Những chặng đường kế hoạc hở Việt Nam

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển kinh tế của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 41)

5. Kết cấu của khóa luận

2.2. Những chặng đường kế hoạc hở Việt Nam

Những chặng đường kế hoạch của Việt Nam gắn liền với các giai đoạn lịch sử cũng như quá trình đổi mới cơ chế kinh tế của đất nước.

2.2.1. Giai đoạn 1955-1960

Giai đoạn này, các cơ quan kế hoạch ở miền Bắc được thành lập đã tập trung xây dựng kế hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1955-1957) và kế hoạch phát triển kinh tế (1958-1960) nhằm khôi phục và phát triển các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội; thực hiện cải cách ruộng đất, thực hiện “người cày có ruộng”, hợp tác hóa nông nghiệp, thiết lập quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, cải tạo công thương, phục hồi và xây dựng mới các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế.

2.2.2. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965)

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 10/1960) đã thảo luận và đưa vào văn kiện Đại hội kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Đây là kế hoạch 5 năm đầu tiên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nội dung cơ bản là thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa trên một nửa đất nước, hình thành cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế mới, hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa (XHCN), xác lập quan hệ sản xuất mới với hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể. Cơ chế quản lý KHH tập trung dựa trên các chỉ tiêu pháp lệnh để điều hành nền kinh tế.

Các kế hoạch năm 1961, 1962, 1963 đã đi đúng mục tiêu của kế hoạch 5 năm góp phần xây dựng miền Bắc trở thành hậu phương vững mạnh, chi viện đắc lực cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tuy nhiên, sau sự kiện vịnh Bắc Bộ ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ gây chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã không triển khai được theo đúng mục tiêu đề ra và phải chuyển hướng sang kế hoạch thời chiến.

2.2.3. Kế hoạch thời chiến (1965-1975)

Trong điều kiện chiến tranh lan rộng ra cả nước, kế hoạch thời chiến với các chủ trương đề ra là: tạm thời đình hoãn các công trình phục vụ chiến đấu như cầu, đường, hầm, kho tàng, sơ tán cơ sở kinh tế, trường học, bệnh viện, Viện nghiên cứu… về nơi an toàn. Miền Bắc chi viện cho miền Nam, thực hiện

các kế hoạch tuyển quân, hậu cần theo khẩu hiệu “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.

2.2.4. Kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1976-1980)

Đây là kế hoạch 5 năm đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất được tổ chức với quy mô lớn nhất thời đó. Trong điều kiện vừa hoà bình, vừa có chiến tranh trong thời gian cuối kỳ kế hoạch, nhìn chung thời kỳ kế hoạch 1976-1980 cũng đạt được một số thành quả nhất định như khắc phục một phần hậu quả vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế. Tuy vậy, có thể đánh giá kế hoạch 5 năm 1976-1980 là không thành công, những ngày cuối cùng của năm 1980 đi qua, nền kinh tế Việt Nam bước qua một kỳ kế hoạch nhưng sự lạc quan ban đầu đã bị thay thế bởi những day dứt về thực trạng kinh tế tồi tệ, các mục tiêu đặt ra quá cao nên tất cả các chỉ tiêu kế hoạch (15 chỉ tiêu) đều không hoàn thành, hơn thế nữa tỷ lệ thực hiện rất thấp. Đánh giá về công tác KHH nền kinh tế quốc dân thời gian này, có thể nói rằng: việc xây dựng kế hoạch kinh tế vẫn tập trung, quan liêu, thiếu căn cứ thực tiễn và cơ sở khoa học, chưa sử dụng thị trường, chưa chú trọng đầy đủ và sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế.

2.2.5. Kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1981-1985)

Kế hoạch 5 năm 1981-1985 được trình Đại hội Đảng lần thứ V (tháng 3/1982). Nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn này vẫn là tiếp tục củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN nhưng thận trọng hơn và việc triển khai xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật có trọng điểm hơn, số lượng chỉ tiêu xây dựng có ít hơn, thấp hơn và mức độ thận trọng hơn. Điểm đáng chú ý là trong thời kỳ này, đã có những dấu hiệu của sự đổi mới KHH:

(1) Tính chất phi tập trung trong kế hoạch bắt đầu được thử nghiệm trong một số ngành: nông nghiệp (chính sách khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động – chỉ thị 100 Ban Bí thư), chính sách phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và tự chủ tài chính của các xí nghiệp quốc doanh (Quyết định 25CP);

(2) Chính thức công nhận vai trò của khu vực kinh tế tư nhân;

(3) Xóa bỏ quan liêu bao cấp trong giá – lương – tiền, thực hiện chính sách hai giá và chính sách bù giá vào lương (Nghị quyết của Ban chấp hành TW Đảng về giá – lương – tiền).

