Xu hướng kết hợp kinh doanh truyền thống và trực tuyến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển kinh doanh trực tuyến của công ty Cổ Phần Baza Việt Nam (Trang 86)

Trong bối cảnh kinh doanh trực tuyến thể hiện rõ nhiều ưu điểm vượt trội so với kinh doanh truyền thống, song lại gặp trở ngại trong quá trình phát triển vì vấn đề niềm tin vào thị trường thì việc kết hợp giữa kinh doanh truyền thống với kinh doanh trực tuyến thật sự là một giải pháp chắc chắn. Dưới đây là một số điểm lợi cho hoạt động kinh doanh trực tuyến khi có sự kết hợp của kinh doanh truyền thống:

- Một cửa hàng truyền thống mang đến cho thương hiệu một “khuôn mặt”, giúp khách hàng yên tâm hơn khi mua hàng của doanh nghiệp.

- Tăng sự lựa chọn cho khách hàng. Nếu tiện đường, hoặc muốn thay đổi không gian, khách hàng có thể trực tiếp đến cửa hàng lựa chọn sản phẩm sau khi đã tham khảo trực tuyến.

- Tăng khả năng chủ động cho khách hàng trong bối cảnh điều kiện giao nhận ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Khách hàng không phải chờ đợi ở nhà hay quanh văn phòng để nhận một gói đồ mà có thể thực sự đến cửa hàng.

- Trong nhiều trường hợp khách hàng chủ động đến cửa hàng truyền thống, doanh nghiệp cắt giảm được đáng kể các cuộc điện thoại tư vấn, xác nhận đơn hàng, chi phí vận chuyển cho đơn vị hậu cần làm công tác giao hàng.

Bằng việc kết hợp kinh doanh trực tuyến với kinh doanh truyền thống, doanh nghiệp có cơ hội tận dụng mọi lợi thế của cả hai hình thức kinh doanh. Ngày càng nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam áp dụng mô hình này. Có thể thấy trong khi các thương hiệu bán lẻ truyền thống lớn như BigC, Thế Giới Di Động,…đang tăng cường đầu tư cho kinh doanh trực tuyến, thì các thương hiệu bán lẻ trực tuyến lớn như Cực Rẻ (một thương hiệu của Vật Giá), Lazada,…lại đang tích cực xây dựng và phát triển các cửa hàng truyền thống song song với hoạt động chủ đạo của mình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển kinh doanh trực tuyến của công ty Cổ Phần Baza Việt Nam (Trang 86)