Phát triển hệ thống Chính phủ điện tử

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển kinh tế của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 76)

5. Kết cấu của khóa luận

4.6.Phát triển hệ thống Chính phủ điện tử

Ở Hàn Quốc, hầu hết các dự án và chương trình lớn phụ thuộc vào việc xem xét lại kết quả của các dự án và chương trình trong 3 năm. Các Bộ ngành tự thực hiện công tác giám sát và xem xét lại chương trình. Nếu nhiều nhân tố lãng phí và không phù hợp được phát hiện khi các Bộ ngành tiến hành giám sát và xem xét lại thì cơ quan ngân sách TW có thể yêu cầu đánh giá lại một cách sâu hơn. Cơ quan ngân sách TW có thể trực tiếp thực hiện đánh giá lại kết quả chương trình, dự án. Điều này có nghĩa là việc quản lý kết quả đánh giá chương trình của các Bộ ngành, cơ quan ngân sách TW được phản ánh trong dự thảo ngân sách.

Cùng với cơ chế đánh giá thực hiện, các chỉ số kết quả có thể là những công cụ hữu ích để đánh giá đúng từng chương trình và do đó kết nối được ngân sách với kế hoạch. Ví dụ, những chương trình được đánh giá là không hiệu quả sẽ nằm trong nguy cơ bị cắt giảm ngân sách. Kinh nghiệm này cho thấy tính hợp lý trong chi tiêu ngân sách đã tăng lên đáng kể.

Để làm được điều đó, thì cần phải phát triển hệ thống Chính phủ điện tử hiện đại với đầy đủ thông tin của các chương trình, dự án trong các kỳ kế hoạch. Với hệ thống thông tin kết nối từ các chính quyền địa phương đến TW thì các kết quả đánh giá chương trình, dự án sẽ được phản ánh thống nhất và có thể sử dụng kết quả này làm căn cứ để phân bổ ngân sách cũng như đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục những dự án đang dở dang.

KẾT LUẬN

Với diễn biến phức tạp của thị trường trong nước và thế giới, đặc biệt khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế quốc tế, thì công tác kế hoạch hóa sẽ ngày càng khó hơn từ khâu dự báo, lập kế hoạch đến tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch. Như vậy, một yêu cầu tất yếu đối với kế hoạch là cần phải đổi mới. Dựa trên nghiên cứu kinh nghiệm lập kế hoạch phát triển những năm 1962-1997 và cơ chế kế hoạch mới Khung khổ chi tiêu trung hạn của Hàn Quốc, trên cơ sở so sánh công tác lập kế hoạch của hai nước, tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị như: đề xuất kế hoạch mang tính chiến lược thay vì hệ thống kế hoạch chằng chịt từ trung ương đến địa phương và giữa các ngành, vùng; phát triển ngành trọng điểm mang tính chiến lược đồng thời thể hiện bản sắc Việt Nam; đẩy mạnh tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế thị trường; xây dựng sự đồng thuận quốc gia là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công của một bản kế hoạch; kết nối kế hoạch với ngân sách bằng cách thống nhất duy nhất một cơ quan có chức năng lập kế hoạch và ngân sách để đảm bảo rằng kế hoạch không chỉ là một hệ thống các chỉ tiêu định lượng trên giấy, các dự án được giải ngân đúng tiến độ; và cuối cùng là phát triển hệ thống giám sát, đánh giá kế hoạch nhờ phát triển Chính phủ điện tử nhằm kịp thời điều chỉnh kế hoạch và dựa vào hiệu quả của các chương trình, dự án kỳ trước làm cơ sở phân bổ nguồn lực ở kỳ kế hoạch sau.

Với các kế hoạch phát triển kinh tế của Hàn Quốc, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm, tuy nhiên sự học hỏi này phải phù hợp với thể chế chính trị, điều kiện Việt Nam, bối cảnh thế giới và phải có sự sáng tạo, không dập khuôn, máy móc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nghị định 92/2006/NĐ-CP: Về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội.

2. Phạm Gia Khiêm (1995), 40 năm những chặng đường kế hoạch, Ủy Ban

Kế hoạch Nhà nước.

