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động quản lý và kinh doanh để phù hợp với thời đại. Thông tin được xử lý trên phần mềm kế toán sẽ tránh được những sai sót, giúp tiết kiệm thời gian và việc xử lý chứng từ sẽ nhanh chóng, đáp ứng được yêu cầu lập báo cáo kịp thời theo đúng niên độ kế toán.
Nội dung của đề xuất
Trước thực trạng trên, theo em công ty nên đầu tư cho mình một phần mềm kế toán phù hợp cho công tác kế toán của công ty như:
Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều phần mềm kế toán toán khác nhau, do nhiều đơn vị cung cấp, được viết phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp. Công ty có thể tìm mua được cho mình một phần mềm thích hợp. Có thể tham khảo một số phần mềm kế toán như: MISA SME, FAST, FOXPRO, Acsoft, Sunsoft,
SIMBA Accounting, Accura… Đồng thời, do có nhiều phần mềm kế toán cạnh tranh nhau trên thị trường, nên chi phí để đầu tư vào một phần mềm thì không còn quá cao như trước, chỉ khoảng từ vài trăm USD đến vài nghìn USD.
Hoặc công ty có thể thuê một đơn vị chuyên về phần mềm kế toán viết phần mềm, đơn vị này sẽ cử chuyên gia đến để tìm hiểu thực trạng tổ chức kế toán tại công ty. Từ đó sẽ viết phần mềm kế toán sao cho phù hợp với những yêu cầu về tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán của Bộ tài chính cũng như phù hợp với chế độ, chính sách kế toán, yêu cầu quản lý tại công ty.
Ngoài ra, các nhân viên kế toán cũng cần được hỗ trợ thêm để nâng cao nghiệp vụ kế toán trên máy vi tính, đảm bảo xử lý khi có sự cố xảy ra.
Hiệu quả của đề xuất
Khi công ty áp dụng tin học vào công tác kế toán sẽ đem lại những hiệu quả sau:
Công việc kế toán diễn ra nhanh chóng, kịp thời.
Độ ổn định và tin cậy của phần mềm cao.
Các phần mềm hiện nay thường xuyên cập nhật các quy định, chính sách kế toán mới do Bộ tài chính ban hành.
Nâng cao tính bảo mật của hệ thống.
Có sự phân chia rõ ràng giữa các phân hệ. 3.1.2. Hoàn thiện về mẫu số kế toán chi tiết
Cơ sở của đề xuất
Hiện tại, công ty không mở sổ chi tiết cho chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, mà dùng chính sổ cái để chi tiết các loại chi phí này. Tuy nhiên thì các loại chi phí này lại phát sinh khá nhiều và có sức ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, nên quản lý chặt chẽ, chi tiết cho từng khoản mục, tránh để phát sinh vượt quá mức dự toán, cần mở chi tiết để nhanh chóng phát hiện kịp thời các chi phí vượt quá mức làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, từ đó có biện pháp để khắc phục.
Sau đây là mẫu sổ chi tiết chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp mà công ty có thể áp dụng: SỔ CHI PHÍ BÁN HÀNG Tài khoản: 6421 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Tổng số tiền
Ghi Nợ tài khoản 6421 Số hiệu Ngày tháng Chia ra CP nhân viên CP vật liệu Đồ dùng bao bì KH TS CĐ Thuế lệ phí DV mua ngoài CP khác 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Cộng PS
SỔ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
Tài khoản: 6422 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Tổng số tiền
Ghi Nợ tài khoản 6422 Số hiệu Ngày tháng Chia ra CP nhân viên CP vật liệu Đồ dùng bao bì KH TS CĐ Thuế lệ phí DV mua ngoài CP khác 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Cộng PS
Căn cứ và cách ghi sổ: Căn cứ vào chứng từ kế toán (chứng từ gốc, bảng phân bổ, bảng lương…), cách vào sổ như sau:
Cột 1: Ghi ngày tháng ghi sổ.
Cột 2, 3: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ.
Cột 4: Ghi nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Cột 5: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.
Từ cột 7 trở đi: Căn cứ vào nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh để ghi vào các cột phù hợp tương ứng với nội dung của chi phí.
Hiệu quả của đề xuất
Nếu các sổ chi phí được mở thì công ty có thể theo dõi từng khoản mục của chi phí, từ đó có thể cung cấp thông tin kịp thời về từng nội dung của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, và xác định những nội dung chi phí nào vượt định mức, để có thể có những biện pháp khắc phục kịp thời.
3.1.3. Hoàn thiện chi tiết tài khoản kế toán và cách hạch toán liên quan đến doanh thu doanh thu
Cơ sở của đề xuất
Nhìn chung hệ thống tài khoản được sử dụng trong công ty tương đối đầy đủ nhưng mức độ chi tiết cho từng tài khoản chưa cao. Hiện nay, sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú, và công ty vẫn luôn tìm kiếm nhiều hơn nữa thị trường xuất khẩu, nhưng tài khoản 5111 – “Doanh thu hàng xuất khẩu” tại công ty chưa được mở chi tiết cho từng sản phẩm và cho từng khách hàng , và tài khoản 632 – “Giá vốn hàng bán” cũng chưa được mở cụ thể cho từng sản phẩm, do đó chưa đáp ứng được yêu cầu chi tiết hóa tài khoản như trong chế độ kế toán quy định, và như vậy chúng ta khó thấy rõ được hiệu quả tiêu thụ của từng loại sản phẩm xuất khẩu cũng như chưa thấy được thị phần của từng thị trường.
