Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết qủa kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Hoàng Hải (Trang 63)

Trong những năm qua việc xuất khẩu thuỷ sản của nước ta phát triển nhanh chóng, đây là một trong những ngành kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh và đang trở thành một nền kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam.

Nắm bắt được tiềm năng kinh tế này, ngày 31/01/2000 Công ty TNHH Hoàng Hải được thành lập với giấy phép đăng ký kinh doanh số 370200001 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hoà cấp với ngành nghề kinh doanh là: thu mua, gia công chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, nông sản, đánh bắt thuỷ sản, đại lý vận tải, dịch vụ làm thủ tục hải quan, dịch vụ giao nhận hàng hoá trong và ngoài nước.

Công ty TNHH Hoàng Hải là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ. Trước năm 2004, hoạt động kinh doanh chính của công ty là thu mua hàng thủy sản, gia công và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Sản phẩm chính khi ấy là cá ngừ tươi ướp đá. Từ năm 2004 trở đi, Công ty bắt đầu thuê xưởng chế biến nhằm chủ động hơn trong việc sơ chế cá ngừ, xuất khẩu ra nước ngoài. Đến năm 2005, bên cạnh việc thuê xưởng chế biến, Công ty còn thuê hệ thống kho cấp đông, chế biến cá ngừ thành các sản phẩm đông lạnh khác nhau như: cá ngừ tươi ướp đá xuất khẩu bằng đường hàng không, cá ngừ fillet loin, cá ngừ fillet loin xông CO, cá ngừ cắt saku, cá ngừ cắt steak, cá ngừ cắt strip… Ngoài mặt hàng chủ đạo là cá ngừ, Công ty còn tổ chức thu mua và chế biến fillet các loại cá khác như: cá cờ kiếm, cá cờ gòn, cá dũa, cá bớp, cá thu…

Năm 2007, Công ty bắt đầu mua đất, xây dựng hệ thống nhà xưởng, hệ thống kho tại 298 đường 2/4 – Vĩnh Phước – Nha Trang. Đến giữa năm 2008, chính thức đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sang hoạt động tại hệ thống nhà xưởng mới.

Phương châm chính hiện nay của công ty là giữ nguyên mạng lưới cơ sở vật tư như ban đầu, rồi từng bước chấn chỉnh dần theo yêu cầu mới, sao cho tận dụng hết khả năng hiện có để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tiết kiệm tối đa nguồn vốn xây dựng cơ bản, đồng thời tổ chức hoạt động kinh doanh tổng hợp, đa dạng, phong phú và hiệu quả.

 Tên công ty: Công ty TNHH Hoàng Hải.

 Tên đăng kí kinh doanh: Hoàng Hải CO.,LTD.

 Trụ sở đặt tại: 298 Đường 2/4 – Phường Vĩnh Phước – TP. Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa.

 Điện thoại: 0583.561.998 – Fax: 058.562.060.

 Email: hoanghaico@dng.vnn.vn

 Mã số thuế: 4200398240.

 Giám đốc: Ông Nguyễn Hải Đăng. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2.1.2.1. Chức năng

 Tổ chức gia công, chế biến các mặt hàng thuỷ sản và thực phẩm đông lạnh.

 Liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để tạo ra hàng hoá tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

 Trực tiếp sản xuất các mặt hàng trong phạm vi sản xuất kinh doanh của công ty và các mặt hàng liên doanh, gia công của công ty tạo ra. Đồng thời nhận uỷ thác xuất nhập khẩu theo yêu cầu của khách hàng.

 Mở các đại lý mua bán các mặt hàng thuộc phạm vi sản xuất kinh doanh của công ty.

2.1.2.2. Nhiệm vụ

 Đảm bảo sản xuất kinh doanh các mặt hàng có hiệu quả, tổ chức hoạt động kinh doanh theo đúng đăng kí trước pháp luật.

 Xây dựng các chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trên cơ sở nắm bắt được khả năng sản xuất, nhu cầu tiêu dùng của các mặt hàng trong và ngoài nước.

