Các nguyên tắc kế hoạch hóa phát triển

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển kinh tế của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 49)

5. Kết cấu của khóa luận

2.5. Các nguyên tắc kế hoạch hóa phát triển

2.5.1. Nguyên tắc tập trung dân chủ

Tính tập trung trong KHH phát triển được thể hiện ở chỗ chính phủ thông qua các cơ quan KHH quốc gia thực hiện chức năng định hướng, chủ động hình thành khung vĩ mô, các chỉ tiêu định hướng và các cân đối cơ bản của nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ kế hoạch, đưa ra các chương trình phát triển KT-XH lớn, ban hành hệ thống chính sách, thể chế để điều tiết và khuyến khích sự phát triển của mọi thành phần kinh tế.

Tính dân chủ yêu cầu phải có sự tham gia của các bên vào quá trình xây dựng và thực thi kế hoạch (nó sẽ đảm bảo sự nhất trí cao của bản kế hoạch được xây dựng và khích lệ được tiềm lực của các cá nhân cũng như cộng đồng trong thực hiện kế hoạch). Đồng thời, Chính phủ phải đưa ra cam kết cụ thể của mình với các địa phương, ngành và doanh nghiệp; cụ thể là các chương trình chi tiêu, các chính sách áp dụng, các điều kiện và môi trường pháp lý… phải được Chính phủ công bố công khai và ấn định thời gian có hiệu lực.

2.5.2. Nguyên tắc thị trường

Nguyên tắc thị trường đặt ra yêu cầu: kế hoạch không tìm cách thay thế thị trường mà ngược lại nó bổ sung cho thị trường, bù đắp các khiếm khuyết của thị trường, hướng dẫn thị trường và bảo đảm sự vận hành của thị trường. Mặt khác, kế hoạch phải căn cứ vào thị trường để đưa ra các mục tiêu hợp lý, cân nhắc một cách có hệ thống tất cả các công cụ chính sách để có sự lựa chọn tối ưu. Trong quá trình lập cũng như thực hiện kế hoạch phải tính đến nhiều yếu tố bao gồm cả yếu tố kiểm soát được và không kiểm soát được.

2.5.3. Nguyên tắc linh hoạt, mềm dẻo

Trong quá trình lập kế hoạch, phải xây dựng được nhiều phương án kế hoạch gắn với các biến số khác nhau về điều kiện hiện tại cũng như tương lai. Kế hoạch được lựa chọn cũng không phải là không thay đổi, con số kế hoạch được xây dựng trong một khoảng chứ không phải là một số cứng nhắc.

2.5.4. Nguyên tắc bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội của các hoạt động kinh doanh

Chủ thể chủ yếu trong nền kinh tế thị trường là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất – kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau. Những quyết định sản xuất, kinh doanh của họ đều xuất phát từ lợi ích riêng có của từng doanh nghiệp mà mục tiêu quan tâm hàng đầu là hiệu quả tài chính, lợi nhuận thu được từ các phương án sản xuất, kinh doanh. KHH phát triển với vị trí là KHH tầm vĩ mô, KHH định hướng phải có chức năng liên kết, tổ chức phối hợp hoạt động của các doanh nghiệp theo các mục tiêu dài hạn và bảo đảm hiệu quả xã hội trong các quyết định của tư nhân.

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển kinh tế của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)