1.10.1. Kế toán thu nhập khác
1.10.1.1. Nội dung
Thu nhập khác của doanh nghiệp bao gồm:
Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác.
Thu từ tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng.
Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ.
Các khoản thuế được ngân sách nhà nước hoàn lại.
Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ.
Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan tới tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có).
Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp.
Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên. 1.10.1.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 711 – Thu nhập khác
Bên Nợ: Cuối kì, kết chuyển các khoản thu nhập khác sang Tài khoản 911. Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kì.
Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ.
Sơ đồ 1.27: Sơ đồ hạch toán kế toán thu nhập khác 1.10.2. Kế toán chi phí khác
1.10.2.1. Nội dung
Chi phí khác của doanh nghiệp bao gồm:
Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán tài sản cố định (nếu có).
Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, tài sản cố định đem đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác.
Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế.
Bị phạt thuế, truy nộp thuế.
Các khoản chi phí khác. 1.10.2.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 811 – Chi phí khác
Hoàn nhập dự phòng CP bảo hành công trình xây lắp không sử dụng hết hoặc số thực tế nhỏ hơn số trích trước Cuối kì, kết chuyển
thu nhập khác
Định kì phân bổ doanh thu chưa thực hiện
Nhận biếu tặng hàng hóa, vật tư, tài sản
Tiền phạt trừ vào các khoản tiền nhận ký cược, ký quỹ - Thu phạt KH vi phạm hợp đồng - Thu từ bồi thường bảo hiểm - Thu nợ khó đòi đã xóa sổ - Các khoản thuế được hoàn lại - Thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ 711 911 344,338 152,156,211 352 3387
Bên Nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh.
Bên Có: Cuối kì kết chuyển chi phí khác sang Tài khoản 911.
Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ.
1.10.2.3. Trình tự hạch toán
Sơ đồ 1.28: Sơ đồ hạch toán kế toán chi phí khác 1.11. KẾ TOÁN CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.11.1. Nội dung
Dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.
Việc tính toán và ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được tuân thủ theo chuẩn mực kế toán số 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.
1.11.2. Tài khoản sử dụng GT hao mòn
Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán 911 811 211,213 214 111,112,331
CP phát sinh cho thanh lý, nhượng bán TSCĐ
333
Các khoản bị phạt thuế, truy nộp phạt 111,112
Các khoản bị phạt do vi phạm họp đồng kinh tế, vi phạm pháp luật
Cuối kì kết chuyển chi phí khác
Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Tài khoản 821 có 2 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Tài khoản 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. 1.11.3. Nguyên tắc hạch toán
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi nhận vào tài khoản này là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại khi xác định lợi nhuận (hoặc lỗ) của một năm tài chính.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc: + Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm.
+ Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước.
Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc:
+ Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm.
+ Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã ghi nhận từ các năm trước. 1.11.4. Trình tự hạch toán
Sơ đồ 1.29: Sơ đồ hạch toán kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
111,112
Chi tiền nộp thuế K/c CP thuế
TNDN hiện hành
Cuối năm quyết toán nộp thừa (tạm nộp > phải nộp)
Cuối năm quyết toán nộp bổ sung Hàng quý xác định số thuế TNDN tạm nộp 911 8211 3334
Sơ đồ 1.30: Sơ đồ hạch toán kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
1.12. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 1.12.1. Nội dung 1.12.1. Nội dung
Sau một kì kế toán, doanh nghiệp cần xác định kết quả của hoạt động kinh doanh trong kì với yêu cầu chính xác và kịp thời.
=
K/c CL số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có TK 8212 Chênh lệch tạm thời chịu
thuế hoàn nhập Chênh lệch tạm thời chịu
thuế phát sinh
347 8212 347
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ hoàn nhập 243
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh
243
K/c CL số phát sinh Có lớn hơn số phát sinh Nợ TK 8212
911 911
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ doanh thu = Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Giá vốn hàng bán Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh = Lợi nhuận gộp + (CPBH + CPQLDN) + (DTTC - CPTC)
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế =
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
+ Lợi nhuận khác
1.12.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Bên Nợ:
+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kì. + Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Chi phí tài chính và chi phí khác. + Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Số lãi trước thuế của hoạt động kinh doanh trong kì. Bên Có:
+ Doanh thu thuần của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ. + Doanh thu tài chính và thu nhập khác.
+ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. + Số lỗ của hoạt động kinh doanh trong kì.
Tài khoản 911 không có số dư cuối kì.
1.12.3. Nguyên tắc hạch toán
Tài khoản này cần phải phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt động kinh doanh của kì hạch toán theo đúng quy định của chế độ quản lý tài chính.
Kết quả kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động. Trong từng loại hoạt động kinh doanh, có thể hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ.
Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là doanh thu thuần và thu nhập thuần.
Sơ đồ 1.31: Sơ đồ hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh Kết chuyển lỗ
Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp vào cuối kì
515 641 512 635 511 632 911 Kết chuyển giá vốn hàng bán vào cuối kì
Kết chuyển doanh thu thuần vào cuối kì
Kết chuyển chi phí tài chính vào cuối kì
Kết chuyển doanh thu nội bộ vào cuối kì
Kết chuyển chi phí bán hàng vào cuối kì
Kết chuyển doanh thu tài chính vào cuối kì
642 711
Kết chuyển chi phí quản lí doanh nghiệp vào cuối kì
Kết chuyển thu nhập khác vào cuối kì
811 821
Kết chuyển chi phí khác vào cuối kì
421 821
Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp vào cuối kì 421
1.13. MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH THEO QUYẾT THU TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 15 VÀ QUYẾT ĐỊNH SỐ 48
Về cơ bản cách hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến công tác kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh giữa Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC là tương đối giống nhau, tuy nhiên thì có một vài sự khác biệt về việc sử dụng các tài khoản liên quan đến doanh thu như sau:
Theo Quyết định số 15 thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được theo dõi riêng trên 2 tài khoản, đó là TK 641 và TK 642. Trong khi Quyết định số 48 thì chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được theo dõi chung ở một tài khoản, đó là TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh. Để theo dõi riêng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, theo Quyết định số 48, TK 642 được chia ra thành 2 tiểu khoản 6421 – Chi phí bán hàng và 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Quyết định số 48 không có tài khoản 512 – Doanh thu nội bộ, như vậy thì khi cần hạch toán các khoản liên quan đến doanh thu nội bộ thì theo thông tư số 138/2011/TT-BTC ngày 4/10/2011 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ sử dụng tài khoản 511, chi tiết theo yêu cầu của nhà quản lý:
TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa
TK 5111.00 – Doanh thu bán hàng hóa
TK 5111.10 – Doanh thu bán hàng hóa nội bộ…
Quyết định số 48 chỉ bao gồm chỉ tiêu chi phí thuế TNDN 821, chứ không phân chia ra thành chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại. Và cách hạch toán tài khoản 821 thì hạch toán bình thường như chi phí thuế TNDN hiện hành…
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG HẢI 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH HOÀNG HẢI
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Trong những năm qua việc xuất khẩu thuỷ sản của nước ta phát triển nhanh chóng, đây là một trong những ngành kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh và đang trở thành một nền kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam.
Nắm bắt được tiềm năng kinh tế này, ngày 31/01/2000 Công ty TNHH Hoàng Hải được thành lập với giấy phép đăng ký kinh doanh số 370200001 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hoà cấp với ngành nghề kinh doanh là: thu mua, gia công chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, nông sản, đánh bắt thuỷ sản, đại lý vận tải, dịch vụ làm thủ tục hải quan, dịch vụ giao nhận hàng hoá trong và ngoài nước.