 Không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm. Đồng thời mở rộng quy mô hoạt động của công ty, góp phần gia tăng thu nhập quốc dân, đẩy mạnh tốc độ phát triển của doanh nghiệp.

 Quản lý và sử dụng vốn của công ty một cách hợp lý có hiệu quả. Đồng thời huy động thêm các nguồn vốn trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện mọi chế độ nghĩa vụ đối với công ty và nhà nước.

 Tổ chức thu mua nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng, tạo ra sản phẩm đúng quy cách giao cho khách hàng, tạo uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.

 Thực hiện nghiêm túc các điều khoản cam kết đối với tất cả các hợp đồng do công ty ký kết. Mở rộng quan hệ ngoại giao với các tổ chức kinh tế trong ngoài nước để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Đảm bảo và ngày càng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, thông qua các chính sách: phúc lợi, bảo hiểm. Thường xuyên mở các lớp bối dưỡng nhằm nâng cao tay nghề cho người lao động. Không ngừng cải thiện môi trường làm việc để tạo tâm lý thoải mái cho cán bộ công nhân viên trong công ty, góp phần nâng cao năng suất lao động nhằm thực hiện tốt mọi kế hoạch đề ra.

2.1.3. Tổ chức quản lý và sản xuất tại công ty 2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý 2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Hoàng Hải được thiết kế theo mô hình trực tiếp chức năng. Đứng đầu là giám đốc, giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lí của công ty TNHH Hoàng Hải

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

 Ban Giám đốc: Gồm một Giám đốc và một phó giám đốc có nhiệm vụ điều hành quá trình sản xuất kinh doanh của công ty trên phương diện vĩ mô, đồng thời tổ chức thu thập, xử lý thông tin để xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển công ty trong thời gian ngắn và dài hạn.

 Phòng kế toán: Kế toán trưởng và kế toán viên có trách nhiệm về nghiệp vụ công tác kế toán tài chính của công ty:

+ Tiến hành công tác kế toán doanh nghiệp theo đúng quy định nhà nước ban hành như: ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu…

+ Định kỳ lập báo cáo kế toán thống kê theo yêu cầu của ban giám đốc, các cơ quan nhà nước và kiểm tra sự chính xác của các báo cáo do các bộ phận khác lập.

+ Giúp ban giám đốc tổ chức thông tin kinh tế, hạch toán kế toán, phân tích hoạt động kinh tế và cung cấp thông tin kinh tế cho ban giám đốc, hội đồng thành viên và các cơ quan nhà nước có yêu cầu.

+ Lưu trữ bảo quản hồ sơ tài liệu và quản lý tập trung thống nhất số liệu kế toán thống kê.

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN

BAN ĐIỀU HÀNH CÁC PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI TP.HCM CÁC TRẠM THU MUA NGUYÊN VẬT LIỆU

 Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ giúp ban giám đốc thực hiện các chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu, nghiên cứu tìm kiếm thị trường mới tiêu thụ sản phẩm cho công ty, khai thác và mở rộng thị trường xuất khẩu, cùng với ban giám đốc đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng trong và ngoài nước.

 Ban điều hành sản xuất: Nhận sự chỉ đạo của ban Giám Đốc và phòng kinh doanh về kế hoạch sản xuất của đơn vị trong từng thời kỳ, từng thời điểm. Điều hành các tổ sản xuất đúng quy trình kế hoạch được đề ra.

 Văn phòng đại diện tại TP.HCM: Tiếp nhận, kiểm tra hàng từ Nha Trang chuyển vào để làm thủ tục xuất khẩu. Nếu hàng chưa xuất khẩu ngay thì phải tìm kiếm nơi bảo quản hàng, đồng thời là trạm thu mua nguyên liệu ở các tỉnh phía Nam.

 Trạm thu mua nguyên vật liệu: Thu mua nguyên liệu tươi sống, bảo quản và tổ chức vận chuyển về cơ sở sản xuất.