3. Ngô Thắng Lợi (2009), Giáo trình Kế hoạch phát phát triển, Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân.

4. GS.TS Kim Sang Tae và PGS.TS Bùi Tất Thắng (2012), Chia sẻ kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

5. Tài liệu hướng dẫn lập kế hoạch phát triển 5 năm và hàng năm theo phương pháp mới của Bộ KH&ĐT, 4/2013.

6. Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn/

Tiếng Anh

7. Chuk Kyo Kim (2008), Korea’s Development Policy experience and impications for developing countries, Korea Institute for International

Economic Policy.

8. Keuk Je Sung (2010), Development Experience of the Korean Economy,

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Chiến lược phát triển công nghiệp và các ngành công nghiệp mục tiêu của Hàn Quốc

KHPT Chiến lược phát triển

công nghiệp Các ngành công nghiệp mục tiêu

Thứ 1

Thành lập cơ sở công nghiệp hóa

- Khuyến khích các ngành công nghiệp cơ bản

- Tăng tổng vốn đầu tư xã hội

- Điện

- Phân bón, dầu tinh chế - Sợi tổng hợp (nylon) - Xi măng

- PVC

Thứ 2

Công nghiệp hướng ngoại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhập khẩu thay thế tư liệu sản xuất

- Xuất khẩu các ngành công nghiệp nhẹ

- Sợi tổng hợp (Polyester) - Hóa dầu

- Thiết bị điện tử (tivi, tủ lạnh)

Thứ 3

- Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp - Xây dựng ngành công nghiệp hóa dầu

- Sắt

- Giao thông vận tải và thiết bị điện tử - Hợp chất hóa dầu

Thứ 4

Tự thiết lập cơ cấu công nghiệp và đào tạo nhân công chuyên nghiệp

- Sắt

- Máy dùng trong công nghiệp - Thiết bị điện tử và phụ tùng thay thế - Công nghiệp đóng tàu

Thứ 5

Trở thành nước công nghiệp tiên tiến

- Máy móc chính xác - Công nghiệp điện tử

- Kiến thức/Thông tin ngành công nghiệp

Thứ 6

Điều chỉnh cơ cấu công nghiệp trong hệ thống mở

- Tăng cường cơ sở kinh doanh thông qua thúc đẩy các công ty nhỏ và vừa

- Chiến lược Công nghiệp hóa cho các ngành công nghiệp mục tiêu

- Máy móc - Điện thoại - Điện

Nền kinh tế

mới

Hiện đại hóa – Công nghiệp hóa

- Khuyến khích mở rộng phát triển công nghệ

- Tăng tổng vốn đầu tư xã hội

- Ngành công nghiệp gia công và lắp ráp (xe ô tô, bán dẫn, máy móc, thiết bị gia dụng và vận chuyển)

- Ngành công nghiệp vật liệu (Ion, thép, phi kim loại, hóa dầu)

- Công nghiệp nhẹ (dệt may, giày dép) - Ngành công nghiệp tiềm năng (máy bay, máy tự động, máy tính, thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị môi trường, hóa chất có độ chính xác cao)

Phụ lục 2. Một số chỉ tiêu chủ yếu của Việt Nam, 1990-2000 A. Các chỉ tiêu toàn kỳ Chỉ tiêu Đơn vị 1991-1995 1996-2000 1991-2000 1. Nhịp độ tăng bình quân Tổng sản phẩm trong nước - Phương án 1 - Phương án 2 % 5,0-5,0 6,0-6,5 8,0 8,5 6,9 7,5 2. Nhịp độ tăng bình quân Tổng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sản lượng nông nghiệp

- Phương án 1 - Phương án 2 % 3,7-4,0 4,0-4,5 4,0-4,5 4,0-4,5 4,0 4,2 3. Nhịp độ tăng bình quân Tổng

sản lượng công nghiệp

- Phương án 1 - Phương án 2 % 8,0-9,0 10-11 10-11 14-15 9,5 12,5 4. Tổng kim ngạch xuất khẩu

- Phương án 1 - Phương án 2 Tỷ USD 12 15 25 30 37 45 5. Nhịp độ tăng quỹ tiêu dùng % 3,5-4,1 5,0-6,0 4,5-5,0