Công ty TNHH Hoàng Hải là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ. Trước năm 2004, hoạt động kinh doanh chính của công ty là thu mua hàng thủy sản, gia công và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Sản phẩm chính khi ấy là cá ngừ tươi ướp đá. Từ năm 2004 trở đi, Công ty bắt đầu thuê xưởng chế biến nhằm chủ động hơn trong việc sơ chế cá ngừ, xuất khẩu ra nước ngoài. Đến năm 2005, bên cạnh việc thuê xưởng chế biến, Công ty còn thuê hệ thống kho cấp đông, chế biến cá ngừ thành các sản phẩm đông lạnh khác nhau như: cá ngừ tươi ướp đá xuất khẩu bằng đường hàng không, cá ngừ fillet loin, cá ngừ fillet loin xông CO, cá ngừ cắt saku, cá ngừ cắt steak, cá ngừ cắt strip… Ngoài mặt hàng chủ đạo là cá ngừ, Công ty còn tổ chức thu mua và chế biến fillet các loại cá khác như: cá cờ kiếm, cá cờ gòn, cá dũa, cá bớp, cá thu…
Năm 2007, Công ty bắt đầu mua đất, xây dựng hệ thống nhà xưởng, hệ thống kho tại 298 đường 2/4 – Vĩnh Phước – Nha Trang. Đến giữa năm 2008, chính thức đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sang hoạt động tại hệ thống nhà xưởng mới.
Phương châm chính hiện nay của công ty là giữ nguyên mạng lưới cơ sở vật tư như ban đầu, rồi từng bước chấn chỉnh dần theo yêu cầu mới, sao cho tận dụng hết khả năng hiện có để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tiết kiệm tối đa nguồn vốn xây dựng cơ bản, đồng thời tổ chức hoạt động kinh doanh tổng hợp, đa dạng, phong phú và hiệu quả.
Tên công ty: Công ty TNHH Hoàng Hải.
Tên đăng kí kinh doanh: Hoàng Hải CO.,LTD.
Trụ sở đặt tại: 298 Đường 2/4 – Phường Vĩnh Phước – TP. Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa.
Điện thoại: 0583.561.998 – Fax: 058.562.060.
Email: hoanghaico@dng.vnn.vn
Mã số thuế: 4200398240.
Giám đốc: Ông Nguyễn Hải Đăng. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2.1.2.1. Chức năng
Tổ chức gia công, chế biến các mặt hàng thuỷ sản và thực phẩm đông lạnh.
Liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để tạo ra hàng hoá tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Trực tiếp sản xuất các mặt hàng trong phạm vi sản xuất kinh doanh của công ty và các mặt hàng liên doanh, gia công của công ty tạo ra. Đồng thời nhận uỷ thác xuất nhập khẩu theo yêu cầu của khách hàng.
Mở các đại lý mua bán các mặt hàng thuộc phạm vi sản xuất kinh doanh của công ty.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
Đảm bảo sản xuất kinh doanh các mặt hàng có hiệu quả, tổ chức hoạt động kinh doanh theo đúng đăng kí trước pháp luật.
Xây dựng các chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trên cơ sở nắm bắt được khả năng sản xuất, nhu cầu tiêu dùng của các mặt hàng trong và ngoài nước.
Không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm. Đồng thời mở rộng quy mô hoạt động của công ty, góp phần gia tăng thu nhập quốc dân, đẩy mạnh tốc độ phát triển của doanh nghiệp.
Quản lý và sử dụng vốn của công ty một cách hợp lý có hiệu quả. Đồng thời huy động thêm các nguồn vốn trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện mọi chế độ nghĩa vụ đối với công ty và nhà nước.
Tổ chức thu mua nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng, tạo ra sản phẩm đúng quy cách giao cho khách hàng, tạo uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.
Thực hiện nghiêm túc các điều khoản cam kết đối với tất cả các hợp đồng do công ty ký kết. Mở rộng quan hệ ngoại giao với các tổ chức kinh tế trong ngoài nước để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đảm bảo và ngày càng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, thông qua các chính sách: phúc lợi, bảo hiểm. Thường xuyên mở các lớp bối dưỡng nhằm nâng cao tay nghề cho người lao động. Không ngừng cải thiện môi trường làm việc để tạo tâm lý thoải mái cho cán bộ công nhân viên trong công ty, góp phần nâng cao năng suất lao động nhằm thực hiện tốt mọi