Về cơ quan lập kế hoạch

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển kinh tế của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 63)

5. Kết cấu của khóa luận

3.2.2.Về cơ quan lập kế hoạch

Việt Nam theo chế độ XHCN, vì vậy, nhiệm vụ lập kế hoạch thuộc Bộ KH&ĐT. Tuy nhiên, cũng có sự tham gia của các Bộ và cơ quan Chính phủ, bao gồm cả chính quyền địa phương. Đây là một quy trình lâu dài và tưởng như là một gánh nặng có thể thành trở ngại cho việc lựa chọn chiến lược. Trong thời gian đầu, quy trình tập trung hóa (phương pháp từ trên xuống) đã phát huy hiệu quả. Điều quan trọng của quy trình lập kế hoạch là có sự tham gia của khu vực tư nhân. Khi nền kinh tế công nghiệp hóa, khu vực tư nhân phát triển hơn thì việc cho phép khu vực tư nhân tham gia vào quy trình lập kế hoạch là rất cần thiết.

Trong những năm 1960 và 1970, Tổng thống Park đích thân theo dõi toàn bộ quy trình lập kế hoạch. Tuy nhiên, khi khu vực tư nhân phát triển, Chính phủ nhận thấy được nhu cầu cần sự hỗ trợ từ khu vực tư nhân. Vì vậy, khu vực tư nhân đã được phép tham gia sâu vào quy trình lập kế hoạch quản lý tài chính quốc gia.

Bảng 3.2. So sánh sự tham gia của các bên trong quá trình lập kế hoạch

Việt Nam Hàn Quốc

1962-1971 2005-nay Tập trung ở Bộ KH&ĐT với sự tham gia của các

Bộ khác nhưng thiếu sự tham gia của công chúng

Tập trung cao ở Ủy ban Kế hoạch Kinh tế Phân quyền cho các bên tham gia 3.2.3. Về mục tiêu kế hoạch

Tại Hàn Quốc, mục tiêu quốc gia dường như rất rõ ràng. Xuất khẩu đã đóng góp to lớn vào tăng trưởng kinh tế. Trong các KHPT kinh tế lần thứ nhất và thứ hai, mục tiêu quốc gia là tập trung vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu và công nghiệp hóa. Chính sách kinh tế được đẫn dắt bởi Chính phủ đã giúp hệ thống kinh tế hỗn hợp cất cánh trong giai đoạn mới nổi. Hiện nay, Hàn Quốc là một nước có nền kinh tế thị trường, do vậy các chính sách kinh tế được thực hiện dựa trên sự chủ động dẫn dắt của khu vực tư nhân.

Bảng 3.3. So sánh các mục tiêu kinh tế

Việt Nam Hàn Quốc

1962-1979 1980-2009

Mục tiêu Công nghiệp hóa,

hiện đại hóa

Tăng trưởng Ổn định kinh tế, công bằng

Chủ động dẫn dắt Chính phủ Chính phủ Khu vực tư nhân Tuy nhiên, chiến lược 10 năm và kế hoạch 5 năm ở Việt Nam dường như có quá nhiều chương trình. Quá nhiều mục tiêu đồng nghĩa với khả năng để đạt được từng mục tiêu thấp do nguồn lực bị hạn chế. Ví dụ, KHPT KT-XH 5 năm giai đoạn 2011-2015 bao gồm 16 trang phụ lục cho các mục tiêu định lượng bao gồm cả sản xuất lúa, ngô, cà phê, cao su, thịt, sắt thép, phân bón hóa chất, xi măng, giấy, bia, sữa đặc có đường… Hầu hết các mục tiêu này được xác định bởi cung cầu thị trường nên chúng không nên được thiết lập trong kế hoạch. Với nguồn lực hạn chế của một nước nghèo thì có một khoảng cách lớn giữa mục tiêu và năng lực để hoàn thành kế hoạch.

Bảng 3.4. So sánh mục tiêu kế hoạch

Việt Nam Hàn Quốc

Chiến lược 1991-2000 21chỉ tiêu Định hướng chính sách và một số chỉ tiêu chủ yếu

2001-2010 26 chỉ tiêu

Kế hoạch 2006-2010 49 chỉ tiêu

Nguồn: Viện Chiến lược Phát triển

3.2.4. Về định hướng chính sách

Ngay từ đầu, Hàn Quốc đã đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Trong những năm 1960, khi KHPT kinh tế 5 năm lần thứ nhất được đưa ra, Hàn Quốc vẫn là một nước nông nghiệp. Tuy nhiên, Chính phủ đã thông qua định hướng xuất khẩu, tập trung vào các ngành công nghiệp nặng; với các chính sách miễn thuế, trợ cấp, đầu tư ngân sách cho cơ sở hạ tầng, con đường phát triển kinh tế của Hàn Quốc đã mở rộng.

