Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5năm lần thứ năm (1982-1986)

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển kinh tế của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 27)

5. Kết cấu của khóa luận

1.3.6. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5năm lần thứ năm (1982-1986)

Năm 1979, thời đại Tổng thống Park đã chấm dứt. Chính phủ mới đã xây dựng kế hoạch phát triển mới với tên gọi là kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm; kế hoạch này không chỉ có nội dung liên quan đến phát triển kinh tế định hướng tăng trưởng mà còn bao gồm các vấn đề xã hội chung phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế.

Một cuộc họp đã được tổ chức dưới sự lãnh đạo của các Bộ liên quan, các nội dung có liên quan đến các đối tượng trong cuộc họp đều được điều chỉnh trong kế hoạch. Kế hoạch này cũng phản ánh quan điểm của tất cả các bên liên quan như Chính phủ, các Bộ liên quan, khu vực tư nhân, các nhóm cố vấn kinh tế… thông qua tham vấn. Điều này có nghĩa là kế hoạch đã được xây dựng dựa trên sự đồng thuận quốc gia.

* Mục tiêu và chính sách chủ yếu

Một vấn đề đáng lo ngại nhất thời kỳ đó là tăng trưởng kinh tế nhanh trong những năm 1970 đã để lại những hậu quả nghiêm trọng, điển hình là siêu lạm phát. Do vậy, mục tiêu cơ bản của kế hoạch là đạt được sự ổn định, hiệu quả và công bằng:

(1) Cải thiện sự ổn định, khả năng cạnh tranh quốc tế và cán cân thanh toán; (2) Tăng việc làm và thu nhập;

(3) Nâng cao phúc lợi xã hội bằng cách thúc đẩy phát triển cân bằng giữa các tầng lớp xã hội và các khu vực khác nhau, tất cả đều dựa trên sự ổn định, hiệu quả và công bằng.

Các chính sách chủ yếu hướng vào:

(1) Ổn định kinh tế là ưu tiên hàng đầu với lạm phát mục tiêu là 10%; (2) Thúc đẩy các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh;

(3) Tiếp tục hỗ trợ chiến lược hướng ra thị trường quốc tế; (4) Cải thiện môi trường sống;

(5) Phát triển xã hội;

(6) Thúc đẩy chức năng thị trường thông qua cạnh tranh;

Trong kế hoạch này, Chính phủ có sự phân biệt rõ sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường. Đối với khu vực tư nhân, Chính phủ chỉ hướng dẫn và chỉ đạo; hạn chế can thiệp trực tiếp; và gián tiếp sử dụng nhiều chính sách ưu đãi để khuyến khích nỗ lực sáng tạo của khu vực tư nhân. Thay vào đó, Chính phủ can thiệp tích cực duy nhất trong lĩnh vực liên quan đến các nhu cầu cơ bản của người dân như giáo dục, nhà ở và sức khỏe để bổ sung chức năng của thị trường. Đối với phát triển công nghệ và nguồn nhân lực, Chính phủ chuẩn bị một kế hoạch đầu tư chi tiết trong ràng buộc ngân sách.

Đồng thời, Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt và cung tiền ổn định, hỗ trợ khả năng cạnh tranh quốc tế của ngành công nghiệp. Chính sách này làm suy yếu đầu cơ vào bất động sản. Hơn nữa, Chính phủ tăng tiết kiệm bằng cách hỗ trợ tăng của lãi suất thực lên đến một mức hợp lý. Những nỗ lực này đã góp phần làm thặng dư cán cân thanh toán.

Điều đáng chú ý trong kế hoạch này là sự hạn chế can thiệp của Chính phủ đối với thị trường, Chính phủ chỉ can thiệp nhằm khắc phục những khuyết tật của thị trường. Định hướng này đã góp phần thực hiện mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường tại Hàn Quốc.

* Kết quả của kế hoạch

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lần thứ năm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong các kế hoạch trước đó (kế hoạch đã giải quyết thâm hụt cán cân thanh toán kinh niên và lạm phát dai dẳng). Tốc độ tăng trưởng bình quân dự kiến là 7,6%/năm, nhưng tốc độ tăng trưởng thực tế bình quân 9,8%/năm. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp khai khoáng và chế tạo trung bình là 11,8%/năm. Năm 1986, tổng tiết kiệm quốc gia/GNP đạt 32,6%, vượt tổng mức đầu tư/GNP (29,8%). Thặng dư tài khoản hiện hành là 4,617 triệu USD vào năm 1986 (từ 2,649 triệu USD năm 1982).