6. Nhịp độ tăng quỹ tích lũy % 10-15 16-20 14-18

7. Tổng đầu tư xây dựng cơ bản

- Phương án 1 - Phương án 2 a. Vốn trong nước - Phương án 1 - Phương án 2 a1. Vốn Nhà nước - Phương án 1 - Phương án 2

a2. Vốn các doanh nghiệp và nhân dân - Phương án 1 - Phương án 2 b. Vốn nước ngoài - Phương án 1 - Phương án 2 Tỷ USD 7,7 10,5 4,1 5,0 2,4 3,0 1,7 2,0 3,6 5,5 27,3 34,5 17,9 20 7,6 9,0 10,3 11 9,4 14,5 35 45 22 25 10 12 12 13 13 20

B. Các chỉ tiêu một số năm mốc

Chỉ tiêu Đơn vị 1990 1995 2000

1. Dân số Tr.ng 67,6 73,2 80-81

2. Lao động Tr.ng 32,7 37,4 42,0

3. Tỉ trọng các ngành trong thu nhập quốc dân sản xuất

- Nông nghiệp - Công nghiệp % 50,6 20,2 48,0 22,0 42,0 28,0 4. Tích lũy từ nội bộ nền kinh tế % 2,9 4,2-8,6 13-20 5. Cơ cấu tích lũy tiêu dùng

- Quỹ tích lũy - Quỹ tiêu dùng % 8,1 91,9 14-18 82-86 23-30 70-77 6. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu

trong GDP %

14 24-26 27-30

Nguồn: Chiến lược ổn định phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII. Nhà xuất bản Sự thật năm 1991

Phụ lục 3. Kế hoạch triển khai xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Số TT

Thời

gian Nội dung công việc

Đơn vị

thực hiện Cấp trình

1 7/2008

Tiểu ban thông qua Định hướng nghiên cứu và phân công thực hiện, trình Bộ Chính trị xin ý kiến chỉ đạo

Tổ Biên tập Tiểu ban Chiến lược

2

Từ tháng 8/2008 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các Thành viên Tiểu ban chỉ đạo và tổ chức triển khai nghiên cứu các chuyên đề thuộc chức năng của Bộ, ngành, thành phố mình - Tổ Biên tập đôn đốc - Các đơn vị được giao nghiên cứu Thường trực Tiểu ban

3 11/2008 Tổ Biên tập hoàn thành đề cương định hướng báo cáo chiến lược

Tổ Biên tập Tiểu ban

4 12/2008

Tiểu ban trình Bộ Chính trị đề cương định hướng chiến lược 10 năm 2011-2020

Thường trực Tiểu ban (Tổ Biên tập chuẩn bị) Bộ Chính trị 5 01- 3/2009

Tổ chức nghe các chuyên đề báo cáo kết quả nghiên cứu của Bộ, ngành, thành phố Các thành viên Tiểu ban chỉ đạo và tổ chức thực hiện Thường trực Tiểu ban

6 9/2009 Xây dựng xong dự thảo lần 1 Đề cương chi tiết báo cáo tổng hợp chiến lược

Tổ Biên tập Thường trực Tiểu ban

7 12/2009

Bộ Chính trị nghe và cho ý kiến về nội dung Đề cương chi tiết Báo cáo chiến lược 10 năm và Báo cáo về KT-XH 5 năm Thường trực Tiểu ban (Tổ Biên tập chuẩn bị) Bộ Chính trị 8 3-4/2010

Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia về đề cương chi tiết và hoàn thành dự thảo Báo cáo chiến lược

Thường trực Tiểu ban (Tổ Biên tập chuẩn bị) Tiểu Ban 9 5/2010

Bộ Chính trị nghe Tiểu ban báo cáo Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2011-2020) và Báo cáo về KT-XH 5 năm Thường trực Tiểu ban (Tổ Biên tập chuẩn bị) Bộ Chính trị

10

6/2010 Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương về dự thảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2011- 2020) và Báo cáo về KT-XH 5 năm (2011-2015). Thường trực Tiểu ban (Tổ Biên tập chuẩn bị) Ban Chấp hành Trung ương 11

10/2010 Gửi báo cáo tổng hợp để lấy ý kiến Đảng Bộ các cấp và xin ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học, các nhà quản lý và nhân dân. Thường trực Tiểu ban (Tổ Biên tập chuẩn bị) Thường trực Tiểu ban 12 12/2010 (Hội nghị TW cuối cùng của Khóa X)