Việt Nam với mục tiêu trở thành một nước công nghiệp; với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và dân số đông, rõ ràng Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi hơn so với Hàn Quốc.

Bảng 3.5. So sánh các định hướng chính sách kinh tế

Việt Nam Hàn Quốc

1991-2000 2001-2010 2011-2020 1962-1990 1991- nay Ổn định và

phát triển

Đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa

Kinh tế công nghiệp - Xuất Khẩu - Công nghiệp nặng - Tăng trưởng - Phúc lợi - Công bằng

Nguồn: Viện Chiến lược Phát triển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong KHPT kinh tế lần thứ nhất và lần thứ hai, định hướng chính sách cơ bản của Hàn Quốc là tập trung vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế để thoát khỏi đói nghèo. Chính sách kinh tế của Chính phủ là theo đuổi một "nền kinh tế hỗn hợp", điều này có nghĩa Chính phủ đã dẫn đắt nền kinh tế nhưng trên cơ sở điều tiết của thị trường. Trong hệ thống kinh tế hỗn hợp, các nguồn lực công cộng được phân bổ mạnh cho các ngành chiến lược, chẳng hạn như cho cơ sở hạ tầng xã hội. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế vẫn được ưu tiên hơn so với phân phối thu nhập do nguồn lực khan hiếm.

Gần đây, chính sách kinh tế sau giai đoạn hiện đại hóa của Hàn Quốc hoàn toàn dựa trên cơ sở thị trường và sự chủ động của khu vực tư nhân. Tuy nhiên, một trong những thách thức đặt ra là làm thế nào để tạo được nhiều việc làm hơn khi mà số lượng việc làm đang giảm xuống mặc dù nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững.

Kết quả phát triển kinh tế của Việt Nam gần đây vượt trội so với các nước đang phát triển khác. Tuy nhiên, mở rộng chi tiêu tài chính có thể gây ra những bất ổn trong bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện nay và sự phụ thuộc nặng nề vào vốn nước ngoài sẽ đe dọa tăng trưởng bền vững. Việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô bao gồm: ổn định giá, cân bằng tài khóa, cân bằng cán cân thanh toán, lãi suất và ổn định tỷ giá hối đoái sẽ là nền tảng cho tăng trưởng bền vững trong tương lai.

3.2.5. Về quy trình dự thảo ngân sách

Tại Hàn Quốc, trong giai đoạn phát triển kinh tế nhanh, chỉ duy nhất EPB có năng lực và quyền hạn để lập kế hoạch và dự thảo ngân sách, do đó có thể nói đó là một sự tập trung cao độ trong khâu lập kế hoạch. Nhưng sau năm 2004, tình hình đã thay đổi rất nhiều với sự xuất hiện của MTEF và cải cách tài chính “3+1”. Hệ thống mới bao gồm kế hoạch, quản lý kết quả và quy trình từ trên xuống có một tầm ảnh hưởng lớn. Đặc biệt, sự phát triển của hệ thống kế toán và ngân sách kỹ thuật số cũng rất quan trọng ở Hàn Quốc. Quản lý kết quả hoạt động, dự thảo và ra quyết

định ngân sách hiệu quả hơn nhờ vào hệ thống số. Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng cơ sở hạ tầng cho hệ thống Chính phủ điện tử nhằm mục tiêu đổi mới tài chính.

Đánh giá chương trình dựa vào kết quả hoạt động rất cần thiết đối với quản lý tài chính. Việc Chính phủ sử dụng thông tin từ việc đánh giá chương trình có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào chất lượng đánh giá và ý chí của người cầm quyền đối với ngân sách TW. Cùng với những đổi mới tài chính, hiện đã có các hỗ trợ logic và khoa học cho việc ra quyết định về dự thảo ngân sách. Ví dụ, hầu hết các dự án với chi phí trên 50 tỷ Won được đề nghị kiểm tra tính khả thi bằng phương pháp phân tích chi phí – lợi ích.

Bảng 3.6. So sánh quy trình dự thảo ngân sách của Việt Nam và Hàn Quốc

Việt Nam Hàn Quốc

1962-1971 2004-2011

Phương pháp phân bổ

Dưới lên Tập trung cao

Trên xuống: quyết định cao nhất bởi MOSF

Quản lý kết quả Một phần Không Thường 1/3 tổng số chương trình

Nghiên cứu khả thi Không Không Trên 50 triệu Won Hệ thống

tài khoản số

Không Không Phát triển từ 2004

Nguồn: Viện Chiến lược Phát triển

3.2.6. Về giám sát và đánh giá

Để kế hoạch trở thành hiện thực, Tổng thống đã hỗ trợ kiểm soát quy trình và kết quả trong suốt thập kỷ 60 và 70 tại Hàn Quốc.

