Thực hiện kế hoạch hóa

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển kinh tế của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 54)

5. Kết cấu của khóa luận

2.6.2.Thực hiện kế hoạch hóa

Các bước thực hiện chiến lược bao gồm:

(1) Xây dựng Chương trình hành động

Chiến lược phát triển KT-XH lần thứ nhất thời kỳ 1991-2000 được xây dựng mà không có Chương trình hành động đi kèm. Chiến lược phát triển KT-XH lần thứ hai và ba đã chú ý xây dựng Chương trình hành động thực hiện chiến lược.

Bộ KH&ĐT là cơ quan chủ trì xây dựng Chương trình hành động. Bộ KH&ĐT phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan trong suốt quá trình xây dựng Chương trình hành động từ tiếp thu ý kiến đóng góp đến hoàn chỉnh Chương trình hành động. Chương trình hành động không chỉ mô tả nhiệm vụ được thực hiện bởi Chính phủ ở tất cả các cấp để thực hiện thành công chiến lược phát triển KT-XH, mà còn hướng dẫn cho các Bộ, ngành và chính quyền địa phương để phát triển các Chương trình hành động riêng của họ nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch.

Trên cơ sở những nhiệm vụ và nội dung chủ yếu trong Chương trình hành động, căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW trực tiếp chỉ đạo xây dựng Chương trình hành động của Bộ, ngành, địa phương mình trong kế hoạch 5 năm; cụ thể hóa thành các nhiệm vụ của kế hoạch hàng năm. Việc thực hiện chương trình hành động định kỳ hàng năm phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện, đồng thời gửi về Bộ KH&ĐT để tổng hợp. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể thuộc Chương trình hành động, các Bộ, ngành, địa phương chủ động phối hợp với Bộ KH&ĐT, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Tuy nhiên, trong thực tế, Chương trình hành động thực hiện chiến lược phát triển KT-XH chưa thực sự được chú ý đúng mức, vì vậy, chưa có đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hành động của chiến lược phát triển KT-XH thời kỳ 2001- 2010. Rút kinh nghiệm những lần trước, sau khi chiến lược phát triển KT-XH lần 3 thời kỳ 2011-2020 được phê duyệt, chương trình hành động sẽ được thực hiện một cách nghiêm túc.

(2) Các chiến lược phát triển ngành và quy hoạch phát triển KT-XH vùng, địa phương

Căn cứ vào chiến lược phát triển KT-XH cả nước, các Bộ, ngành và địa phương chủ động xây dựng chiến lược ngành và các quy hoạch phát triển vùng, địa phương mình. Trong thời kỳ 2001-2010, đã có khoảng 49 chiến lược ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Quy hoạch phát triển KT-XH của 64 tỉnh thành phố, 6 vùng kinh tế và 3 vùng kinh tế trọng điểm cùng hàng trăm quy hoạch phát triển KT-XH huyện cũng đã được phê duyệt. Các chiến lược ngành và quy hoạch phát triển của địa phương, vùng đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp định hướng chính sách về phát triển KT-XH cho tất cả các Bộ, ngành và địa phương, doanh nghiệp, người dân.

Tuy nhiên, vấn đề nổi cộm ở đây là các chiến lược và quy hoạch phát triển ngành, địa phương nhiều về số lượng nhưng còn yếu về chất lượng. Phần lớn các chiến lược và quy hoạch phát triển ngành, địa phương được phê duyệt nhưng không có các kế hoạch hành động cụ thể với thời gian và nguồn lực chi tiết để triển khai, giám sát và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đề ra. Trong nhiều trường hợp, các giải pháp để đạt được mục tiêu quá chung chung để có thể triển khai và nhiều giải pháp khác thì không phù hợp hay không khả thi do thiếu các phân tích tốt trong xây dựng chiến lược, quy hoạch. Ngoài những điểm yếu nói trên, trong xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển, còn có những hạn chế quan trọng khác như tầm nhìn ngắn hạn, nội dung quy hoạch chồng chéo, trùng lắp và trách nhiệm không rõ ràng của các cơ quan đối với những vấn đề liên ngành, liên vùng.

(3) KHPT KT-XH 5 năm và KHPT KT-XH hàng năm

Để tổ chức thực hiện chiến lược phát triển 10 năm và KHPT 5 năm, điều quan trọng là phải xác định các kế hoạch và dự án cụ thể cần được xem xét bố trí trong giới hạn ngân sách. Trong thời kỳ 2001-2010, có 2 Quyết định về chương trình mục tiêu quốc gia cho mỗi giai đoạn 5 năm của thời kỳ chiến lược, đó là các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001-2005 và các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006-2010. Các chương trình mục tiêu quốc gia lại được cụ thể hóa thành các chương trình hành động thực hiện mục tiêu. Ngoài ra, còn có các công trình đầu tư trọng điểm để tạo ra các cú hích đột phá. Ước tính sơ bộ, trong cả thời kỳ chiến lược, có 14 chương trình mục tiêu quốc gia; 6 chương trình hành động mục tiêu; và khoảng 7 công trình đầu tư trọng điểm quốc gia.

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển kinh tế của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 54)