Kết quả của kế hoạch 5 năm lần thứ 3 có thể nói được đánh giá như một bước “tiền cải tổ” chuẩn bị cho sự đổi mới toàn diện nền kinh tế, nhiều chỉ tiêu đã đạt được ở mức kế hoạch đặt ra. Tuy vậy thực chất nền kinh tế của nước ta vẫn vận hành theo cơ chế cũ, cơ chế kinh tế vẫn mang nặng tính chất tập trung quan liêu, bao cấp. Do vậy, về cơ bản kế hoạch vẫn chưa tạo được động lực mới thúc đẩy sản xuất phát triển, kết thúc kỳ kế hoạch nhiều chỉ tiêu không đạt được và vẫn bị đánh giá là một kế hoạch thất bại. Nền kinh tế Việt Nam trải qua hai kỳ kế hoạch thất bại liên tiếp đã rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Một số giải pháp mới trong cơ chế quản lý vĩ mô thời kỳ này mới chỉ là những liều thuốc giảm sốt chứ chưa phải là phác đồ chữa trị can bệnh khủng hoảng kinh tế và siêu lạm phát của nước ta giai đoạn này.

2.2.6. Kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1986-1990)

Kế hoạch 5 năm 1986-1990 đã được Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12/1986) thông qua, kế hoạch này được tổ chức nghiên cứu và xây dựng trong điều kiện nền kinh tế có nhiều khó khăn. Kế hoạch đã được xây dựng sát thực hơn, các cân đối vĩ mô được dự báo và tính toán có căn cứ hơn. Một điểm mới trong kế hoạch 5 năm lần này là các nội dung của kế hoạch được cụ thể bằng 3 chương trình sản xuất lương thực, thực phẩm; chương trình sản xuất hàng tiêu dùng và chương trình sản xuất hàng xuất khẩu. Với các chương trình này, nhiều giải pháp mang tính đòn bẩy, khuyến khích và thúc đẩy cao hơn được ban hành trong thời kỳ kế hoạch tạo điều kiện huy động nguồn lực của tất cả các thành phần kinh tế cùng hướng vào thực hiện mục tiêu kế hoạch. Những ca phẫu thuật chữa trị căn bệnh khủng hoảng kinh tế diễn ra liên tục đã góp phần phục hồi sức sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiềm chế và đẩy lùi siêu lạm phát. Hơn nữa, nó thể hiện quyết tâm của chúng ta về sự đoạn tuyệt với cơ chế quản lý cũ, đổi mới được tư duy kinh tế và xác lập được cơ chế quản lý mới theo chiều rộng.

Rất tiếc những giải pháp đổi mới cơ chế quản lý kinh tế phần lớn được thực hiện vào những năm cuối thời kỳ kế hoạch nên tác dụng của nó đối với thực hiện mục tiêu kế hoạch đặt ra từ năm 1986 bị hạn chế, vì vậy phần lớn các chỉ tiêu (trừ chỉ tiêu giá trị xuất khẩu) đều không thực hiện được.

2.2.7. Chiến lược 10 năm 1991-2000 và kế hoạch 5 năm lần thứ 5 (1991-1995)

Dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ủy Ban Kế hoạch Nhà nước kết hợp với các Bộ ngành và địa phương đã tổ chức và triển khai nghiên cứu, soạn thảo chiến lược ổn định và phát triển KT-XH 10 năm (1991-2000). Đây là văn kiện chiến lược

đầu tiên của Việt Nam được nghiên cứu kỹ lưỡng, huy động đông đảo cán bộ trong ngành kế hoạch và đầu tư, các Viện nghiên cứu, các trường đại học trong cả nước tham gia. Chiến lược lấy ổn định làm trọng tâm trong 5 năm đầu; đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh hơn trong giai đoạn sau. Chiến lược đã được Đại hội Đảng lần thứ VII (tháng 6/1991) thông qua với mục tiêu tổng quát là: thoát khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình KT-XH, phấn đấu vượt qua tình trạng nghèo và kém phát triển, cải thiện đời sống của nhân dân, củng cố quốc phòng và an ninh, tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh hơn vào đầu thế kỷ XXI.