Sau năm 2004, việc đánh giá và giám sát đã được hệ thống hóa. Với quy trình ngân sách từ trên xuống, cơ quan ngân sách TW có vai trò đánh giá và giám sát. Quy trình đánh giá được chia làm hai bước, bước một là tự đánh giá bởi các Bộ ngành, bước hai là đánh giá lại từ cơ quan ngân sách TW.

Ở Việt Nam, Bộ KH&ĐT có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án ở các thời điểm giữa kỳ, năm kết thúc thực hiện hay đột xuất. Việc đánh giá kế hoạch chủ yếu dựa trên so sánh các mục tiêu định lượng với số liệu thống kê thực tế.

3.3. Gợi ý cho Việt Nam

3.3.1. Về hệ thống kế hoạch hóa

Hàn Quốc đã trải qua thời kỳ cất cánh và sẵn sàng tham gia vào hệ thống các nước tiên tiến. Bởi hệ thống thị trường đã đầy đủ chức năng và khu vực tư nhân đã lớn mạnh, nên kế hoạch có thể không còn vai trò nữa. Vì vậy, Hàn Quốc đã thông qua MTEF với mục đích là để đảm bảo mối liên kết giữa kế hoạch và ngân sách. Việt Nam là nền kinh tế XHCN, đang hướng theo hệ thống thị trường định hướng XHCN. Vì vậy, trong tương lai gần, Việt Nam sẽ không thể tránh khỏi việc thay đổi các chiến lược 10 năm và kế hoạch 5 năm. Đặc biệt, khi khu vực tư nhân phát triển, vai trò của Chính phủ cần được thay đổi.

3.3.2. Về sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình lập kế hoạch

Quy trình lập kế hoạch ở Hàn Quốc bao gồm bốn giai đoạn: thiết lập chương trình nghị sự, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá. Trong những năm 1960 và 1970, quy trình này hoàn toàn phụ thuộc vào Chính phủ. Nhưng sau năm 2004 với hệ thống mới, đã có sự tham gia rộng rãi của khu vực tư nhân, người dân Hàn Quốc cũng cho rằng sự tham gia của khu vực tư nhân sẽ đảm bảo tính minh bạch và mang lại hiệu quả kế hoạch cao hơn.

Đặc biệt, khi chuẩn bị Kế hoạch Quản lý Tài chính Quốc gia, "Cuộc tranh luận quốc gia" được MOSF tổ chức. Trong tranh luận này, nhiều chuyên gia và các bên liên quan có thể tham gia và đưa ra ý kiến của họ. Và trong quá trình thực hiện chương trình, dự án của TW và địa phương đều được thực hiện bởi hệ thống Thanh tra. Thanh tra viên có quyền giám sát quá trình thực hiện và do đó kết quả đánh giá sẽ khách quan hơn. Trong quá trình tự đánh giá của các Bộ, cũng có một Ủy ban tự đánh giá bao gồm các chuyên gia và các bên liên quan ngoài Bộ.

Bảng 3.7. Các bên tham gia trong quy trình lập kế hoạch ở Hàn Quốc

Quy trình lập kế hoạch Các bên tham gia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thiết lập chương trình nghị sự Có sự tham gia của các tổ chức dân chúng

Lập kế hoạch

Thảo luận ở tầm quốc gia với khu vực tư nhân trong giai đoạn chuẩn bị Kế hoạch quản lý tài khóa quốc gia.

Thực hiện Thanh tra để giám sát các hợp đồng và xây dựng.

Đánh giá

- Sự tham gia của các chuyên gia và các tổ chức dân chúng trong quá trình tự đánh giá của từng Bộ.

- Đánh giá sau của MOSF.

Ở Việt Nam, chiến lược và kế hoạch được xây dựng bởi các công chức và các chính trị gia. Nhưng khi ngành công nghiệp và khu vực tư nhân phát triển, sự cần thiết phải có sự tham gia của nhiều bên, trong đó có các doanh nghiệp, các tổ chức dân chúng. Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, có thể không thể tránh khỏi sự lãnh đạo mạnh mẽ và quy trình từ trên xuống. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường thì sự tham gia của khu vực tư nhân là quan trọng hơn cả.