Trong chính sách công nghiệp, Chính phủ đã chọn các ngành công nghiệp chủ chốt và nếu trước đó Chính phủ hỗ trợ trực tiếp, thì bây giờ Chính phủ chuyển sang hỗ trợ một cách gián tiếp. Phương thức hỗ trợ tập trung vào công nghệ, nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng suất.

Năm 1981, Chính phủ đã ban hành Luật Quy định độc quyền và Hội chợ Thương mại; lần đầu tiên Chính phủ quy định cấu trúc độc quyền/độc quyền nhóm, các hoạt động hạn chế cạnh tranh và các hoạt động giao dịch không lành mạnh nhằm tạo điều kiện cho cơ chế thị trường vận hành hiệu quả. Các cơ quan

quản lý đã được thành lập để giải quyết các vấn đề thị trường mới phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế.

Chính phủ ban hành nhiều Luật và Quy định nhằm thúc đẩy phát triển các công ty vừa/nhỏ như: Luật Khuyến khích mua sản phẩm của các công ty vừa/nhỏ (1981), Kế hoạch phát triển dài hạn cho công ty vừa/nhỏ (1981)... Các luật này đã góp phần đáng kể thúc đẩy sự phát triển của các công ty vừa/nhỏ; tuy nhiên, các tập đoàn/các công ty lớn cũng có được những ảnh hưởng tích cực từ các chính sách này của Chính phủ.

Chính phủ từng bước tiến hành tự do hóa tài chính (giai đoạn 1984-1986) bao gồm cải cách lãi suất để thúc đẩy chức năng của thị trường trong lĩnh vực tài chính.

Mặc dù có hiệu quả cao, nhưng kế hoạch này đã kéo theo một số vấn đề: (1) Các nước tăng cường chính sách bảo hộ đối với các sản phẩm nông nghiệp và các nước đang phát triển gia tăng áp lực đối với tự do hóa nhập khẩu;

(2) Chính phủ phải đối mặt với nhiệm vụ cải thiện xã hội phúc lợi nhân dân, người lao động và quan hệ lao động;

(3) Chính phủ phải giải quyết thâm hụt thương mại kinh niên với Nhật Bản; (4) Các ngành nông nghiệp tiếp tục trì trệ do tự do hóa nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp.

Và đây là những nhiệm vụ được giao cho kế hoạch phát triển lần thứ sáu.

* Đánh giá kế hoạch

Sau cuộc khủng hoảng dầu thứ hai, Hàn Quốc phải đối mặt với tình trạng kinh tế trì trệ và bất ổn chính trị – xã hội. Tốc độ tăng trưởng hàng năm giảm xuống còn -5,7% (năm 1980), do đó bình ổn giá là ưu tiên hàng đầu của kế hoạch.

Nền kinh tế Hàn Quốc và kinh tế thế giới bắt đầu có xu hướng đi lên, các điều kiện cho kế hoạch được tăng cường rất nhiều. Trong hai năm đầu tiên của kế hoạch, bình ổn giá đã đạt được. Năm 1983, kinh tế hồi phục và tốc độ tăng trưởng đã đạt trên 6%. Do tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới đã chậm lại và giá dầu đi xuống, nên Chính phủ đã sửa đổi các nội dung của kế hoạch để phù hợp với sự thay đổi của môi trường bên ngoài.

Mặc dù chất lượng cuộc sống người dân có được cải thiện, nhưng đã có những lời chỉ trích rằng Chính phủ không tăng cường chức năng phúc lợi, điều chỉnh chính sách tài chính, không đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh để cải thiện phúc lợi và công bằng giữa các tầng lớp xã hội. Hơn nữa, tỷ lệ chi tiêu phát triển kinh tế giảm, tạo nút thắt cổ chai trong cơ sở hạ tầng xã hội những năm 1990. Kế

hoạch thứ năm nhằm thúc đẩy chức năng của thị trường, để giải quyết vấn đề đa dạng của phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH) và đáp ứng nhu cầu thay đổi của người dân. Tuy nhiên, Chính phủ đã không đạt được mục tiêu tự do hóa, mở cửa.

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển kinh tế của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)