Quá trình đổi mới kế hoạc hở Việt Nam

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển kinh tế của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 46)

5. Kết cấu của khóa luận

2.3.Quá trình đổi mới kế hoạc hở Việt Nam

Thời kỳ 25 năm (từ 1955 đến 1980) Việt Nam đã áp dụng mô hình kế hoạch hóa trực tiếp theo kiểu của Liên Xô với các đặc điểm:

(1) KHH phân bổ nguồn lực phát triển cho các mục tiêu đối với 2 thành phần kinh tế cơ bản là quốc doanh và tập thể.

(2) Cơ chế KHH tập trung theo phương thức “giao – nhận” với hệ thống chằng chịt các chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước giao đến tận các cơ sở sản xuất kinh doanh theo cách bao cấp cả “đầu vào” lẫn “đầu ra” trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

(3) Cơ chế KHH mang nặng tính hiện vật và nặng tính khép kín trong từng ngành, từng vùng lãnh thổ.

Với cơ chế này, chúng ta đã thực hiện thành công các mục tiêu khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế sau hòa bình năm 1954, thực hiện có kết quả mục tiêu phát triển kinh tế và kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi rực rỡ mùa xuân 1975.

Tuy vậy, sau năm 1975, tình hình KT-XH của đất nước có nhiều thay đổi, phương thức KHH tập trung mệnh lệnh trở nên không phù hợp, tính tự chủ, năng động, sáng tạo của mỗi cá nhân, mỗi cơ sở, địa phương không được phát huy, tiềm năng các nguồn lực trong các thành phần kinh tế không được khơi dậy. Kết quả là nền kinh tế kém phát triển, thậm chí bước xuống đáy của sự suy thoái vào những năm 1985, 1986. Chính từ yêu cầu của sản xuất, đời sống và hiệu quả kinh tế nảy sinh những dấu hiệu đổi mới công tác KHH vào những năm 80 của thế kỷ XX.

Giai đoạn 1980-1986 kéo dài đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX có thể gọi là thời kỳ cải tổ KHH ở Việt Nam, gắn với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) đã khẳng định đường lối đổi mới trong lĩnh vực kinh tế theo hướng chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, công tác KHH cũng từng bước được đổi mới.

Công tác KHH trong nền kinh tế chuyển đổi không thể là KHH tập trung mệnh lệnh mà nó phải được chuyển sang một dạng thức mới đó là KHH phát triển. Bắt đầu từ thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay, Việt Nam bước sang thời kỳ đổi mới. Những nội dung chuyển đổi tập trung vào:

Một là, chuyển từ cơ chế KHH phân bổ nguồn lực sang cơ chế KHH khai thác nguồn lực phát triển và định hướng sử dụng các nguồn lực đó theo mục tiêu đối với tất cả các thành phần kinh tế.

Hai là, chuyển tiếp cơ chế KHH pháp lệnh, trực tiếp sang cơ chế kế hoạch gián tiếp, định hướng phát triển với hệ thống cơ chế, chính sách phù hợp và khuyến khích nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong kế hoạch.

Ba là, chuyển từ cơ chế KHH khép kín trong từng ngành, vùng lãnh thổ sang cơ chế KHH theo chương trình mục tiêu kết hợp hài hòa giữa các ngành, các vùng, cả bên trong và bên ngoài theo hướng tối ưu hóa và hiệu quả các hoạt động KT-XH.

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển kinh tế của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 46)