chất lượng
Trong bối cảnh thương mại điện tử trên đà khởi sắc, thị trường cung cấp dịch vụ vận chuyển, phát hàng thu tiền phục vụ cho các giao dịch thương mại điện tử có xu hướng cạnh tranh quyết liệt hơn với sự tham gia của ngày càng nhiều doanh nghiệp. Gần đây, một số doanh nghiệp đã bắt đầu cải thiện nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Các doanh nghiệp nhỏ có chất lượng chuyển phát tốt nhưng chưa mở
rộng được tuyến phát thì nay đã đang dần mở rộng. Doanh nghiệp lớn có mạng lưới phát rộng khắp nhưng cơ cấu tổ chức cồng kềnh, chất lượng dịch vụ chưa đồng bộ thì nay đang nỗ lực đồng bộ.
Hiện tại, Baza gửi toàn bộ hàng hóa qua Bưu điện Việt Nam. Ưu điểm của Bưu điện là có mạng lưới phát hàng rộng khắp các tỉnh thành, huyện xã trên cả nước. Tuy nhiên, dịch vụ vận chuyển của đối tác này còn nhiều điểm bất cập như: giá cước cao, nhiều bưu điện địa phương không thực hiện đúng cam kết theo hợp đồng của Baza ký với Bưu điện tại Hà Nội (không cho khách xem hàng trước khi thanh toán tiền, không gọi điện cho khách trước khi đến, không giao hàng tại nhà mà yêu cầu khách ra bưu điện lấy,…), thái độ bưu tá không tốt,…Trong giai đoạn này, khi Bưu điện Việt Nam chưa thể thực hiện tốt các cam kết của mình, Baza nên ký hợp đồng với một đối tác khác có chất lượng dịch vụ tốt hơn (ví dụ như Giaohangnhanh.vn, Viettelpost,..) để phát hàng các tuyến thành phố. Phần còn lại có thể tiếp tục chuyển qua bưu điện.
KẾT LUẬN
Thị trường kinh doanh trực tuyến Việt Nam là thị trường giàu tiềm năng, như một miếng bánh lớn còn có khả năng nở to hơn nữa. Trong khi đó vị thế thống lĩnh thị trường vẫn đang bỏ ngỏ. Cơ hội dành cho tất cả các doanh nghiệp như nhau, vấn đề là phát triển nội lực ra sao để nắm bắt cơ hội đó.
Sau hơn ba năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh trực tuyến, Baza đã đạt được những thành công nhất định, gây dựng đủ tiềm lực để duy trì hoạt động trong vài năm tới. Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn chung của một thị trường mới, cũng như bản thân Công ty còn nhiều hạn chế, Baza cho thấy nhiều khoảng trống trong khâu vận hành, chưa phát huy được hết khả năng phát triển.
và đạt được những kết quả như sau:
Luận văn đã trình bày tổng quan các vấn đề cơ bản về kinh doanh trực tuyến. Những đặc điểm, hình thức, nội dung, chỉ tiêu đánh giá về kinh doanh trực tuyến. Những điều kiện bên ngoài và bên trong doanh nghiệp để thực hiện kinh doanh trực tuyến.
Luận văn tiến hành mô tả tổng quan các đặc điểm hoạt động của công ty Cổ phần Baza Việt Nam từ khi thành lập cho đến hiện nay. Phân tích thực trạng và kết quả kinh doanh trực tuyến của Công ty trong thời gian qua (2011-2013). Trên cơ sở đó phân tích những ưu điểm, nhược điểm, những thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quá trình hoạt động kinh doanh trực tuyến giai đoạn 2011-2013.
Thông qua nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế ở chương 2 và trên cơ sở định hướng phát triển kinh doanh trực tuyến của công ty Cổ phần Baza Việt Nam đến năm 2020, tác giả đã chỉ ra được các hoạt động hiệu quả mà Công ty cần phát huy, các hoạt động cần đánh giá lại, cũng như các hoạt động cần triển khai trong tương lai. Tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp để phát triển kinh doanh trực tuyến của Công ty đến năm 2020.
Dự kiến luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích để các nhà lãnh đạo công ty Cổ phần Baza Việt Nam vận dụng vào quá trình kinh doanh của Công ty, hướng tới mục tiêu phát triển Baza thành doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực Công ty đã lựa chọn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Alex Blytch (2011), Tiếp thị trực tuyến thông minh, nhà xuất bản Trẻ.
2 Bộ Thương Mại (2003), Hiện trạng ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam, Hà Nội.
3 Công ty Cổ phần Baza Việt Nam (2012), Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch quý I và năm 2012, Hà Nội.
4 Công ty Cổ phần Baza Việt Nam (2013), Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch quý I và năm 2013, Hà Nội.
5 Công ty Cổ phần Baza Việt Nam (2014), Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch quý I và năm 2014, Hà Nội.
6 Công ty Cổ phần Baza Việt Nam (2014), dữ liệu phòng Hành chính tổng hợp, phòng kế toán cung cấp.
7 Đặng Đình Đào - Hoàng Đức Thân (2013), Giáo trình Kinh tế thương mại, nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội
8 Hoàng Minh Đường - Nguyễn Thừa Lộc (2005), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội, Hà Nội.
9 Vũ Thị Minh Hiền (2011), Giải pháp ứng dụng Thương mại điện tử , Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
10 Nguyễn Ngọc Hiền (2013) Giải pháp để ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty Unimex Hà Nội, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội.
11 Nguyễn Văn Hồng – Nguyễn Văn Thoan (2005), Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, Hà Nội.
nền kinh tế thị trường, Luận văn thạc sỹ, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Hà Nội.
13 Nguyễn Ngọc Huyền (2013), Giáo trình Quản trị kinh doanh, nhà sản bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.
14 Vương Liêm (2001), Kinh tế học internet, nhà xuất bản Trẻ
15 Trịnh Lê Nam – Nguyễn Phúc Trường (2001), Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật
16 Lê Thu Phương (2012), Thương mại điện tử và thực trạng ứng dụng điện tử trong doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay ở Việt Nam, Hà Nội.
17 Nguyễn Kim Truy (2012), Chiến lược phát triển dịch vụ trực tuyến của Công ty VDC giai đoạn 2012-2020, Luận văn thạc sỹ, Viện Đại Học Mở Hà Nội.