Đại hội Đảng lần thứ VII cũng đồng thời thông qua kế hoạch 5 năm (1991- 1995), xác định mục tiêu chặng đường đầu của kế hoạch phát triển là: vượt qua khó khăn, thử thách, ổn định và phát triển KT-XH, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa đất nước về cơ bản thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Kết thúc giai đoạn kế hoạch, nhiều thành tựu kinh tế, xã hội đạt được trong 5 năm 1991-1995 tương đối toàn diện và rõ nét hơn bất kỳ thời kỳ nào trước đây, nhiều chỉ tiêu chủ yếu trong các ngành, các lĩnh vực của đời sống KT-XH đạt được mức tăng trưởng cao, ổn định và liên tục. Sự phát triển chung của nền kinh tế đã đưa đất nước từ chỗ sản xuất không đủ tiêu dùng sang bảo đảm được tiêu dùng, tiêu dùng được cải thiện và bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Vấn đề lương thực được giải quyết vững chắc. Những thành tựu đạt được đã chứng tỏ nền kinh tế về cơ bản thoát khỏi tình trạng khủng khoảng. Kế hoạch 1991-1995 khép lại, động thái kinh tế Việt Nam với nhiều khởi sắc, những tiến bộ vượt trội của thời kỳ này đã có tác dụng như “nhịp điệu vỗ cánh và chim én báo hiệu mùa xuân” để chúng ta bước sang thời kỳ kế hoạch mới.

2.2.8. Kế hoạch 5 năm lần thứ 6 (1996-2000)

Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được trong thời kỳ kế hoạch 5 năm 1991-1995, Hội nghị Đảng giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 1/1994) đã điều chỉnh lại một số mục tiêu của chiến lược làm cơ sở cho hoạch định kế hoạch 5 năm 1996-2000. Trên tinh thần đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) đã chủ trì cùng phối hợp với các cơ quan nghiên cứu kế hoạch từ TW đến địa phương tổ chức triển khai nghiên cứu xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ 6 (1996-2000). Tháng 7/1996, Đại hội Đảng lần thứ VIII đã thông qua mục tiêu tổng quát: tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua mọi thử thách đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định

hướng XHCN, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu đề ra trong chiến lược ổn định và phát triển KT-XH đến năm 2000: tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững, đi đối với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, cải thiện đời sống của nhân dân, nâng cao tích lũy nội bộ tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau.

Kết thúc thời kỳ chiến lược 10 năm được cụ thể hóa trong 2 kế hoạch 5 năm mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức gay gắt nhưng nhìn chung mục tiêu của chiến lược đã cơ bản thực hiện được, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, từng bước vượt qua tình trạng một nước nghèo và kém phát triển.

2.2.9. Chiến lược 10 năm 2001-2010 và kế hoạch 5 năm lần thứ 7 (2001-2005)

Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN đã được Đại hội Đảng lần thứ IX (tháng 4/2001) thông qua, với mục tiêu chủ yếu là đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân. Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.

Kế hoạch 5 năm lần thứ 7 (2001-2005) với mục tiêu tổng quát là: Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; Mở rộng kinh tế đối ngoại; Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người; Tạo nhiều việc làm, cơ bản xóa hộ đói, giảm hộ nghèo; Đẩy lùi các tệ nạn xã hội; Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, hình thành một bước quan trọng cơ chế thị trường định hướng XHCN; Giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.

Kết thúc giai đoạn kế hoạch 2001-2005, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch, kế hoạch đã thực hiện được một bước quan trọng chiến lược 10 năm 2001-2010.

2.2.10. Kế hoạch 5 năm lần thứ 8 (2006-2010)

Tiếp tục cụ thể hóa các nội dung của chiến lược 10 năm 2001-2010, KHPT KT-XH 5 năm 2006-2010 được Đại hội Đảng lần thứ X thông qua, không chỉ dừng lại ở mức đạt được mục tiêu chiến lược 10 năm mà còn phải phấn đấu cao hơn, tạo

bước phát triển đột phá mới, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng phát triển, sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển kinh tế của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)