Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển kinh doanh trực tuyến của công ty Cổ Phần Baza Việt Nam (Trang 88)

3.1.2.1. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty Cổ phần Baza Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020phần Baza Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020phần Baza Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 phần Baza Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020

a. Điểm mạnh

Về công nghệ: công ty cổ phần Baza Việt Nam, với người đứng đầu là một chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực lập trình, luôn làm chủ được về công nghệ. Các phần mềm quản lý thông minh được ứng dụng góp phần giảm thiểu chi phí vận hành, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

Về quan hệ giao dịch: Công ty có mối quan hệ mất thiết với nhiều nhà cung cấp hàng hóa chất lượng trong và ngoài nước; đã tạo dựng được chữ tín để kinh doanh lâu dài trên cơ sở hợp tác hai bên cùng có lợi.

Về quan hệ công chúng: Công ty có mối quan hệ rộng rãi với các cơ quan truyền thông. Chủ đề truyền thông cho Công ty cũng rất có sức thu hút khi các thành viên trong ban lãnh đạo đều đã là những giảng viên, nghiên cứu sinh, du học sinh tại Nhật Bản, từng trải nghiệm và đúc rút được rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm dịch vụ.

Chất lượng hàng hóa, dịch vụ tốt: mỗi mặt hàng trước khi được đưa thông tin đến người tiêu dùng đều phải trải qua một quy trình kiểm định kỹ lưỡng, do vậy, vấn đề chất lượng hàng hóa được đảm bảo. Bên cạnh đó, dịch vụ chăm sóc khách hàng, các chính sách hậu mãi của Công ty rất linh hoạt giúp tạo dựng niềm tin mua

sắm cho khách hàng. b. Điểm yếu

Về nguồn vốn: hiện tại Baza kinh doanh hoàn toàn trên nguồn vốn tự có. Lượng vốn này ít ỏi nên Công ty gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh doanh.

Về cơ cấu tổ chức vận hành: Công ty còn nhiều điểm yếu trong khâu tổ chức vận hành , do vậy nhiều hoạt động bị ngắt quãng.

Về nhân sự cốt cán: Công ty phát triển, nhu cầu về các bộ phận quản lý chức năng tăng lên và đòi hỏi có trình độ chuyên môn cao để giải quyết các công việc cụ thể. Nhưng hiện tại, Công ty lại chưa có một đội ngũ cán bộ nòng cốt vững mạnh.

c. Cơ hội

Thập niên vừa qua, những nỗ lực đẩy mạnh kinh doanh trực tuyến của Việt Nam đã mang lại nhiều hiệu quả nhất định. Mua bán trực tuyến thông qua các website đã trở nên phổ biến hơn, từ vé máy bay, đặt phòng khách sạn, thanh toán tiền điện, cước viễn thông, mua sách hay nước hoa. Các phương thức thanh toán và giao hàng cũng trở nên linh hoạt hơn để phù hợp với những người không có thẻ tín dụng, ví dụ thanh toán trực tuyến đến chuyển khoản ngân hàng hay giao hàng nhận tiền.

Số lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam chiếm một phần ba dân số và 60% trong số đó lên mạng tìm hiểu thông tin về sản phẩm trước khi mua. Từ năm 2000 đến 2012, trung bình mỗi năm tốc độ phổ cập Internet ở Việt Nam tăng 20%, vào loại cao nhất trong khu vực châu Á.

Một khảo sát của Bộ Thương mại với 3.400 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực cho thấy 60% trong số đó đã áp dụng hình thức giao dịch bằng thương mại điện tử . Nguồn thu từ thương mại điện tử của Việt Nam hiện đạt gần 2 tỷ USD, tương đương 2,5% GDP, và được dự báo lên con số 6 tỷ USD vào năm 2015.

Thị trường giàu tiềm năng, điều kiện ra nhập không quá khó khăn là cơ hội cho cả các doanh nghiệp lớn lẫn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có công ty cổ phần Baza Việt Nam.

d. Thách thức

với các thách thức sau:

Một là, vấn đề về bảo mật thông tin. Vấn đề về bảo mật thông tin và an toàn trên mạng là một trong những vấn đề nóng hổi trong hoạt động kinh doanh trực tuyến nói riêng và các hoạt động thương mại điện tử nói chung hiện nay.

Giải quyết tốt được vấn đề này sẽ mang lại ý nghĩa hết sức to lớn: làm cho khách hàng tin tưởng khi thực hiện các giao dịch trên mạng, Công ty đảm bảo được những thông tin giao dịch trên mạng được an toàn.

Hai là, lòng tin của khách hàng vào các giao dịch trực tuyến chưa cao. Nạn ăn cắp thông tin, dịch vụ khách hàng không đầy đủ, chất lượng hàng hóa kém nhiều so với quảng cáo,…luôn là nỗi ám ảnh của người tiêu dùng khi mua hàng trực tuyến. Do đó mà nhiều tiện ích của kinh doanh trực tuyến điển hình là thanh toán trực tuyến rất khó thực hiện, đồng thời tốc độ phát triển kinh doanh trực tuyến bị cản trở. Ba là, hệ thống thanh toán tự động. Kinh doanh trực tuyến chỉ có thể thực hiện thực tế và có hiệu quả khi đã tồn tại một hệ thống thanh toán tài chính ở mức độ phát triển đủ cao, cho phép tiến hành thanh toán tự động, trong đó "thẻ thông minh" có vai trò đặc biệt quan trọng trong kinh doanh bán lẻ; khi chưa có hệ thống này, thì kinh doanh trực tuyến chỉ giới hạn trong khâu trao đổi tin tức, còn việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ vẫn phải kết thúc bằng trả tiền trực tiếp hoặc qua các phương tiện thanh toán truyền thống; hiệu quả sẽ thấp, rất có thể không đủ bù đắp chi phí trang bị phương tiện kinh doanh trực tuyến. Nếu thanh toán điện tử chưa phát triển, thì chắc chắn sẽ kéo lui sự phát triển của toàn bộ thị trường kinh doanh trực tuyến.

Bốn là, vấn đề về chính sách: mặc dù hành lang pháp lý cho kinh doanh trực tuyến đã được tăng cường quan tâm trong những năm gần đây nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tế vận hành của doanh nghiệp. Ví dụ như luật thuế quy định chi phí quảng cáo của doanh nghiệp thương mại không được vượt quá 15% trong tổng số chi phí vận hành. Trên thực tế, kinh doanh trực tuyến không đòi hỏi đầu tư nhiều vào quầy kệ, mặt bằng nhưng lại cần đầu tư vào vị trí quảng cáo. Như vậy rất khó khăn cho Công ty để cân bằng chi phí phục vụ mục tiêu kinh doanh với quy định của chính sách của nhà nước. Các chính sách về xuất nhập khẩu, các điều kiện để khai thác hàng hóa cũng đang chi phối hoạt động kinh doanh trực tuyến của

Công ty.

Năm là, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đang chuẩn bị tích cực để đầu tư vào lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển kinh doanh trực tuyến của công ty Cổ Phần Baza Việt Nam (Trang 88)