Tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển kinh tế của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 57)

5. Kết cấu của khóa luận

2.7.1.Tăng trưởng kinh tế

Sau hơn 20 năm chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hệ thống KHH đã có những tiến bộ quan trọng. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, việc ứng dụng các mô hình đã làm cho chiến lược/kế hoạch được xây dựng có tính hệ thống, nhất quán hơn. Bên cạnh đó, kế hoạch cũng chú ý đến vai trò của thị trường và việc xây dựng các chính sách tạo động lực cho các tác nhân trong nền kinh tế. Các chỉ tiêu mang tính chỉ dẫn đã dần thay thế các chỉ tiêu mang tính pháp lệnh, điều này có nghĩa là hầu hết chỉ tiêu trong kế hoạch chỉ mang tính định hướng chính sách hơn là các mục tiêu tuyệt đối phải đạt. Các cân đối lớn của nền kinh tế được tính toán để xem xét khả năng huy động vốn, trong khi đó trợ cấp tràn lan được thực hiện trong thời kỳ KHH tập trung về cơ bản đã được xóa bỏ. Trong suốt quá trình lập kế hoạch, công tác tham vấn từ cộng đồng, bao gồm giới doanh nghiệp, các chuyên gia nghiên cứu trong và ngoài nước đã được thực hiện thông qua tổ chức các hội thảo và công khai thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Với nỗ lực này, tốc độ tăng trưởng GDP trong mười năm đầu tiên sau cải cách đạt 7,6%/năm, trong khi tốc độ tăng trưởng GDP trong mười năm gần đây thấp hơn và kém ổn định hơn, khoảng 7,2%/năm. Trong mười năm từ 1991-2000, tăng trưởng kinh tế trên 8%/năm trong sáu năm liên tiếp (từ năm 1992 đến năm 1997, trong đó tăng trưởng kinh tế cao nhất là 9,54%/năm (1995)) mà không có áp lực của lạm phát. Trong giai đoạn 2001-2010, đã có ba năm trong đó tốc độ tăng trưởng GDP trên 8% (trong giai đoạn 2005-2007, tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất đạt 8,4% trong năm 2007). Tuy nhiên, nó đi kèm với áp lực lạm phát cao từ năm 2004 do thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ và chính sách tài khóa để thúc đẩy tăng trưởng. Cũng do thực hiện hoạt động của chính sách kích cầu nhanh chóng đã đưa nền kinh tế ra khỏi suy thoái, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm

2009 (năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra) đã không giảm như năm 1999 khi Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Trong khi nhiều điểm hạn chế trong cơ cấu kinh tế vẫn chưa được cải cách, các biện pháp ngắn hạn vội vàng để đạt được tăng trưởng đã mang lại những rủi ro lớn và sự bất ổn của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.

Một phần của tài liệu kế hoạch phát triển kinh tế của hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 57)