Tình hình xuất khẩu theo giá trị

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết qủa kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Hoàng Hải (Trang 156)

b. Kế toán giảm thành phẩm

2.3.2. Tình hình xuất khẩu theo giá trị

ĐVT: VND Thị trường Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch

2011/2010 2012/2011 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Mỹ 33.660.094.840 20,96 39.496.762.499 17,14 21.640.758.885 11,18 5.836.667.659 17,34 (17.856.003.614) (45,21) EU 25.374.784.990 15,80 32.710.290.312 14,20 34.479.801.783 17,82 7.335.505.322 28,91 1.769.511.471 5,41 Nhật Bản 71.731.405.609 44,67 106.964.006.973 46,42 114.458.328.796 59,16 35.232.601.364 49,12 7.494.321.823 7,01 Canada 12.699.191.312 7,91 23.200.273.204 10,07 17.359.783.525 8,97 10.501.081.892 82,69 (5.840.489.679) (25,17) Singapore 9.014.968.114 5,61 8.833.341.588 3,83 - - (181.626.526) (2,01) (8.833.341.588) (100,00) Hàn Quốc 8.102.179.292 5,05 19.200.411.424 8,33 5.549.401.166 2,87 11.098.232.132 136,98 (13.651.010.258) (71,10) Tổng GT XK 160.582.624.157 100,00 230.405.086.000 100,00 193.488.074.155 100,00 69.822.461.843 43,48 (36.917.011.845) (16,02) Nguồn: Phòng Kế toán

Nhận xét:

Qua 2 bảng phân tích trên, ta thấy tổng sản lượng xuất khẩu cũng như tổng giá trị xuất khẩu có sự thay đổi không ổn định.

Năm 2010 tổng sản lượng xuất khẩu đạt 457.371 kg, đến năm 2011 thì tổng sản lượng xuất khẩu tăng thành 610.448 kg, tức là đã tăng 153.077 kg, tương đương tăng 33,47%. Sang năm 2012 thì tổng sản lượng xuất khẩu có chiều hướng giảm xuống, đạt 561.929 kg, tức là đã giảm 48.519 kg so với năm 2011, tương đương giảm 7,95%.

Năm 2010 tổng giá trị xuất khẩu đạt 160.582.624.157 đồng, đến năm 2011 thì tổng sản lượng xuất khẩu tăng lên thành 230.405.086.000 đồng, tức là tăng 69.822.461.843 đồng, tương đương tăng 43,48%. Sang năm 2012 thì tổng sản lượng xuất khẩu cũng giảm xuống, đạt 193.488.074.155 đồng, tức là giảm 36.917.011.845 đồng, tương đương giảm 16,02%.

Tình hình xuất khẩu được đánh giá cụ thể trên từng thị trường như sau:

 Thị trường Mỹ: Đây là một thị trường quen thuộc của công ty, tuy nhiên tình hình tiêu thụ tại thị trường này không được ổn định cho lắm. Năm 2010, sản lượng xuất khẩu đạt 87.326 kg, sang năm 2011 thì có sự tăng lên khá tốt đạt 99.346 kg, tức là đã tăng 12.020 kg, tương đương tăng 13,76%; và kéo theo đó thì giá trị xuất khẩu năm 2011 cũng tăng lên 5.836.667.659 đồng so với năm 2010, tương đương tăng 17,34%. Đến năm 2012, thì tình hình xuất khẩu tại thị trường này có biểu hiện giảm sút, sản lượng xuất khẩu chỉ đạt 71.077 kg, tức là đã giảm 28.269 kg so với năm 2011, tương đương giảm 28,46% và giá trị xuất khẩu cũng giảm xuống 17.856.003.614 đồng, tương đương giảm 45,21%. Việc xuất khẩu sang thị trường này có sự giảm sút trong năm 2012 là do Mỹ là một thị trường khá khó tính, đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm thủy sản, đồng thời thì do nền kinh tế Mỹ đang có những chuyển biến khá phức tạp, dẫn đến việc tiêu thụ trên thị trường này bị hạn chế.

 Thị trường EU: Đây là một trong những thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng đối với ngành thủy sản ở nước ta nói chung và của công ty nói riêng. Năm 2010

sản lượng xuất khẩu của công ty đạt 66.576 kg, sang năm 2011 sản lượng xuất khẩu đạt 84.015 kg, tức là đã tăng 17.439 kg, tương đương tăng 26,19%; giá trị xuất khẩu cũng tăng lên 7.335.505.322 đồng, tương đương tăng 28,91%. Đến năm 2012 thì sản lượng xuất khẩu tiếp tục tăng 9.097 kg, đạt 93.112 kg, tương đương tăng 10,83%; giá trị xuất khẩu cũng tăng 1.769.511.471 đồng, tương đương tăng 5,41% so với năm 2011. Đây thật sự là một thị trường tiềm năng, công ty cần khai thác hơn nữa thị trường này.