2.1.3.2. Tổ chức sản xuất

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu sản xuất tại công ty TNHH Hoàng Hải SẢN XUẤT CHÍNH

BAN ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT BAN GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT PHỤ Các tổ chế biến hàng đông lạnh và hàng tươi sống Kho vật tư thành phẩm Tổ thống kê Bộ phận KCS Tổ vận hành máy

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

 Bộ phận sản xuất chính: Gồm 4 tổ sản xuất chế biến hàng đông lạnh và hàng tươi sống, có nhiệm vụ đưa nguyên liệu chính vào chế biến tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, đóng gói các sản phẩm đồng thời đưa vào kho lạnh bảo quản.

 Bộ phận sản xuất phụ:

+ Kho vật tư thành phẩm: Nhập vật tư, bảo quản và kịp thời xuất cho sản xuất, tiến hành ghi chép việc nhập xuất vật liệu cho từng bộ phận. Số liệu đó làm cơ sở đối chiếu với phòng kế toán, đồng thời phối hợp với phòng kinh doanh, thu mua nguyên liệu trong mặt hàng thủy sản, nhập xuất thành phẩm.

+ Tổ thống kê: Ghi chép theo số liệu vật tư, thành phẩm hoàn chỉnh đồng thời phối hợp với phòng kinh doanh tính toán vật liệu, nguyên liệu cho mỗi kỳ sản xuất.

+ Bộ phận KCS: Kiểm tra chặt chẽ quy trình sản xuất, chế biến sản phẩm, đảm bảo thành phẩm được sản xuất theo đúng quy trình công nghệ và đạt chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn đề ra.

+ Tổ vận hành máy: Kiểm tra, vận hành máy móc thiết bị cho sản xuất theo chỉ đạo của ban điều hành phân xưởng. Phát hiện kịp thời máy móc, thiết bị hư hỏng để báo cáo ban điều hành kịp thời sửa chữa. Tránh trường hợp máy móc ngừng hoạt động ảnh hưởng đến năng suất sản xuất của toàn doanh nghiệp.

 Ngoài ra công ty còn có thêm bộ phận bảo vệ trông coi, bảo vệ tài sản cho doanh nghiệp.

2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Hoàng Hải trong thời gian qua công ty TNHH Hoàng Hải trong thời gian qua

2.1.4.1. Các nhân tố bên trong

 Vốn kinh doanh: Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động của công ty. Để mở rộng quy mô sản xuất, phát triển công ty phải có một lượng vốn lớn. Trong những năm qua ban lãnh đạo công ty không ngừng thúc đẩy việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng và xây dựng kế hoạch sử dụng vốn sao cho hiệu quả nhất.

 Trang bị tài sản cố định: Tài sản cố định của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất là hệ thống kho lạnh, máy móc thiết bị, nhà xưởng phục vụ cho chế biến, sản xuất thành phẩm. Những năm trước đây công ty phải đi thuê xưởng chế biến, đến nay thì công ty đã xây dựng được nhà xưởng, xây dựng hệ thống kho lạnh đảm bảo hoạt động sản xuất của công ty không bị gián đoạn, nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí.

 Yếu tố lao động: Lực lượng lao động có ý thức sáng tạo là yếu tố quyết định đến sự phát triển của công ty. Để phát huy điểm mạnh này công ty đã đưa ra các chính sách khuyến khích thu hút lao động có trình độ và tay nghề cao vào việc xây dựng, phát triển chung toàn công ty. Trước đây lao động của công ty chủ yếu là lao động thủ công nhưng hiện nay cơ cấu lao động của công ty đã thay đổi theo chiều hướng tích cực. Số lao động có trình độ Đại Học, Cao đẳng ngày càng tăng lên, bên cạnh đó công ty còn có chính sách đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, tay nghề cho người lao động. Bố trí lao động ở các vị trí hợp lý nhằm phát huy hết khả năng đóng góp vào doanh nghiệp.

 Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm luôn là mục tiêu hàng đầu của công ty, nhất là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Để nâng cao chất lượng sản phẩm và thực hiện tốt tiêu chuẩn HACCP vào quy trình sản xuất, công ty tổ chức kiểm tra kỹ lưỡng từ khâu nguyên liệu đầu vào, đưa vào sản xuất tạo ra thành phẩm có chất lượng cao, nâng cao uy tín sản phẩm của công ty.

