Về định hướng chính sách

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển kinh tế của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 64)

5. Kết cấu của khóa luận

3.2.4.Về định hướng chính sách

Ngay từ đầu, Hàn Quốc đã đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Trong những năm 1960, khi KHPT kinh tế 5 năm lần thứ nhất được đưa ra, Hàn Quốc vẫn là một nước nông nghiệp. Tuy nhiên, Chính phủ đã thông qua định hướng xuất khẩu, tập trung vào các ngành công nghiệp nặng; với các chính sách miễn thuế, trợ cấp, đầu tư ngân sách cho cơ sở hạ tầng, con đường phát triển kinh tế của Hàn Quốc đã mở rộng.

Việt Nam với mục tiêu trở thành một nước công nghiệp; với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và dân số đông, rõ ràng Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi hơn so với Hàn Quốc.

Bảng 3.5. So sánh các định hướng chính sách kinh tế

Việt Nam Hàn Quốc

1991-2000 2001-2010 2011-2020 1962-1990 1991- nay Ổn định và

phát triển

Đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa

Kinh tế công nghiệp - Xuất Khẩu - Công nghiệp nặng - Tăng trưởng - Phúc lợi - Công bằng

Nguồn: Viện Chiến lược Phát triển

Trong KHPT kinh tế lần thứ nhất và lần thứ hai, định hướng chính sách cơ bản của Hàn Quốc là tập trung vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế để thoát khỏi đói nghèo. Chính sách kinh tế của Chính phủ là theo đuổi một "nền kinh tế hỗn hợp", điều này có nghĩa Chính phủ đã dẫn đắt nền kinh tế nhưng trên cơ sở điều tiết của thị trường. Trong hệ thống kinh tế hỗn hợp, các nguồn lực công cộng được phân bổ mạnh cho các ngành chiến lược, chẳng hạn như cho cơ sở hạ tầng xã hội. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế vẫn được ưu tiên hơn so với phân phối thu nhập do nguồn lực khan hiếm.

Gần đây, chính sách kinh tế sau giai đoạn hiện đại hóa của Hàn Quốc hoàn toàn dựa trên cơ sở thị trường và sự chủ động của khu vực tư nhân. Tuy nhiên, một trong những thách thức đặt ra là làm thế nào để tạo được nhiều việc làm hơn khi mà số lượng việc làm đang giảm xuống mặc dù nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững.

Kết quả phát triển kinh tế của Việt Nam gần đây vượt trội so với các nước đang phát triển khác. Tuy nhiên, mở rộng chi tiêu tài chính có thể gây ra những bất ổn trong bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện nay và sự phụ thuộc nặng nề vào vốn nước ngoài sẽ đe dọa tăng trưởng bền vững. Việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô bao gồm: ổn định giá, cân bằng tài khóa, cân bằng cán cân thanh toán, lãi suất và ổn định tỷ giá hối đoái sẽ là nền tảng cho tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển kinh tế của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 64)