Ban Chấp hành Trung ương thông qua Báo cáo chiến lược phát triển KT-XH 10 năm (2011-2020) và Báo cáo về KT-XH 5 năm (2011-2015) Thường trực Tiểu ban (Tổ Biên tập chuẩn bị) Ban Chấp hành Trung ương 13 Sau Đại hội Đảng lần thứ XI

Hoàn chỉnh các Báo cáo chiến lược phát triển KT-XH 10 năm (2011-2020) và Báo cáo về KT-XH 5 năm (2011- 2015) để ấn loát. Thường trực Tiểu ban (Tổ Biên tập chuẩn bị) Ban Bí thư

Phụ lục 4. Lịch trình các bước chính trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm của Việt Nam

Quý IV và quý I trước hai năm

Chuẩn bị hướng dẫn xây dựng kế hoạch 5 năm, gồm các nội dung: - Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm

- Xác định các nhiệm vụ, mục tiêu và phương hướng phát triển chủ yếu của kỳ kế hoạch.

- Những thông tin và gợi ý để tính toán các cân đối kế hoạch: xu hướng biến động của thị trường quốc tế và trong nước, những thuận lợi và khó khăn mới, các cân đối vĩ mô cơ bản.

- Các chủ trương, chính sách mới sẽ triển khai trong kỳ kế hoạch. - Phương pháp lập kế hoạch

Quý II, III của năm trước

- Các Bộ, tổng công ty lớn, các địa phương tổ chức xây dựng kế hoạch 5 năm.

- Gửi bản kế hoạch này đến Bộ KH&ĐT

Quý IV của năm trước

- Bộ KH&ĐT tổng hợp tình hình lần đầu báo cáo kế hoạch KT-XH 5 năm để xin ý kiến Chính phủ, báo cáo Bộ Chính trị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quý I và II của năm đầu kế hoạch 5 năm

- Bộ KH&ĐT báo cáo chính thức kế hoạch 5 năm lên Chính phủ, Bộ Chính trị và Quốc hội

Phụ lục 5. Các bước chính trong lịch trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách năm 2008 của Việt Nam

Tháng KHPT KT-XH Dự toán ngân sách

Trước 31/5/ 2008 Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị về xây dựng KHPT KT-XH và

lập dự toán ngân sách năm 2009

Trước 10/6/2008

Bộ KH&ĐT ban hành khung hướng dẫn xây dựng KHPT KT-XH

Bộ TC ban hành khung hướng dẫn dự toán ngân sách năm 2009 và xây dựng kế hoạch TC trung hạn và kế hoạch chi tiêu thời kỳ 2009-2011

Tháng 6-7/2008

Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế bắt đầu xây dựng KHPT KT- XH gửi tới Bộ KH&ĐT trước 20/7/2008

Cơ quan sử dụng ngân sách các cấp bắt đầu xây dựng dự toán ngân sách. Một số Bộ và địa phương trong chương trình thí điểm xây dựng kế hoạch TC và kế hoạch chi tiêu trung hạn gửi kế hoạch tới Bộ TC và Bộ KH&ĐT trước 20/7/2008 Tháng 8/ 2008 Bộ KH&ĐT tổng hợp KHPT KT-XH cả nước Bộ TC tổng hợp dự toán ngân sách quốc gia Tháng 9/2008

Bộ KH&ĐT báo cáo Chính phủ KHPT KT- XH cả nước

Bộ TC báo cáo Chính phủ dự toán ngân sách quốc gia

Tháng 10/2008 Chính phủ trình KHPT KT-XH cả nước và dự toán ngân sách

quốc gia để Quốc hội phê duyệt

Trước 20/11/2008 Thủ tướng giao KHPT KT-XH cả nước và dự toán ngân sách

quốc gia trên cơ sở nghị quyết phê duyệt của Quốc hội

25/11/2008 Bộ KH&ĐT và Bộ TC ban hành hướng dẫn chi tiết việc sử

dụng vốn đầu tư

10/12/2008

Bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế xây dựng phân bổ kế hoạch và dự toán ngân sách cho đơn vị trực thuộc trên cơ sở nhiệm vụ Thủ tướng giao và hướng dẫn của Bộ KH&ĐT và Bộ TC

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển kinh tế của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 76)