Mặt khác, cách hạch toán hiện nay của công ty về các khoản giảm trừ doanh thu cũng chưa phù hợp với chế độ kế toán hiện hành.
Nội dung của đề xuất
Mở chi tiết cho các tài khoản trên.
Chi tiết theo từng khách hàng:
TK 5111.X1: Doanh thu xuất khẩu sang khách hàng X1.
TK 5111.X2: Doanh thu xuất khẩu sang khách hàng X2.
TK 5111.X3: Doanh thu xuất khẩu sang khách hàng X3…
TK 632.X1: Giá vốn hàng bán khách hàng X1.
TK 632.X3: Giá vốn hàng bán khách hàng X3…
Hoặc chi tiết theo sản phẩm:
TK 5111.001: Doanh thu cá ngừ ướp đá.
TK 5111.002: Doanh thu cá ngừ fillet loin.
TK 5111.003: Doanh thu cá ngừ fillet loin CO…
TK 632.001: Giá vốn cá ngừ ướp đá.
TK 632.002: Giá vốn cá ngừ fillet loin.
TK 632.003: Giá vốn cá ngừ fillet loin CO…
Vào cuối kì, các khoản giảm trừ doanh thu 531, 532 được công ty kết chuyển thẳng vào tài khoản 911 mà không thông qua tài khoản 511. Điều này chưa đúng với nguyên tắc hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu. Công ty nên kết chuyển các tài khoản này sang tài khoản 511 để xác định doanh thu thuần trước:
Nợ 511 – Doanh thu bán hàng Có 531 – Hàng bán bị trả lại Có 532 – Giảm giá hàng bán Nợ 511 – Doanh thu thuần
Có 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Đồng thời, để có thể thấy rõ được các khoản giảm trừ doanh thu này thuộc loại doanh thu xuất khẩu hay doanh thu nội địa, công ty nên chia tài khoản 531, 532 ra thành các tiểu khoản:
TK 5311 – Hàng bán bị trả lại của hàng xuất khẩu.
TK 5312 – Hàng bán bị trả lại của hàng nội địa.
TK 5321 – Giảm giá hàng bán cho hàng xuất khẩu.
TK 5322 – Giảm giá hàng bán cho hàng nội địa.
Hiệu quả của đề xuất
Giúp phản ánh cụ thể, chi tiết doanh thu tiêu thụ của từng loại sản phẩm, thị phần của từng thị trường.
Cung cấp thông tin kịp thời, hợp lý cho nhà quản trị về doanh thu của từng mặt hàng, từng hoạt động, từng thị trường, từ đó làm căn cứ để có những đánh giá
đúng đắn về tính hiệu quả của doanh thu tiêu thụ, góp phần thuận lợi cho việc lên kế hoạch sản xuất và tiêu thụ, đem lại hiệu quả kinh doanh cho công ty.
Đảm bảo cho việc hạch toán đúng với chế độ kế toán quy định về nguyên tắc hạch toán.
3.1.4. Áp dụng chế độ kế toán phù hợp với quy mô và sự phát triển của công ty trong tương lai trong tương lai
Cơ sở của đề xuất
Hiện nay, công ty vẫn áp dụng Quyết định kế toán số 48/2006/QĐ-BTC – áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, công ty ngày càng phát triển và lớn mạnh nhanh chóng, do đó việc áp dụng Quyết định này có thể gây ra hạn chế trong việc đưa ra các quyết định của nhà quản lý. Nguyên nhân là do khi áp dụng Quyết định số 48 thì các tài khoản kế toán, sổ sách kế toán thường không được chi tiết nhiều. Ngoài ra, nếu công ty vẫn áp dụng Quyết định số 48 thì sẽ không phù hợp nếu như công ty muốn mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh của mình.
Nội dung của đề xuất
Nên chuyển đổi từ việc áp dụng Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC sang áp dụng Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC – áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phẩn kinh tế trong cả nước.
Khi chuyển đổi sang Quyết định số 15 thì nên cập nhật các thông tin phù hợp với quyết định này.
Hiệu quả của đề xuất
Khi chuyển sang Quyết định số 15 thì công ty sẽ đạt được những lợi ích sau:
Quyết định số 15 có thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trong khi Quyết định số 48 chỉ áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó nếu áp dụng Quyết định 15 thì công ty có thể mở rộng hơn nữa quy mô hoạt động kinh doanh của mình mà không cần ngại việc phải chuyển đổi Quyết định kế toán cho phù hợp.