 Trình độ quản lý: Trình độ quản lý của những người đứng đầu tổ chức rất quan trọng, nó sẽ giúp cho con tàu kinh doanh đi đến thành công. Ban lãnh đạo công ty, những người vạch ra chiến lược phát triển của công ty là những người có trình độ cao, giàu kinh nghiệm trong quản lý, nhiệt tình, thân thiện, luôn lắng nghe và tiếp nhận những sáng kiến của nhân viên, quan tâm đến đời sống của người lao động.

2.1.4.2. Các nhân tố bên ngoài

 Nhân tố kinh tế: Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta đã và đang gia nhập vào các tổ chức quốc tế, chính các mối quan hệ hợp tác kinh tế được

mở rộng khiến cho thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nói chung và sản phẩm thủy sản nói riêng của nước ta ngày một chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị hàng xuất khẩu. Đồng thời do thu nhập bình quân đầu người tăng đã làm cho nhu cầu của người tiêu dung càng đa dạng hơn. Do đó, nó là những động lực thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh.

 Nhân tố thuộc về chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội: Việt Nam được xem là một trong những nước có tình hình chính trị ổn định, đây là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam thu hút đầu tư từ nước ngoài. Với các chính sách cụ thể về thuế, an ninh, bảo vệ môi trường, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế đã tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giúp công ty phát triển thuận lợi hơn. Chính sách phát triển kinh tế của nhà nước ta hiện nay đang khuyến khích phát triển các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu đã tạo ra nhiều thuận lợi cho công ty như: Thuế GTGT hàng xuất khẩu là 0%, ưu tiên cho vay với lãi suất thấp để nuôi trồng thuỷ sản và đánh bắt xa bờ, góp phần làm tăng nguồn nguyên liệu cho việc chế biến thủy hải sản. Các yếu tố về văn hóa, xã hội như phong cách sống, tỷ lệ tăng dân số, vấn đề chuyển dịch lao động, truyền thống dân tộc,… là những yếu tố có thể tạo cơ hội hay nguy cơ đối với công ty. Ngày nay, dân số tăng cao, mức sống của người dân tăng cao, phong cách sống cũng thay đổi, đòi hỏi công ty cũng phải nhạy bén trước các yếu tố xã hội và phải nâng cao chất lượng sản phẩm để thoã mãn nhu cầu người tiêu dùng.

 Điều kiện tự nhiên: Khánh Hòa là một trong những tỉnh được thiên nhiên ưu đãi rất lớn, trong đó có ngành thủy sản. Với bờ biển kéo dài khoảng 375km, tổng diện tích mặt biển khai thác thủy sản khoản 2 triệu ha, nguồn lợi thủy sản có trữ lượng khoảng 92-100 tấn/ năm. Đây là thuận lợi cho các công ty chế biến thủy sản. Tuy nhiên kinh doanh thủy sản là ngành chịu sự tác động rất lớn của yếu tố điều kiện tự nhiên: biển động, bão, thủy triều và đặc biệt là yếu tố mùa vụ ảnh hưởng lớn đến yếu tố đầu vào của công ty, tác động đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty không theo ý muốn.

 Nhân tố khách hàng, nhà cung cấp: Công ty hiện nay xuất khẩu sang các thị trường: Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản, Singapore… Đó là những thị trường lâu năm, khách hàng ở đây nhìn chung là dễ tính. Bên cạnh đó việc tiêu thụ trong nước lại được thực hiện thông qua các đại lý phân phối và một số các siêu thị. Công ty đã xây dựng được các trạm thu mua nguyên liệu ở Đà Nẵng, Tuy Hoà, Bình Định do đó phần nào đáp ứng được nhu cầu cho hoạt động sản xuất của công ty, duy trì được mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng cũng góp phần làm cho lượng nguyên liệu được cung ứng kịp thời, giá cả phải chăng. Hiện nay, công ty đã có hai tàu đánh bắt

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết qủa kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Hoàng Hải (Trang 63)