 Thị trường Nhật Bản: Đây thật sự là một thị trường truyền thống và lâu năm của công ty, luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu xuất khẩu của công ty với sự tăng lên đều đặn về sản lượng cũng như giá trị. Cụ thể là năm 2010, sản lượng xuất khẩu sang thị trường này đạt 201.457 kg, đến năm 2011 thì sản lượng này tăng lên thành 275.448 kg, tức là đã tăng 73.991 kg, tương đương tăng 36,73%; do đó giá trị xuất khẩu cũng tăng theo 35.232.601.364 đồng, tương đương tăng 49,12%. Sang năm 2012 thì sản lượng xuất khẩu sang thị trường này đạt 318.764 kg, tức là đã tăng thêm 43.316 kg, tương đương tăng 15,73%; giá trị xuất khẩu cũng tăng lên 7.494.321.823 đồng, tương đương tăng 7,01%. Đây là một thị trường hấp dẫn đối với công ty vì thị trường này luôn có nhu cầu đa dạng về các món ăn ẩm thực làm từ hải sản, đặc biệt là từ cá ngừ với món ăn truyền thống là sushi cá ngừ quen thuộc và đầy chất dinh dưỡng đối với người dân Nhật Bản. Cần phải duy trì hơn nữa mối quan hệ làm ăn lâu dài này để nâng cao hiệu quả xuất khẩu.

 Thị trường Canada: Đây cùng là một thị trường khá quen thuộc của công ty. Năm 2010, sản lượng xuất khẩu sang thị trường này đạt 39.018 kg, đến năm 2011 thì sản lượng xuất khẩu đạt 66.767 kg, tức là đã tăng 27.749 kg, tương đương tăng 71,12%; giá trị xuất khẩu cũng tăng theo 10.501.081.892 đồng, tương đương tăng 82,69%. Sang năm 2012 thì sản lượng xuất khẩu lại có xu hướng giảm xuống, chỉ đạt 59.210 kg, tức là đã giảm 7.557 kg, tương đương giảm 11,32%; giá trị xuất khẩu cũng giảm theo 5.840.489.679 đồng, tương đương giảm 25,17%.

Qua đó ta thấy được rằng tình hình xuất khẩu tại thị trường này chưa thật sự ổn định, cần cải thiện tình hình trên.

 Thị trường Singapore: Tình hình tiêu thụ trên thị trường này đang có dấu hiệu giảm sút. Năm 2010 sản lượng xuất khẩu đạt 34.221 kg, đến năm 2011 thì sản lượng này giảm xuống còn 26.053 kg, tức là đã giảm 8.168 kg, tương đương giảm 23,87%; giá trị xuất khẩu thì giảm 181.626.526 đồng, tương đương giảm 2,01%. Sang năm 2012 thì do không có sự đặt hàng từ thị trường này nên doanh thu xuất khẩu năm 2012 sang thị trường này bằng 0. Sự giảm xuống này là do đây chỉ là một thị trường “ vãng lai” của công ty, khi mà lâu lâu mới có một vài đơn đặt hàng xuất phát từ thị trường này. Công ty nên tìm kiếm thêm nhiều khách hàng trên thị trường này để việc xuất khẩu trở nên ổn định hơn.

 Thị trường Hàn Quốc: Đây là một thị trường mới, khá tiềm năng của công ty do nền kinh tế của đất nước này ngày càng phát triển kèm theo đó là sự quan tâm hơn đến sức khỏe của nhân dân nước này, vì vậy mặt hàng thủy sản cũng khá được ưu chuộng trên thị trường này. Năm 2010, sản lượng xuất khẩu đạt 28.773 kg, đến năm 2011 thì sản lượng này đạt 58.819 kg, tức là đã tăng 30.046 kg, tương đương tăng 104,42%; giá trị xuất khẩu cũng tăng theo 11.098.232.132 đồng, tương đương tăng 136,98%. Năm 2012 thì sản lượng xuất khẩu có chiều hướng giảm xuống, đạt 19.766 kg, tức là đã giảm 39.053 kg, tương đương giảm 66,40%; giá trị xuất khẩu cũng giảm theo 13.651.010.258 đồng, tương đương giảm 71,10%. Đây là một thị trường còn mới lạ, do đó cần mở rộng hơn nữa các mối quan hệ tại thị trường này.

Tóm lại: Nhìn chung thì tình hình xuất khẩu của công ty cũng không có sự thay đổi gì đáng kể trong 3 năm trở lại đây, khi mà các thị trường quen thuộc của công ty vẫn là Nhật Bản, Mỹ, EU, Canada, và gần đây thì công ty đang cố gắng tìm kiếm và phát huy việc tiêu thụ sản phẩm của mình trên các thị trường mới như Hàn Quốc…Công ty cần phát huy hơn nữa việc nghiên cứu nhiều thị trường mới, tìm nhiều đối tác kinh doanh mới hơn để có thể đưa mặt hàng cá ngừ nói riêng và mặt hàng thủy hải sản của công ty nói chung ngày càng vươn cao, vươn xa hơn nữa.

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết qủa kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Hoàng Hải (Trang 156)