3.3.3. Về mục tiêu kế hoạch

Để ưu tiên phát triển kinh tế, Hàn Quốc đã đánh đổi với phát triển xã hội. Tuy nhiên, các kế hoạch đều đã đạt được và thực tế tăng trưởng GDP vượt mục tiêu. Hàn Quốc đã xây dựng các ngành công nghiệp nhẹ thâm dụng lao động và sau đó chuyển sang các ngành thâm dụng vốn như công nghiệp hóa chất – dầu khí và công nghiệp nặng. Về nguồn nhân lực, đầu tiên Hàn Quốc phấn đấu để đạt được phổ cập giáo dục cơ sở và sau đó nhấn mạnh vào đào tạo nghề và tập trung vào chất lượng của giáo dục đại học ở giai đoạn tiếp sau đó.

Với sự khan hiếm nguồn lực, việc đặt quá nhiều mục tiêu trong một kế hoạch là không sáng suốt. Khả năng để đạt được hiệu quả kế hoạch cần được nghiên cứu kỹ hơn hơn, đặc biệt là về mặt tài chính.

3.3.4. Về định hướng chính sách

- Tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước

Đầu tiên, Hàn Quốc thành lập các DNNN cho mục đích tăng trưởng kinh tế. Nhưng trong những năm 1980, quá trình tư nhân hóa đã diễn ra mạnh mẽ, trong cả hệ thống ngân hàng.

Ở Việt Nam, các DNNN luôn giữ vị trí chi phối trong các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế. Đây là các lĩnh vực được hưởng nhiều chính sách ưu đãi (bảo hộ, chậm mở cửa thị trường, dễ dàng tiếp cận với đất đai, vốn, thị trường, công nghệ...). Trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2009, tất cả các doanh nghiệp đứng đầu là các DNNN với hoạt động kinh doanh chính trong ngành công nghiệp. Trong ngành công nghiệp, các DNNN có tài sản gấp 31 lần doanh nghiệp tư nhân và 2,5 lần so với các doanh nghiệp FDI. Bình quân mỗi DNNN có 229 tỷ đồng tài sản cố định, trong khi đó, bình quân mỗi doanh nghiệp tư nhân chỉ có 5 tỷ đồng và doanh nghiệp FDI có 80,7 tỷ đồng.

Tuy nhiên, hiệu quả của các DNNN trong ngành công nghiệp lại không tương xứng với lợi thế mà họ đang có. Xét về đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp, khu vực FDI đóng góp nhiều nhất (44,4%), sau đó là khu vực tư nhân (37,1%) và các DNNN đóng góp ít nhất (18,5% trong năm 2008, giảm từ 49,6% năm 1996). Doanh nghiệp FDI cũng chiếm ưu thế trong lĩnh vực xuất khẩu (chiếm 53% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009) với sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là các hàng hóa sản xuất (thiết bị điện tử, dệt may, giày dép…) trong khi các DNNN chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu (dầu, than đá và các sản phẩm nông nghiệp). Xét về khía cạnh tạo việc làm trong ngành công nghiệp, khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng nhất, tạo ra 44,1%, thứ hai là khu vực FDI (38,2%) và thấp nhất là các DNNN (17,7%).

Do vậy, tư nhân hóa các DNNN sẽ là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay.

- Chính sách ưu tiên: tăng trưởng hay phúc lợi

Trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh, Chính phủ Hàn Quốc chỉ tập trung vào phát triển kinh tế. Sau giữa những năm 1980, khi đạt được sự phát triển kinh tế nhất định, Hàn Quốc mới bắt đầu chú ý đến vấn đề phúc lợi.

Trái lại, Việt Nam đang theo đuổi tăng trưởng cân bằng đó là không chỉ phát triển kinh tế mà còn đảm bảo về phúc lợi. Để thực hiện chiến lược cân bằng sẽ tốn nhiều thời gian và các nguồn lực. Vì thế, tập trung vào một mục tiêu được lựa chọn có tính chiến lược có thể là giải pháp hữu hiệu cho nguồn lực khan hiếm. Và để đạt được mục tiêu chiến lược này cần phải có sự đồng thuận quốc gia.

- Huy động các nguồn lực tài chính

Ở Hàn Quốc, sử dụng hiệu quả viện trợ nước ngoài rất quan trọng. Trong những năm 1960, do thiếu các nguồn tài nguyên, nguồn lực để phát triển kinh tế chủ yếu là viện trợ nước ngoài. Để quản lý hiệu quả các khoản viện trợ, Chính phủ Hàn Quốc đã sử dụng một tài khoản đặc biệt độc lập và minh bạch các

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển kinh tế của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 63)