Báo cáo, sổ sách kế toán áp dụng theo Quyết định số 15 thì cụ thể, rõ ràng, chi tiết hơn nên việc theo dõi, quản lý, đề ra phương hướng cũng dễ dàng, thuận lợi hơn.
3.1.5. Nâng cao năng lực nghiệp vụ cho nhân viên kế toán tại công ty
Cơ sở của đề xuất
Đội ngũ nhân sự trong phòng kế toán còn khá ít và thường xuyên thay đổi, ảnh hưởng rất lớn đến công tác kế toán, đó là các kế toán viên luôn thấy công việc quá nhiều, khó hoàn thành công việc đúng định kỳ kế toán như: Kế toán hàng tồn kho vừa theo dõi nguyên vật liệu, bao bì, công cụ dụng cụ vừa theo dõi nhập xuất kho thành phẩm. Kế toán tổng hợp kiêm cả kế toán lương… dẫn đến công việc dồn khá nhiều lên cho kế toán tổng hợp, làm cho việc cung cấp thông tin và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh không kịp thời và chính xác…
Tuy nhiên công ty TNHH Hoàng Hải là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu tuyển dụng thêm nhân viên kế toán để mỗi người làm một công việc riêng biệt thì lại không cần thiết, mà lại làm tăng thêm chi phí cho công ty.
Nội dung của đề xuất
Vậy để giải quyết thực trạng này em có một số giải pháp như sau:
Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên hiện có của công ty.
Khuyến khích vật chất và khuyến khích tinh thần đối với nhân viên trong công ty. Các chính sách tiền lương, tiền thưởng, chế độ nghỉ phép, nghỉ ốm… phải được xây dựng trên cơ sở cân bằng giữa lợi ích của người lao động và công ty. Tạo được bầu không khí phấn khởi, thân thiện, thoải mái, gần gũi, tin tưởng, hợp tác, làm giảm mức độ căng thẳng, mệt mỏi cho các nhân viên công ty tại nơi làm việc.
Hiệu quả của đề xuất
Nhân viên được đào tạo thêm sẽ giúp cho kĩ năng nghề nghiệp được nâng cao, có thể linh động trong việc điều chỉnh công việc khi cần thiết.
Môi trường làm việc tốt thì nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái, hăng say làm việc, cố gắng hết sức mình góp phần vào sự phát triển của công ty.
3.2. CÁC ĐỀ XUẤT NHẰM ĐẨY MẠNH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ 3.2.1. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm 3.2.1. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm
Cơ sở của đề xuất
Nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng rất phong phú và luôn biến đổi. Do đó việc đa dạng hóa sản phẩm không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn góp phần ổn định công ăn việc làm cho công nhân trong những lúc không phải mùa vụ. Hiện nay sản phẩm chủ lực của công ty là cá ngừ, bên cạnh đó công ty cũng có một số mặt hàng cá khác, nhưng các mặt hàng như tôm, mực, cua… thì công ty vẫn chưa đi sâu vào sản xuất chế biến.
Đồng thời, với sự ra đời ngày càng nhiều công ty chế biến thủy hải sản, và tất nhiên cũng kéo theo sự xuất hiện của rất nhiều sản phẩm hải sản đa dạng, dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng cao, khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, và xu hướng hiện nay là luôn ưu tiên đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, công ty cũng cần quan tâm hơn đến chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với các công ty khác, tạo uy tín vững chắc trong lòng người tiêu dùng.
Nội dung của đề xuất
Để giải quyết vấn đề này, công ty nên chú trọng vào các yếu tố sau:
Mở rộng sản xuất đa dạng nhiều loại sản phẩm thủy sản, không chỉ có cá, mà còn chế biến cả tôm, mực, cua… để đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng.
Trong chế biến thủy sản, muốn chất lượng sản phẩm tốt, trước hết công ty cần đảm bảo nguyên liệu đầu vào không chỉ đủ số lượng sản xuất mà còn phải đảm bảo đúng chất lượng. Muốn vậy công ty cần chủ động mua nguyên liệu, bộ phận thu mua phải có kinh nghiệm, đồng thời việc thu mua nguyên liệu chủ yếu từ các hộ ngư dân, vậy nên tạo mối quan hệ tốt với các ngư dân sẽ giúp công ty thu mua nguyên liệu tốt hơn.
Yếu tố lao động: lao động thủ công là một đặc trưng của ngành nghề chế biến thủy sản. Do đó chất lượng sản phẩm sẽ phụ thuộc rất lớn vào tay nghề công nhân, mặt khác cần đảm bảo số lượng công nhân khi vào mùa vụ. Vì vậy công ty
cần phải có đội ngũ công nhân chính thức có tay nghề và có kế hoạch tuyển dụng công nhân mùa vụ. Cần quan tâm hơn nữa tới các chính sách đối với công nhân viên.
Yếu tố công nghệ: đây là một trong những yếu tố góp phần làm tăng chất lượng sản phẩm, đặc biệt là công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm. Sản phẩm của công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường nước ngoài cho nên khả năng cạnh